Thảo luận về cách chọn cây ù và các ngón nghề

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi khuongtunha, 29/11/11.

  1. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    @: everybody
    Khi mới học đánh chắn tìm trên mạng để học hỏi về kinh nghiệm nhưng chẳng được, vì vậy tôi lập chủ đề này để chúng ta cùng chia sẻ kinh nghiệm với người mới học và cùng nhau trao đổi những nước bài tạo cảm xúc thăng hoa
    Rất mong được sự ủng hộ nhiệt tình của tất cả các bạn!

    \:D/ Thảo luận về cây chờ bạch thủ:
    Ví dụ: tại hai cửa không sát với mình nổi 2 cây chi trên chiếu (do nọc bốc hoặc đánh ra),
    - như vậy là 3 nhà kia đã không cầm chi (loại trừ họ không ăn mà chờ bt)
    - nếu trên bài bạn cầm 1 cây chi thì xác xuất bạn chờ bt chi là rất cao bởi vì cây chi thứ 4 nằm trong nọc

    \:D/ Thảo luận về đoán cây còn trong nọc:
    có những lúc các cây nổi dưới chiếu rất nhiều, nhưng chỉ còn vài cây trên nọc mà khi đó bài bạn vừa chạm chờ, vậy bạn chọn cây chờ nào đây?
    lúc này bạn xem cây què trên bài và những cây cùng hàng nổi dưới chiếu ở các cửa bốc, nếu số các cây cùng hàng là chẵn, thêm với cây trên bài bạn nữa thì tổng là lẻ, suy ra trên nọc còn ít nhất 1 cây cùng hàng của bạn và xác xuât bạn ù được cây đó là rất cao bởi vì tổng số các cây cùng hàng mà bạn chọn chờ trong bộ chắn là chẵn.

    "mua vui cũng được một vài trống canh"​
    ^#(^
     
  2. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    CÁC NGÓN NGHỀ VÀ THUẬT NGỮ

    Nếu các bạn đã hiểu qua cách đánh cơ bản thì cũng nên tìm hiểu các kỹ thuật nâng cao, tạm gọi là ngón nghề. Mỗi người chơi sau một thời gian đều rút cho mình những chiêu cao thấp khác nhau. Dưới đây là một số ngón nghề cơ bản

    Xé cạ (chắn) : Thường khi đánh chắn thì bài càng “tròn” càng tốt. Nhưng có khi vì một lý do nào đó mà ta không có cây thích hợp để đánh cho nhà dưới (VD như không dám đánh vì biết nó đang rình ăn cây đó của mình, bài tròn vo, thèm ăn cây gì đó nên phải đánh để câu, đang chờ bạch thủ bị lấp lỗ…) thì ta phải xé cạ, thậm chí trong một số trường hợp phải xé cả chắn, nhưng đánh con nào thì lại là cả một nghệ thuật, đặc biệt khi xé cạ chờ ù. Đánh con nào để thằng dưới cánh không ăn hoặc phải ăn, để con nào để có cơ hội ù đè thằng nhà dưới hay vồ được dưới nọc) thì phải nhìn bài trên mặt, tính bài trong nọc. Xé chắn thì nói chung ít khi làm, vì xé cạ thì còn đánh được cả cạ, còn nếu đã xé chắn thì bị bó chờ.

    Đì : Trong Chắn học, đì là chỉ một sê ri đòn đánh cho thằng dưới cánh những quân mà nó không thể ăn được, hoặc là có thể ăn được nhưng mà ăn thì sẽ dở cười dở mếu. Đì là một thuật ngữ mang tính chuyên môn cao. Áp dụng Đì thế nào? Thực ra không có một cách chính tắc nào nói về Đì. Đì phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, nhìn bài hiện tại.

    Tẩy : Thuật ngữ chuyên dùng chỉ việc đánh hết các quân đỏ trên tay đi để ù bạch định. Thường xảy ra khi bài có hai hoặc ba đỏ. Nếu các con đỏ này đều trơ lơ (què) thì dễ ra quyết định tẩy hơn vì ngoài hậu quả là nhà dưới có thể ù 8 đỏ ra thì không khó khăn gì khi thực hiện. Nếu dính một hoặc hai cạ thì công việc khó khăn hơn nhiều. Trường hợp cả hai cây trong cạ đều đỏ thì bắt buộc phải tẩy cả cạ. Nếu là cạ có một con văn thì thường cũng phải tẩy cả cạ, nhưng đôi khi nhà dưới hoặc nọc sẽ cho ta ăn con văn ấy và công việc lại trở nên dễ dàng. Nhiều khi sẽ phải cầm chính cái con văn ấy để chờ ù. Trong trường hợp này thì cố gắng chờ bạch thủ. Đôi khi bài có quá nhiều đỏ đến mức phải đánh bớt đi để ù tám đỏ.

    Ăn bòn: Cầm một chắn bài trên tay, thường do tránh treo tranh, đôi khi do cố tình (cấu lại của nhà dưới một cây nó thèm ra mặt chẳng hạn) nên tách chắn ra đưa xuống mặt một cây, trên tay còn lại một cạ hoặc 1 cây trơ lơ mà lại ăn được nốt cây còn lại.


    Gò: Đây là kỹ thuật thường áp dụng khi bài có nhiều khả năng sẽ ù suông mà lai muốn kiếm tí cước sắc. Có nhiều loại hình gò khác nhau.

    Gò tôm : Thường diễn ra khi các chú cầm một con thất sách/vạn, một con tam sách/vạn hoặc mọt chắn tam sách/vạn và 1 con tam văn. Gò tôm nói chung dễ. Chỉ cần ăn con thất văn hoặc con tam còn thiếu rồi chờ cây còn lại. (Trường hợp ăn được cả tam lẫn thất rồi chờ nhị thì ko noi làm gì)

    Gò lèo : Diễn ra khi cầm một cạ cửu/ bát, một con chi và một con bat/cửu trơ lơ mà lại không dám hoặc không muốn tẩy đi để ù bạch định. Lúc này cũng giống như gò tôm, cần ăn cho được một/hai con cần thiết rồi chờ con còn lại. Thường là sẽ chờ chi, nếu nhà dưới nó thúc chi vào đít rồi hoặc chi nổi sớm thì chờ bát hoặc cửu.

    Gò tám đỏ : Nói chung là khó. Nếu đã có từ năm đỏ trên tay thì công việc tương đối dễ dàng. Khi ta chỉ có bốn, thậm chí ba đỏ cùng hai con văn. Bốn đỏ gò tám đỏ thì dễ hình dung hơn, cứ một ăn một. Ba đỏ gò tám đỏ thì thiên nan vạn nan. Thường chỉ gò kiểu này khi nhà dưới khát đỏ ra mặt và nhà trên thì tẩy thật lực. Cộng với nọc chiều thì cũng có thể thành công.
    nguồn trích dẫn từ: http://vn.360plus.yahoo.com
     
    pdhien, tuandungtran15, caotay8184 others thích điều này.
  3. ducthudo

    ducthudo Chắn hội Hà Nội

    Đọc bài này thấy hay hay Em cung xin theo chân... Copi và Paste từ http://vn.360plus.yahoo.com/haquytran_1083/ sang đây cho mọi người tham khảo..." mua vui cũng đc 1 vài trống canh " :D

    Nhất Đì nhì Ù – tinh hoa tư tưởng Phương Đông

    Đây là một trong những tư tưởng chỉ đạo tối cao, là kim chỉ nam cho mọi hành động của các nhà Chắn học. Nếu nói xé cạ, câu, gò, tẩy, ... là cấp chiến thuật thì Đì là ở cấp chiến lược.
    Đặt Đì lên trước Ù thể hiện rất rõ tư tưởng phương Đông là “Không ăn đạp đổ”, kiểu gì thì cũng phải làm cho nó thấp hơn mình, không cần phải cao hơn nó.

    Thế nào là Đì?

    Trong Chắn học, đì là chỉ một sê ri đòn đánh cho thằng dưới cánh những quân mà nó không thể ăn được, hoặc là có thể ăn được nhưng mà ăn thì sẽ dở cười dở mếu. Đì là một thuật ngữ mang tính chuyên môn cao. Đì mang tính trừu tượng nên người ta thường hiểu Đì qua những ví dụ của nó. Ví dụ: Thằng ấy bị xếp đì sấp mặt. Hoặc Mày mà làm vậy thì thế nào cũng bị nó đì.

    Áp dụng Đì thế nào?

    Thực ra không có một cách chính tắc nào nói về Đì. Đì phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và sự tính toán bài trước đó, nhìn bài hiện tại và nhìn vào tâm trạng của bọn cầm bài. Nhớ bài trước đó là một đòn rất lợi hại, nếu càng nhớ được nhiều ván trước đó thì khả năng Chờ, Đì và Ù là rất cao. Tuy nhiên khả năng này ít người có, hoặc có thì cũng không cao nên thường nhìn vào bài hiện tại. Ở chắn việc này không mấy khó khăn bởi ăn vào là đặt ngay xuống nên việc nhìn bài đánh là khá dễ dàng. Nhìn vào tâm trạng của bọn cầm bài cũng là một biện pháp hay nhưng thường chỉ áp dụng được với newbie, còn với bọn già đời lọc lõi thì cực khó

    Đì đặc biệt hữu hiệu với những kiểu đánh chéo cánh (Đặc biệt là đánh hội ăn ngô cay), một thằng đì, một thằng nhẩn nha ăn rồi chờ ù.

    Một số chú y khi Đì!
    - Chú trọng Đì nhưng nếu đánh lẻ thì vẫn phải chú y Ù.
    - Nếu đánh chéo cánh cần phân công rõ thằng nào Ù, thằng nào Đì. Có thể dùng mật hiệu

    @ tham khảo ..............................................
    Văn phím chắn ( Áp dụng cho làm tín hiệu cho đánh chéo cánh đỡ chờ trùng ) :))
    Sưu tầm anh tham khảo cho vui...:D



    Nguồn : chuyền miệng trong nhân dân :D
     
    pdhien, Nguyễn Vượng Chính, caotay8184 others thích điều này.
  4. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    \:D/ Thảo luận về cây chờ bạch thủ chi:

    minh họa cụ thể nước bài trong trường hợp này
    nhà tréo cánh đánh chi
    nhà dưới đì chi
    nhà tôi cầm chi bài tôi chờ chi là hợp lý

    bat btchi.

    tuy nhà trên ù nhưng quả thật còn chi trong nọc

    bat chi trong noc.

    \:D/ Thảo luận về cây chờ bạch thủ 7 vạn:

    tương tự như bắt bạch thủ chi
    ở đây tôi giới thiệu nước bài băt bạch thủ thất vạn
    nhà tréo cánh đánh 7 vuông
    nhà dưới đì 7 vuông (xét đoán nhà dưới không xé chắn 7 vuông)
    nhà tôi cầm 1 con 7 vuông trên tay chờ bạch thủ là hợp lý vì con thứ tư nằm trong nọc
    tuy chưa đủ 5 chắn nhưng nếu cô thương thì va tròn 5 chắn và 7 vuông nổ "cửa mình"=))

    bat bach thu that van.

    \:D/ Thảo luận về đoán cây còn trong nọc:

    đúng theo lý thuyết đếm số cây 7 cùng hàng trên chiếu là chẵn
    tôi chờ ù 7 rộng (biết chắc còn 1 cây 7 vuông trong nọc có thể bắt bạch thủ)

    cho cay trong noc.

    như các bạn thấy 7 vuông đã nổi

    \:D/ Thảo luận về các ngón nghề

    các cụ có câu "bỏ tôm ôm lèo"

    nước bài có thể gò đủ cả lèo tôm trên tay
    ăn tròn bài què cây cước sắc của cả tôm và lèo
    ở đây là 9 vuông và 7 văn cùng bắt bạch thủ
    lúc này ta không phải phân vân chọn tôm hay lèo hoặc gò cả hai

    tôi không phải nghía đánh luôn 7 văn,
    giữ bt 9 vuông, như vậy là đã nghe các cụ bỏ cu tôm ôm e lèo rồi

    bo tom om leo.

    mạn phép trình bầy các nước bài phổ thông này
    hi vọng các già làng trưởng bản chỉ giáo những nước bài hay khác
    nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa những người cùng sở khoái.

    "mua vui cũng được một vài trống canh"​
    ^#(^
     
  5. Gialang

    Gialang Dân đen

    Việc xét đoán bài người khác và bài trong lọc là vô cùng khó khăn. Mà đến các cụ lão làng nhiều khi đang chơi còn vỗ "Đét" 1 cái.... "ôi zồi dại thế".
    Đặc biệt là trong từng chiếu đánh. Hiện tại ở chắn Pro đều người người chờ bạch thủ, nhà nhà chờ bạch thủ. Giống như trường hợp bạn khuongtunha nói là đợi ù con 7vạn. Trong trường hợp đó không thể chắc rằng con 7vạn đang sót ở trong lọc. Bởi trên bài chắn Pro việc xé chắn gò bạch thủ diễn ra thường xuyên. Tiền ảo người ta ko xoắn, và chơi thì cứ gò bài tẹt tèn ten. Ở đời thường thì chưa chắc người ta đã chăm chăm vào đánh bạch thủ. Chỉ lấy một ví dụ hết sức đơn giản là bạn chơi tại bàn ở chanpro thì việc ù to diễn ra thường xuyên, còn chơi trên chiếu thật thì có khi cả đêm bạn không ù được ván gà nào.
    Quay lại ví dụ bạn khuongtunha về con 7 vạn. Khi ấy nhà đối cũng có thể xé, nhà dưới cũng có thể xé 7vạn.
    Đúng là trong đánh chắn việc bắt bạch thủ con sót trong bài là điều vô cùng thú vị. Nhiều khi trên bài rất tròn rồi mà người ta vẫn biết được trong lọc có 2 hoặc 4 con cùng hàng nào đó. :D
     
    The End 88, aikikai, pdhien1235 others thích điều này.
  6. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    :-?? câu hỏi đặt ra là chọn cây ù bạch thủ nào là tuyệt đối chính xác?

    bộ chắn có 4 x 25 cây chia làm 5 bài và chiết 5 cây nọc như vậy mỗi bài có 19 cây! ai cũng biết.

    trả lời câu hỏi trên bằng câu hỏi tương đương sau: sau bao nhiêu lần chia thì ta sẽ có bộ bài như ban đầu? ai cũng không biết.

    :-B số hóa câu hỏi trên là: chỉnh hợp chập 19 của 4 x 25 phần tử là bao nhiêu?
    áp dụng tương đối công thức tính chỉnh hợp chập [​IMG] trong đó n = 100, k =19
    sau mỗi lần chia bài của mỗi người và nọc đều khác với ván trước nên các nước đánh cũng không lặp lại

    ~x( kết luận: không thể xác định cây ù bạch thủ chính xác tuyệt đối được!

    ở bài trước tôi đề cập đến phương pháp suy luận để chọn cây ù: điều kiện cần
    còn việc ù phải thêm điều kiện đủ "nọc chiều" nữa các bạn à đúng như các cụ đã nói.^#(^

    Còn chờ đĩa nọc có phần cho ta
     
  7. chipchip

    chipchip VITCON

    Cái này không phải là chỉnh hợp mà là Tổ hợp ạ! C 19/100 do trong bài 19 quân thì thứ tự là không có ý nghĩa với bài trên tay. chỉ có ý nghĩa với bài nọc!
     
  8. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Thank's dev tớ nhầm

    chỉnh hợp tính cho bài nọc
    tổ hợp tính cho bài người chơi,

    dev từng là dân chuyên toán hay sao mà nhớ thế?

    Với chỉnh hợp thì quan tâm tới cách sắp xếp các phần tử của tập. tổ hợp thì xếp phần tử trong 1 tập nhưng không quan tâm tới thứ tự xếp phần tử.
     
    timesaverNguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  9. NguaTroi_Artemis

    NguaTroi_Artemis Chắn điên

     
  10. NguaTroi_Artemis

    NguaTroi_Artemis Chắn điên

    Hic, tính làm j cho đau đầu. Chơi lấy thư giãn mà thế này chắc chết mất. Kết quả vẫn là nọc chiều thôi. Tớ thì thấy thích con nào thì chờ con đó bt thôi. Nhiều khi chọn quân chờ bt rồi mới nhìn chiếu thì đủ 3 con rồi. :)). Nhưng có ai dám đánh cược với tớ là tính toán dc ko? Tớ nhiều khi xé cả 3 đầu ra đánh chỉ để đì, xé chắn chi ra chờ bt. Hôm vừa rồi, tớ có 1 chắn 8 vạn, cạ 8 văn 8 sách. Ăn 8 sách đánh 8 văn. Chờ bt con 6. Nhưng vòng sau nghi 6 ko còn, bèn ăn 6 và đánh 8 vạn chờ bt 8 vạn. Thế là lên luôn. =))
     
  11. crom1

    crom1 Chắn hội Hà Nội

  12. Nguyễn Trung Tuấn

    Nguyễn Trung Tuấn Mê chắn hơn vợ, mê máy tính hơn bồ

    Dev chắc cũng chẳng phải dân chuyên toán đâu, dân Ai sờ Ti hay sao ấy=))
     
  13. Nguyễn Trung Tuấn

    Nguyễn Trung Tuấn Mê chắn hơn vợ, mê máy tính hơn bồ

    Đọc xong tôi mở nọc ra xem thấy cây mình tính còn đến 99999.999999999% nó nằm trên nóc tủ, cây còn 98.99999% lên sau cây bài của nhà khác. Thế mới đau.
    ======> ông có tính thì tính xem cái module trên sever của sân đình nó sẽ chia bài như thế nào kìa :o3
     
  14. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    ha ha có người bí kíp võ công lại dấu đi, không phổ cập cho ae mới thực tập kìa
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  15. Bangbana

    Bangbana Dân đen

    Mình thấy nhiều người thảo luận về cây chờ ù thấy hay quá, mạn phép tham gia tí cho vui. Số là mìnhthấy mọi người hay xét bắt bạch thủ 1 cây, nhưng thật ra ngồi đánh nếu nọc dầy mà bắt 1 cây là cũng phải nghĩ. Trong chắn nước xét bài mà mình chưa thấy đề cập ở đây là " bắt mẩy ". Tức là xét tròn cây trên mặt, nhưng do kinh nghiệm, do thế bài đánh mà mình khẳng định ( 60% thôi vì còn dính phải xén chắn ) còn một cây trong nọc ,nhưng do mặt chẵn cây nên chắc chắn phải còn 1 chắn hoặc 1 cạ trong nọc , đó gọi là "bắt mẩy" . Nước bài này khá lợi hại vì khi còn 2 cây thì xác suất ù so với bạch thủ 1 cây tăng gấp đôi.
     
    The End 88, pdhien123Nguyễn Tiểu Thương 1 thích điều này.
  16. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    với những bài viết của bạn tôi nghĩ bạn là người am tường về môn chơi công phu này, mời bạn giải nghĩa rõ hơn cho a e học tập, thực ra mỗi người chỉ chơi trên một vài chiếu với một vài khách quen mà thôi, do đó không sợ "lộ tẩy" phải không nào?
    tôi có nghe một bí kíp là dưới chiếu có 1 chắn 2 cạ, hay 1 cạ 2 chắn thì bắt bt chắc ăn 60% tuy nhiên chưa hiểu hết nên nêu ra đây mong bạn nào biết thì diễn giải nhé
     
  17. Thần Chết Em

    Thần Chết Em Chánh tổng

    Theo kinh nghiệm của tôi thì tôi hay chờ bạch thủ cây nhà chéo cánh đánh ra đầu tiên mà nhà trên không ăn được hoặc ăn cạ khi nọc còn nhiều, bạn cho ý kiến về chiêu này thế nào?
     
  18. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    tôi cũng vậy, ăn cạ là loại trừ trường hợp xé chắn, như vậy còn 2 con nữa không biết nhà dưới cầm hay trong nọc. tất nhiên sau đó nhà cái phải tiếp tục ăn chắn, nếu toàn ăn cạ thì phải xét trường hợp nhà chéo cánh xé chắn đợi chi.
     
    pdhientuandungtran15 thích điều này.
  19. Bangbana

    Bangbana Dân đen

    Như mình thấy , tính bài là theo kiểu lọai trừ, nếu - thì . Kiểu như mở mắt ra nó ăn cạ cây ko phải cước thì ít nhất nó 4 chắn, hay nó đầu tiên nó đánh cây ngũ thì suy ra nó không có 3 đầu ngũ , còn nó có chắn 5 nào nữa ko hay nó có xén chắn luôn không thì chịu :D.( Bởi vậy mới gọi là 60% thôi )
    Bắt mẩy cũng vậy. Mình hay tính bài thế này : Cách xét bài bắt bạch thủ 1 cây các bạn chắc quá rõ rồi, ví dụ mình xét bài bắt chết một cây 5 vạn trong nọc đi. Tay mình cầm 1 con 5 nữa, nhưng mặt bài lại nổi lẻ ngũ ( Thông thường mặt lẻ+ 1 cây trơ lơ của mình nữa thì là cạn cây ) Nhưng trong thường hợp này do mình xác định dứt khoát có một cây 5 vạn còn trong nọc, thì như vậy để phù hợp với quy luật chẵn cây này thì nọc buộc phải còn 2 cây hoặc 4 cây. Mình phải xét mặt để xem còn cạ loại gì nhằm thuận lời trong việc chờ BT vồ gà :). Tuy nhiên cũng có tính sai trong những trường hợp như : Họ xén chắn , họ bị đánh lấp lỗ mà không ăn, hoặc xé chắn ra đợi . Mình mà xui xẻo tính bài vào cây đó thì đành ngồi chờ hên xui thôi. Bới vậy phải để ý được họ đánh cây mình xét vào thời điểm vào, cái này khá quan trọng. Hì cái này là mình tự ngộ ra thành ra nói không gãy gọn các bạn thông cảm.
     
    aikikai, pdhien, Nguyễn Tiểu Thương3 others thích điều này.
  20. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    =D> tôi cũng đồng ý với bạn, nếu không có tình huống loại trừ thì chắc là chẳng ai muốn chơi chắn nữa. tuy nhiên vì phải loai trử mà ta cứ vin vào cớ đó thì rõ là hết chuyện.
    tôi nghĩ rằng câu chuyện của chúng ta là không xét đến trường hợp loai trừ giả dụ như: "Họ xén chắn , họ bị đánh lấp lỗ mà không ăn, hoặc xé chắn ra đợi." ta xét 60% trường hợp còn lại thôi.
    phải tôi ngày trập trững ngồi chiếu mà được xem những bài viết như thế này thì thật quý, cứ thử nghĩ mà xem, nếu như theo hoạch định sandinh sẽ viết chương trình cho môn bí ngũ, không biết mọi người thế nào chứ riêng tôi lúc đó tôi chắc chắn sẽ bái sư những người như bạn đó.:)


    "kinh nghiệm chẳng là gì
    với những điều ta biết
    nhưng sẽ là tất cả
    với những người chưa qua"

    các bạn có thấy nghe quen quen không?:bz:bz:bz