[Sân Đình] Góp ý về Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình

Thảo luận trong 'Hướng dẫn - Báo lỗi Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi mod02, 17/3/21.

  1. GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH: Ý kiến về Tổng Điểm các cước Ù Tứ Trụ, Kính Tứ Cố trên Diễn Đàn TTDG ngày 10/3/2022

    Chính Vượng
    Chuyên gia trong nhóm
    [​IMG]
    · Hôm qua lúc 09:49 ·

    GỬI MOD LẬP TRÌNH VỚI CẢ NHÀ
    Hôm nay mình đề nghị cộng đồng với Mod Lập Trình xem lại về cách tính tổng điểm của các Cước Tứ Trụ(Ù có gà) trong Game TTSĐ.
    Mình phiên dịch công thức tính điểm của Tổ Tôm xưa với qui định “Ù Tứ trụ(Thập Điều, Kính Cụ, Bạch Định, Chi Nẩy) tính theo BỘI TAM, BỘI TỨ, BỘI LỤC. Kính Tứ Cố bằng hai Chi Nẩy”.
    1-Thập Điều, Kính Cụ = Bội Tam = 3 ván suông + 3 dịch = (3x4)+ (3x2)=18 điểm.
    2-Bạch Định = Bội Tứ= 4 ván suông + 4 dịch=(4x4)+(4x2)=24 điểm.
    3-Chi Nẩy= Bội Lục= 6 ván suông + 6 dịch=(6x4)+(6x2)=36 điểm.
    4-Kính Tứ Cố=2 Chi Nẩy=(2x36)=72 điểm.
    5-Cước sắc Tứ Trụ Kép như XUYÊN BÍ TƯ THẬP ĐIỀU CHI NẨY = Chi Nẩy + 3 dịch(của cước Thập Điều)+ 2 dịch(của cước Xuyên Bí Tư)=36 + (3x2) + (2x2) = 46 điểm.
    Hiện nay trong bảng điểm của Game chưa tính các Dịch kèm theo Cước Ù Tứ Trụ. Ù Tứ Trụ có qui định riêng rõ ràng về điểm, dịch và có sự khác biệt hẳn với Cước Ù Tôm Lèo. Do đó tính hấp dẫn của Cước Ù Tứ Trụ cao hơn.
    Rất mong cộng đồng thảo luận để Mod Lập Trình xem xét.
    Nguyễn Tiểu Thương

    Mạnh Nđt

    Cháu chấm 1 cái, hóng các cụ bàn


    Dang Thuy Linh

    Tôm điếm chỗ em . Thập điều , kính cụ cũng 18 điểm . Riêng kính tứ cố thì hết hội . Sang hội mới


    Văn Lâm Lê

    Cháu không biết các Cụ xưa tính điểm như thế nào, nhưng công nhận thập điều với Bd điểm hơi thấp. Lèo 10d mà Td và Bd có 12d


    Baokhang Ha

    O trên bg chỗ mình kính cu 24 đ, bạch định 16, thập điều 16, chi chi nay 24đ, kinh tứ cố là 50 đ, nếu chơi chiếu cửa của các cụ có bao nhiêu tiền là đc lấy hế


    Baokhang Ha

    Quen mất có cả kính bà như kính ông lu


    Tào Nam Dương

    Quản trị viên

    [​IMG]

    Cháu xin chấm 1 cái ạ! Hóng các cụ.

    Trần Duy Hưng
    Mỗi vùng có cách tính điểm riêng.
    Nhưng chỗ em. Nếu là gom. Kính tứ cố là sang hội mới. Nếu hội cũ ít tiền ( cộng tiền dưới chiếu đến dưới 30 điểm ù, mỗi nhà góp thêm 20 điểm cho nhà ù)

    Alexsander Tơlơmơ
    [​IMG]
    Cách tính điểm chưa OK. Thập điều- kính cụ nhỏ quá. Nhiều lúc bỏ thập điều ôm tí lèo vẫn Ko có cảm giác mất ván ù to.

    Anhbush Nguyen
    Em chỉ thấy 1 điều chơi tổ tôm chiếu bao nhiêu năm mới thấy 1 cụ ù được 1 ván kính tứ cố. Và bản thân em cũng ù trượt 1 ván, nói tóm lại là rất khó. Còn ở sđ em không có con số chính xác nhưng đại loại là nhiều cụ ù được 4 cụ rồi. Thế mà tính suông 4 dịch 2. Suông 4 điểm mà ù 4 cụ như cụ thương tính 72 điểm =18 ván suông. theo em thấy nó chênh lệch nhiều quá.

    Anhbush Nguyen
    Theo cá nhân em thấy cách tính của sđ cũng tạm ổn rồi, chỉ có cước kính cụ, thập điều, bạch định chưa hợp lý lắm. Vì kính cụ và thập điều hơn lèo có 2 điểm, theo em kính cụ và thập điều =4 suông là 16 điểm bạch định =5 suông là 20 điểm, chi nẩy =7 suông là 28 điểm. Kính 4 cụ giữ nguyên vì chơi chiếu suông 4 dịch 2 thường gom 10 năm nhà gom = 50 tương đương ù 4 cụ sơi cả hội. Còn sđ có tăng mức thưởng lên 24 điểm mới được thưởng thì tăng. Không có cứ giữ nguyên 20 điểm thì càng lợi cho các tôm thủ.

    Nguyễn Du
    Chào cụ Chính Vượng .đúng là luật chơi tổ tôm mỗi nơi mỗi khác. Tôi đã tham khảo ông anh tôi, năm nay cũng 75 rồi. Tôi hỏi lệ chơi về bội.ở tôi các cụ xưa vẫn khuyến khích ván xuông.nên dịch bội là nhân theo dịch, không lấy ván xuông làm dịch nhân của bội.sau này khi tôi được tiếp các cụ thì đã chơi gà đĩa rồi. Còn ở tôi ko khuyến khích cước kính4 cụ,lấy cước chichi nẩy làm tiêu chí, nên cũng ăn bằng cước của chi chi nẩy. Tôi chi đưa ra vài ý kiến nhỏ. Không có bình luận gì.

    GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH

    Sau một ngày đưa lên Diễn Đàn, mình chưa thấy nhiều ý kiến ủng hộ việc “CỘNG THÊM DỊCH” cho các cước Ù Tứ Trụ và Kính Tứ Cố để tạo sự khác biệt với cước Ù Lèo, Tôm.

    Chúng ta chờ thêm ý kiến các Tôm thủ khác và quyết định của Mod Lập Trình.

    Cảm ơn cả nhà đã tham gia thảo luận.

    Nguyễn Tiểu Thương
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 13/3/22
    Mod01Mod06 thích điều này.
  2. GỬI CẢ NHÀ VỚI CÁC MOD

    Mình nhiều lần kêu gọi cộng đồng sưu tầm các văn bản Lệ Làng nêu qui tắc chơi Tổ Tôm đăng lên diễn đàn để chia sẻ với mọi người mà thấy ít quá. Hôm nay mình đăng lại Luật Tổ Tôm là bài mình viết trên Yahoo Blog những năm đầu thế kỷ này. Rất mong nhận được ý kiến thảo luận của mọi người.

    Trong Luật Tổ Tôm mình viết ngày đó có một số điểm khác với Luật Tổ Tôm Sân Đình hiện nay xin liệt kê để thuận tiện cho cả nhà.


    ĐIỂM KHÁC BIỆT LUẬT TỔ TÔM VỚI LUẬT TTSĐ

    1-Có lỗi BUÔN PHU: Ăn Đổi Phu mà không Lợi Quân.

    1.1: Ví dụ 1: có 456 văn dưới chiếu, phỗng 7 văn đánh 8 văn là đổi phu dọc 45678 văn thành 2 phu(phu dọc 456 văn và phu phỗng 7 văn) mà không Lợi Quân(trôi được 1 quân 7 văn theo phu sau, đánh đi 1 quân 8 văn có sẵn theo phu trước).

    1.2: Ví dụ 2: phỗng 2 văn, đánh đi 3 văn sau đó hạ lộ 1 văn dưới chiếu.

    1.3: Ví dụ 3: Bí 5 thừa 1 quân 5 văn hạ dưới chiếu, phỗng 6 văn rồi đánh đi 4 văn.

    2-Được phép Bất thực mà không có phu nào theo khàn BT ngay từ đầu ván bài.

    Mỗi Khàn Bất Thực đều được đánh xén đi 1 quân không bị hồi tố lúc Ù.

    3-Được phép Bất thực Khàn Yêu Đỏ.

    4-Được Ù Vọng: Ù với Quân Thiên Khai dậy khi động Nọc.

    5-Đếm số: chọn bài, chọn cái với Yêu Đỏ là số 10.

    6-Tương ứng mỗi chén Bất thực, được đánh xén 1 quân.

    7-Có Cước Sắc kèm theo Quân Bắt Cái của Thiên Ù, cả phạt lỗi kèm theo.

    8-Điểm tính các cước sắc Ù có khác với TỨ TRỤ. TTSĐ chưa cộng các Dịch kèm theo Tiếng Ù Đặc Biệt.

    -Ví dụ: Thập Điều, Kính Cụ = Bội Tam, 3 Dịch = 3 ván suông + 3 dịch = (3x4)+ (3x2)=18 điểm.

    -Bạch Định = Bội Tứ,4 Dịch= 4 ván suông + 4 dịch=(4x4)+(4x2)=24 điểm.

    -Chi Nẩy= Bội Lục, 6 Dịch= 6 ván suông + 6 dịch=(6x4)+(6x2)=36 điểm.

    -Kính Tứ Cố=2 Chi Nẩy=(2x36)=72 điểm.

    9-Số Khôi kèm theo được tính bằng Công Thức N Khôi=(N-2)x 2 điểm. Ví dụ Bát Khôi = (8-2) x 2 điểm=16 điểm. Vậy Bát Khôi Thập điều = Thập Điều + Bát Khôi = 18 +16 = 34 điểm.

    -Tam Khôi được 1 dịch thôi, bằng Tôm.

    10-Luật này vận dụng từ Tổ Tôm Chiếu nên có lỗi xếp bài “Trái Vỉ”(Trái Bỉ); “Kẹp Cổ”...

    11-Khàn Treo, Thiên Khai Treo khi hạ Ù chưa trôi hết vào phu là Bị Báo chứ không phải được Ù Lành Làng trong TTSĐ.

    12-Thế bài THÀNH khác THẬP THÀNH.

    13-Và một số điểm khác khi mọi từ ngữ dùng cho Luật này đều cố gắng có định tính, định lượng để suy xét sai đúng khoa học, dễ hiểu, thống nhất.

    Nguyễn Tiểu Thương


    LUẬT CHƠI TỔ TÔM


    A-KHÁI NIỆM CHUNG:


    I-Từ Ngữ viết tắt:

    1-TT: Tổ Tôm.

    2-Tt: Tôm thủ: người chơi trong bàn.

    3-TT5: Tổ Tôm Bí Ngũ.

    4-TT4: Tổ Tôm Bí Tứ.

    5-TT3: Tài Bàn.

    6-BT: Bất Thực.

    7-BTK: Bất Thực Khàn.

    8-BTTK: Bất Thực Thiên Khai.
    9-TTĐ: Tổ Tôm Điếm

    II-Nguồn gốc xuất xứ của Tổ Tôm:

    1- TỔ TÔM: tên gọi Bộ Bài Lá tới nay chỉ có người Việt Nam chơi.

    1.1-Tên Gọi:Tổ Tôm người ta suy đoán có thể là biến thể của từ “tụ tam”. “Tụ Tam” là tổ hợp nhỏ nhất(gọi là 1 phu bài) gồm 3 quân bài.

    1.2-Nguồn gốc: Theo tiền nhân, Tổ Tôm được người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ chơi cách đây gần 300 năm.Từ hình vẽ có trang phục mang phong cách người Nhật và chữ viết là chữ Hán cách điệu,trước đây người ta chưa xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của trò chơi này. Tuy vậy, biết rằng lúc đó người Kinh chỉ thạo dùng chữ Hán và hiện nay còn mỗi người Việt chơi, nên có thể khẳng định Tổ Tôm có xuất xứ Việt Nam.Tài liệu văn bản của người Nhật, người Hoa cũng không xác nhận Tổ Tôm là trò chơi của họ.

    1.3-Kết luận: Tổ Tôm là trò chơi bài lá dân gian của người Việt, phổ biến đến nay chỉ có người Việt Nam chơi.Tổ Tôm là một trong vài thứ trò chơi bài lá dân gian giàu chất trí tuệ, đậm tính nhân văn nhất của nhân loại. Do vậy Tổ Tôm là một tài sản “Văn Hóa Phi Vật Thể” của người Việt mà chúng ta nên gìn giữ, lưu truyền.


    III-BỘ BÀI TỔ TÔM: gồm có 120 lá bài. Bốn lá bài giống hệt nhau, tạo ra một quân bài được phân biệt bởi SỐ và CHẤT.

    1-Có 9 HÀNG SỐ là 1,2,3,4,5,6,7,8,9(Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu). Thực ra có ba Quân Yêu Đỏ: Chi Chi, Ông Cụ, Thang Thang có thể coi là hàng số 10, dùng làm số đếm khi bắt cái.

    2-Có 3 HÀNG CHẤT là Văn, Vạn, Sách.


    3-QUÂN ĐEN, QUÂN ĐỎ: 120 quân bài Tổ Tôm có 2 loại màu ĐEN và ĐỎ.

    3.1: QUÂN ĐEN có 92 lá bài gồm 3 bộ Yêu Đen(Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách);Tất cả các bộ quân từ Nhị đến Thất; Bộ Bát có Bát Văn; Bộ Cửu có Cửu Văn.

    3.2: QUÂN ĐỎ có 28 lá bài gồm 7 bộ quân: 3 bộ Yêu Đỏ (Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ);2 Bộ Bát là Bát Vạn, Bát Sách; 2 Bộ Cửu là Cửu Vạn, Cửu Sách.


    4-Hình Ảnh quân bài:

    4.1-QUÂN BÀI THƯỜNG CHẤT VĂN

    [​IMG]





    4.2-QUÂN BÀI THƯỜNG CHẤT VẠN

    [​IMG]




    4.3-QUÂN BÀI THƯỜNG CHẤT SÁCH


    [​IMG]


    4.4-QUÂN BÀI BỘ YÊU


    [​IMG]








    IV-CÁC TRÒ CHƠI VỚI BỘ BÀI TỔ TÔM

    Bộ Bài Tổ Tôm dùng để chơi bốn trò: Tổ Tôm Bí Ngũ(TT5); Tổ Tôm Bí Tứ(TT4); Tài Bàn(chính là Tổ Tôm Bí Tam:TT3); Chắn(chỉ dùng 100 quân, bớt đi 3 quân Yêu Đen (Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách) và 2 quân Yêu Đỏ (Thang Thang, Ông Cụ). Chơi TT cần có “đồ nghề” là 1 Bộ Bài, Đĩa Nọc, các Chén Bất Thực.


    1-TỔ TÔM BÍ NGŨ(TT5): 120 lá bài chia đều thành 6 phần, mỗi phần 20 lá bài. Một phần để làm Nọc, bớt một lá bài cho Bài Cái của Nhà Cái. “Bí Ngũ” được hiểu là có 5 phần bài dành cho Tt. Bài Ù Bí Ngũ: Tròn Bài và ít nhất có 1 Lưng khi quân Ù hiện.

    2-TỔ TÔM BÍ TỨ(TT4): 120 lá bài chia đều thành 5 phần, mỗi phần 24 lá bài. Một phần để làm Nọc, bớt 1 lá bài cho Bài Cái của Nhà Cái. “Bí Tứ” được hiểu là có 4 phần bài dành cho Tt. Bài Ù Bí Tứ: Tròn Bài và ít nhất có 2 Lưng tách rời khi quân Ù hiện.

    3-TÀI BÀN(có thể gọi là Tổ Tôm Bí Tam - TT3): 120 lá bài chia đều thành 4 phần, mỗi phần 30 lá bài.Có 3 phần bài dành cho Tt và 1 phần để làm Nọc (cũng bớt 1 lá bài cho Bài Cái của Nhà Cái).Tài bàn Ù: Tròn Bài và ít nhất có 9 Lưng(có cả Lưng Ghép, Lưng Tài)khi quân Ù hiện.

    -TT3 phân biệt với trò chơi TT khác ở chỗ chỉ có 3 phần bài dành cho Tt; có Quân Tài, Lưng Ghép, Lưng Tài;Ù cần nhiều Lưng hơn và đánh được cả Phu đi. Lưu ý qui định số Lưng đi theo các Quân Tài.

    4-CHẮN: bớt đi 20 quân bài Yêu (Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách, Thang Thang, Ông Cụ) còn 100 lá bài chia đều làm 5 phần, mỗi phần 20 lá bài. Mỗi phần chia bớt 1 lá để vào Nọc. Một phần để làm Nọc, còn lại 4 phần dành cho Chắn Thủ.Từ Nọc bớt ra 1 lá choBài Cái của Nhà Cái. Vậy Nhà Cái có 20 lá bài, 3 nhà khác có 19 lá bài, Nọc có 23 lá bài. Chắn Ù: Tròn Bài và ít nhất đủ 6 Chắn khi quân Ù hiện.Khác với tổ hợp Phu Tròn trong TT, chơi Chắn là Chắn và Cạ.

    -Một số vùng chơi cả Chắn Bí Ngũ(năm phần chơi, dùng cả 120 quân bài).

    5-TỔ TÔM ĐIẾM: chơi TT5 với những điều kiện sân chơi, con người, dụng cụ thiết bị hỗ trợ…phức tạp hơn. TTĐ khác biệt cơ bản ở vai trò TRUNG QUÂN(người điều khiển cuộc chơi), Hiệu Lệnh Trống,Hiệu Cờ, Nọc Hòa.




    V-TÔM THỦ:

    1-Định Nghĩa: người chơi TT ta gọi là Tôm Thủ(viết tắt là Tt).Nếu đủ người, TT5 sẽ có 5 Tt; Bí Tứ sẽ có 4 Tt; Tài Bàn sẽ có 3 Tt; Chắn sẽ có 4 Ct(Chắn thủ).

    2- Người xưa còn gọi Tt bằng các tên khác: CHÂN ,TAY, CỬA, NHÀ...

    3- Nhiều vùng gọi chung các Tt tham gia ván bài là “LÀNG” nên hay dùng từ “TRÌNH LÀNG”, “CHIẾU LÀNG”, “XIN LÀNG”, “LỆ LÀNG”, “HỎI LÀNG”...

    VI-LUẬT CHƠI TỔ TÔM:

    1-Trước đây: Trò chơi TT(cả 4 kiểu chơi) đã có mấy thế kỷ nhưng chưa thấy Bộ Luật nào lập thành văn bản tương đổi hoàn chỉnh. Người chơi ở mỗi vùng miền vận dụng qui tắc truyền khẩu đa dạng; có điểm chung, có điểm riêng mà ta hay gọi là Lệ Làng. “Chơi đâu âu đấy”, “Nhập gia tùy tục”, “Phép vua cũng thua lệ làng” nên “Lệ Làng bao giờ cũng đúng”.

    2-Hiện nay: vì xác định TT là một trò chơi bài lá dân gian mang đậm chất Việt, một di sản văn hóa tinh thần Việt quí giá nên cần có Bộ Luật chơi chung để gìn giữ bản sắc dân tộc. Bộ Luật TT cũng tạo điều kiện cho nhà mạng xây dựng cơ sở lập trình Game; để một trò chơi bài lá giàu tính nhân văn, trí tuệ nhất nhì địa cầu được lưu truyền.


    VII-NGÔN NGỮ, QUI TẮC SỬ DỤNG KHI CHƠI TỔ TÔM: người chơi tham khảo tài liệu “Từ và Thành Ngữ Tổ Tôm Thế Kỷ 20” ở phần phụ lục(được coi là Nghị Định, Thông Tư ban hành kèm theo Luật này).
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/6/22
    Mod01 thích điều này.
  3. LUẬT CHƠI TỔ TÔM (P2)

    B-LUẬT CHƠI TỔ TÔM BÍ NGŨ(TT5)


    I-Điều 1: CHIA BÀI, BẮT CÁI:

    1-Chia Bài: 120 quân bài được chia kín làm 6 phần bằng nhau. Một phần tách riêng làm Bài Nọc.

    2-Bắt Cái:

    2.1-Người Bắt Cái Đầu Hội: người Bắt Cái ván đầu tiên, thông thường cũng qui định Luật chơi.

    2.2-Người Bắt Cái các ván khác: là người có cái ván trước đó. Nếu Ù thông thì thứ tự là người ngồi sau Bắt Cái (theo vòng ngược chiều kim đồng hồ).

    -Người Bắt Cái chọn 1 phần tùy ý làm Bài Nọc.

    2.3-Quân Bắt Cái: do người Bắt Cái chọn tùy ý 1 quân trong Nọc ngửa lên để vào Bài Cái(thành 21 quân).

    -Từ vị trí phần bài Nọc đã chọn, đếm theo hàng số của quân Bắt Cái ngược chiều kim đồng hồ, dừng tại phần bài nào, đó là Bài Cái. Bắt Cái Đầu Hội cũng chỉ luôn ra người ở hàng số đó là Nhà Cái.Lưu ý, nên qui định các quân Yêu Đỏ(Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ) có số đếm là 10 để việc Bắt Cái Đầu Hội công bằng với cả 5 Tt.

    2.4-Nhà Cái: người được chọn có Cái sau khi Bắt Cái Đầu Hội; người Ù ván trước(hoặc bị Báo); người được Kê(hoặc Chịu Bài) khi ván bài Hòa.

    3-XẾP BÀI:

    3.1: XẾP 1 LỚP: xếp từ trái qua phải theo thứ tự YÊU + PHU LƯNG + PHU BÍ + PHU DỌC +CẠ + QUÂN RÁC + NHIỀU ÍT + NHỎ LỚN.

    3.2: XẾP 2 LỚP: xếp 1 hàng thấp, bên trong gồm Yêu + Lưng. Hàng 2, phía trên là các quân còn lại.

    3.3: Xếp Phu ăn dưới Chiếu: quân ăn của Làng phải xếp đầu tiên.Nếu có 1 Quân trên tay giống vậy phải xếp thứ hai. Nếu có quân thứ ba trên tay giống vậy phải xếp sau cùng của Phu(Ăn 5 Binh), quân thứ tư giống vậy xếp tiếp quân số 3(Ăn Lục Binh).Quân ăn thêm vào Phu vòng sau thì xếp riêng 1 hàng với quân giống nó trong Phu.Không để quân giống quân mới ăn trong Phu cũ nằm kẹp giữa các quân khác.
    -Lưu ý cách xếp Phu Ẩn, Phu Trình Thiên Khai khi ăn dưới chiếu.

    II-Điều 2: Ù.

    1-TT5 Ù khi bảo đảm điều kiện: TRÒN BÀI + CÓ LƯNG +QUÂN Ù hiện.

    2-Tôm thủ trong Chiếu TT Ù với 1 quân bài khi có Tt khác đánh ra, mở Nọc.

    3-Có hai trường hợp đặc biệt là THIÊN Ù hoặc Ù VỌNG với Thiên Khai Dậy.

    4-Ù là nước bài đặc biệt. Khi Ù người ta không hồi tố với diễn biến trước đó; không mắc lỗi khi Xướng Ù, Phỗng, Bất Thực,Hạ Bài… liên quan mới có điểm.
    Tt sẽ bị Đền Làng nếu vướng các lỗi nặng: thừa thiếu, không lưng, xếp bất thành phu, Xướng thừa cước sắc.



    5-BÀI Ù: Bài Ù đủ 21 quân, không còn Quân Rác nào và có Lưng.


    III-Điều 3: TRÒN BÀI: bài của Tt không còn Quân Rác(mọi quân bài đều nằm trong Phu) .

    IV-Điều 4: PHU BÀI: trong ván bài TT, các Tt sắp xếp tổ hợp quân bài ăn, đánh, Ù thành các PHU BÀI. Có 4 loại Phu Bài.

    1-PHU BÍ: là tổ hợp ít nhất 3 quân bài khác chất, cùng số.
    2-PHU DỌC: là tổ hợp ít nhất ba quân bài cùng chất, có số liên tiếp nhau.
    3-PHU YÊU: bất kỳ quân Yêu nào, dù đứng một mình, cũng được coi là 1 Phu, không phải Quân Rác.
    -Sáu Quân Yêu: Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách, Chi Chi, Ông Cụ, Thang Thang.
    4-PHU LƯNG: TT khi Ù ngoài điều kiện Tròn Bài, còn phải có Lưng, được coi là Phu đặc biệt. Có chín tổ hợp Phu là Lưng khi chơi TT:
    4.1- Lưng Tôm: Tổ hợp 7 Văn + 3 Vạn + 3 Sách.
    4.2- Lưng Lèo: Tổ hợp Chi Chi + 9 Vạn + 8 Sách.
    4.3-Lưng Sườn(từ xưa các cụ gọi là Bí Sườn): 8 Văn + 2 Vạn + 2 Sách.
    4.4- Lưng Yêu Đỏ 1: Thang Thang + 9 Vạn + 9 Sách(Lưng Yêu Đỏ Đơn).
    4.5- Lưng Yêu Đỏ 2: Thang Thang + Ông Cụ + 9 Sách(Lưng Yêu Đỏ Kép).
    4.6- Lưng Yêu Đen 1: 1 Văn + 2 Văn + 3 Văn(Lưng Yêu Đen Đơn).
    4.7- Lưng Yêu Đen 2: 9 Văn + 1 Vạn +1 Sách(Lưng Yêu Đen Kép).
    4.8- Lưng Trùng Tam: Phỗng (ăn Phỗng được trong ván chơi) + Khàn: là Phu gồm 3 quân giống hệt nhau: như Phỗng 4 Sách, hoặc Khàn 4 Sách Úp.
    4.9- Lưng Trùng Tứ: Khàn Dậy(ăn được trong ván chơi) + Thiên Khai: là Phu gồm 4 quân giống hệt nhau như Khàn 6 Văn Dậy hoặc Thiên Khai 6 Văn Úp.
    4.10-Hình ảnh 9 Bộ Lưng Tổ Tôm:

    [​IMG]

    5-PHU TRÒN: là PHU BÀI hoàn chỉnh.
    -PHU Ù: là Phu Tròn từ Quân Ù tạo nên.
    6-PHU TRÊN TAY: các PHU có trên tay kể cả Yêu, Làng chỉ biết lúc HẠ Ù. Khi cần thiết, Tt có thể Đánh Xén quân bài trong Phu Trên Tay.

    - Quân úp ăn cài Khàn, Khàn Úp hay Thiên Khai Úp để dưới Chiếu nhưng kín với làng, vẫn thuộc Phu TRên Tay(còn gọi là Phu Ẩn).

    7-PHU DƯỚI CHIẾU: các PHU Tt trình với Làng dưới Chiếu.

    -Đánh quân bài thuộc Phu Dưới Chiếu hoặc xếp bài BẤT THÀNH PHU dưới Chiếu sẽ bị Báo.

    8-CẠ, DẬP DÒM: là Phu Thiếu, chưa tổ hợp đủ ít nhất 3 bộ phận(3 quân phù hợp).

    a-CẠ BÍ TƯ: 4 Quân Rác cùng Hàng Số gồm 2 Phỗng chờ nước ăn(hoặc Ù) là Phu Bí 5 quân.

    b-CẠ NĂM GIAN: 4 Quân Rác cùng Hàng Chất gồm 2 cặp quân có Số liên tiếp chờ nước ăn(hoặc Ù) là Phu Dọc 5 quân.


    V-Điều 5: QUÂN BÀI: ta gọi Quân Bài thay LÁ BÀI, CÂY BÀI, CON BÀI.

    1-QUÂN TRÔI: là Quân trong Phu gồm có 5 loại

    1.1- Quân Trôi trong Phu Trên Tay: quân có trong các tổ hợp Phu Tròn trên tay. Phu Trên Tay là Phu có đầu tiên nên Quân Trôi của nó là Quân Trôi có trước nhất, có đầu tiên khi Làng phân xử Quân Đến Trước, Quân Đến Sau lúc ăn, đánh.
    1.2- Quân Trôi trong Phu Dưới Chiếu: quân có trong các tổ hợp Phu Tròn trình dưới Chiếu. Không được đánh Quân Trôi theo Phu Dưới Chiếu, trừ khi “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”.
    1.3- Quân Trôi trong PHU ẨN: quân có trong các Phu tổ hợp từ Khàn, Thiên Khai chưa Dậy, đang úp dưới Chiếu.
    1.4- Mọi quân Yêu: đều là Quân Trôi.

    1.5-Quân Trôi theo phu mới tạo thành: Khi “Ăn một quân của làng” có thể trôi được mấy quân của nhà trên tay, cũng gọi là “ Ăn Quân Của Nhà”.

    2-QUÂN RÁC: các Quân Bài chưa nằm trong Phu Tròn đều là Quân Rác.

    3- QUÂN Ù: quân bài Tt Ù với nó. Quân Ù thuộc về Bài Ù.

    3.1: Quân Ù từ mở Nọc.

    3.2: Quân Ù từ Tt khác đánh ra.

    3.3: Quân Ù từ Thiên Khai Dậy khi Động Nọc.

    3.4: Khi Thiên Ù, Quân Ù ước định là Quân Bắt Cái.
    4- QUÂN ĐẾN TRƯỚC: là Quân Trôi trước trong quá trình ăn đánh. Quân Trôi trong Phu trên tay là Quân Đến Trước đầu tiên.
    4.1-Trường hợp ĐƠN GIẢN: quân giống hệt một quân đã đến trước không ăn, sau lại đến nếu ăn là bị Báo.

    4.2-Trường hợp NÂNG CAO: ăn Quân đến sau có cùng chức năng với quân đến trước đã không ăn mà không có cơ sở lý giải, là bị Báo.
    4.3-Trường hợp PHỨC TẠP: “Quân đến sau, Quân đến trước” không dễ thấy như ở 2 Điều V-4.1, Điều V.4.2 lại ẩn vào trong “Phu có trước, Phu có sau”.Nếu ăn không đáp ứng Luật “Ăn Đổi Phu Lợi Quân” là bị bắt báo, gọi là lỗi BUÔN PHU.

    4.4-Ăn lại quân đã đánh đi là bị Báo.

    -Được Ù quân đã đánh đi nhưng phải Hô Ù “Đánh Đi Ù Lại” mới có Điểm.

    - Được Ù Quân Đến Trước không ăn.

    5-QUÂN ĐẾN SAU: theo khái niệm Quân Đến Trước, để xác định Quân Đến Sau. Ăn Quân Đến Sau, bỏ Quân Đến Trước là bị Báo.
    -Quân đến sau bị bắt Báo là quân giống hệt, quân cùng chức năng (nếu trong Phu Dọc không tính từ quân thứ tư; trong Phu Bí không tính quân khác chất), quân phạm lỗi "Buôn Phu".

    6- QUÂN PHỖNG: Quân Làng đánh ra hay Mở Nọc mà Tt Phỗng được. Lưu ý các Quân PHỗng Ù.

    -Gần giống với Quân Phỗng còn có QUÂN KHÀN, QUÂN THIÊN KHAI.

    7- QUÂN LỘ: quân bài hiện dưới Chiếu tất cả Làng đều thấy. Đôi khi gọi là QUÂN HIỆN.
    8-QUÂN LIÊN QUAN: trong quá trình ăn đánh, chỉ những Quân Liên Quan đến Phu, quân dưới Chiếu mới bị xem xét sai đúng.

    9-QUÂN NHÀ: 20 quân thuộc bài Tt có lúc đầu ván.
    -QUÂN LÀNG: các quân hiện dưới chiếu không phải QUÂN NHÀ.
    -QUÂN NHÀ ĐÃ ĂN: là Quân Nhà nằm trong Phu Dưới Chiếu.
    -QUÂN NHÀ ĐÃ BỎ: là Quân Nhà đã đánh đi.


    VI-Điều 6- NỌC: phần bài Người Bắt Cái để ở giữa Chiếu (trên Đĩa Nọc) cho Tt mở dần.
    1-BÀI NỌC: là tất cả lá bài trong NỌC. Phần bài chọn Bắt Cái bao giờ cũng bớt 1 Quân Bắt Cái cho Bài Cái.
    -Chơi TT5, Bài Nọc ban đầu có 19 quân bài.
    2-MỞ NỌC như BỐC NỌC: Nọc được các Tt mở liên tục cho đến khi có người Ù. Khi Nọc chỉ còn 5 quân bài thì không mở nữa, ván bài Hòa.
    3-ĐẾM NỌC, KIỂM NỌC: ván bài khi Hòa,Tt đếm kiểm tra số quân bài trong Nọc có đúng còn 5 không. Thực ra, khi chơi đủ 5 Tt, tổng số Quân Rác tại các Cửa là 15 thì ván bài Hòa. Mỗi Tt CHỊU BÀI, Nọc bớt đi 3 quân để tính ván Hòa(4 Tt chơi nọc còn 8; 3 Tt chơi nọc còn 11).


    VII-Điều 7-CÁI: Quyền hạn khởi đầu ván bài


    1-NHÀ CÁI: Tt đánh ra quân bài đầu tiên khi vào ván. Nhà Cái được lựa chọn theo 5 trường hợp.

    1.1:NHÀ CÁI TỪ BẮT CÁI ĐẦU HỘI-CÁI Ù:

    -Nhà Cái do Bắt Cái Đầu Hội chỉ định.

    -Nhà Cái là Tt vừa Ù.
    1.2: ĐẦU KÊ: Ván chơi Hòa, Tt được KÊ (ĐẦU KÊ) hoặc Tt Chịu Bài sẽ có Cái tiếp theo. Quân bài cuối cùng của Nọc mở để Hòa ở Cửa Trì Tt nào, Tt đó được ĐẦU KÊ.

    1.3: CÁI BÁO: Tt bị bắt Báo có Cái ván sau đó.

    1.4: CẢ LÀNG BỎ BÀI: sẽ BẮT CÁI LÀNG, như Bắt Cái Đầu Hội.

    2-NHÀ BẮT CÁI: Tt Bắt Cái khởi đầu mỗi ván bài.
    2.1:-BẮT CÁI ĐẦU HỘI: Nhà Bắt Cái thường là Tt cao tuổi nhất hay chủ nhà, cũng công bố luật lệ chơi. Bắt Cái Đầu Hội do vậy rất quan trọng.

    -Thao tác: Chọn 1 phần bài làm Nọc để lên Đĩa,tạo ra khoảng trống. Chọn 1 Quân Lộ bất kỳ trong bài Nọc, từ khoảng trống lấy hàng số của quân đó đếm ngược chiều kim đồng hồ, dừng tại vị trí nào sẽ chỉ định đó là Nhà Cái và Bài Cái.

    2.2:-BẮT CÁI THƯỜNG: Các ván sau, Nhà Bắt Cái là Tt ván trước có Cái. Sau ván Ù Thông Bắt Cái theo vòng ngược chiều kim đồng hồ, tính từ Tt Bắt Cái ván trước.

    -Thao tác: như 2.1 nhưng chỉ chọn ra Bài Cái.

    2.3-BẮT CÁI LÀNG: như Điều VII.2.1 ở trên.

    3-BÀI CÁI:

    3.1: Khái niệm: phần bài Nhà Bắt Cái chọn ra khi Bắt Cái.
    3.2: Lưu ý quân Yêu Đỏ có Số Đếm 10 để việc chọn Bài Cái công bằng.

    3.3: Bài Cái có 21 quân.

    VIII-Điểu 8- CỬA:
    1-CỬA là vị trí giữ hai Tt. TT5, đủ người sẽ có 5 Cửa.

    -Tại các Cửa có Quân Rác thuộc Bài Rác.

    -Giữa Cửa Trì, Cửa Trên Tt bầy các Phu Tròn dưới Chiếu của mình là Bài Ăn.
    2-CỬA TRÌ: Cửa bên tay phải của Tt
    3-CỬA TRÊN; Cửa bên tay trái của Tt, là Cửa Trì của Nhà Trên.
    4-CỬA CHÉO: Ba Cửa không liền vị trí với Tt.
    5-CỬA Ù: Cửa hiện Quân Ù hoặc xác định ưu tiên Tt Ù. CỬA TRƯỚC, CỬA SAU tính theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ. Ưu tiên Ù cho Tt ở CỬA TRƯỚC, CỬA TRÊN.
    -Phỗng, Dậy Khàn, Dậy Thiên Khai thì Quân Ù vẫn phải tính theo thứ tự Cửa Ù. CỬA SAU thua CỬA TRƯỚC.


    IX-Điều 9- ĂN QUÂN: ăn quân tạo thành Phu mới(hoặc ăn thêm vào Phu có sẵn) dù là nhà trên đánh hay mở Nọc, Phỗng, Dậy Khàn, Dậy Thiên Khai. Ù và “Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu” là trường hợp “Ăn Quân đặc biệt”. Người ta cũng dùng từ ĂN PHỖNG, ĂN Ù, ĂN KHÀN, ĂN THIÊN KHAI.

    -Lưu ý đến “hai ý nghĩa ăn”trong khái niệm khi Ăn quân của làng là trôi được thêm mấy quân của nhà(Ăn trôi được mấy quân của nhà).

    1-ĂN QUÂN CỦA LÀNG: là phần lớn các trường hợp nêu sau đây.

    2-ĂN QUÂN CỦA NHÀ: là các quân của bài mình được ăn(trôi thêm) với QUÂN CỦA LÀNG hiện trên mặt Chiếu hoặc Phu sẵn trên tay. Khái niệm này để tính SỐ QUÂN ĂN ĐƯỢC khi xét ăn, đánh có phạm lỗi “Ăn Ít Đánh Nhiều” không.


    3-ĂN YÊU: Quân Yêu ăn của Làng chỉ cần để riêng nó thôi, nếu có trên tay thì phải hạ xuống khỏi Treo Tranh. Chỉ ăn Yêu được khi mở Cửa Trì, Phỗng, Dậy Khàn, có Thiên Khai Yêu,Ù hoặc có sẵn trên tay.

    4-ĂN CÀI KHÀN: Ăn 1 quân tạo thành Phu phải tổ hợp với Khàn Úp dưới Chiếu. Quân ăn sẽ để lộ, còn quân trên tay hạ kín xuống theo và Khàn thì vẫn úp.Phu Ăn Cài Khàn gọi là Phu Ẩn(giống như Khàn Úp, Thiên Khai úp).

    5-ĂN LỘ KHÀN:Ăn 1 quân tạo thành Phu phải tổ hợp với Khàn Úp dưới chiếu nhưng lại làm lộ ra tên Khàn đó.

    6- ĂN NĂM BINH: là Ăn Phu Bí mà trên tay hạ xuống có 2 quân giống vớii quân ăn của Làng.

    7- ĂN LỤC BINH: khi Bất Thực Khàn, nhà trên đánh xuống hoặc Mở Nọc Cửa Trì đúng vào quân trong Khàn Bất Thực mà không Phỗng Tái Kiến. Nếu ăn Phu Bí với quân đó, Phu Hạ sẽ gồm 6 quân bài gọi là Ăn Lục Binh.

    8- ĂN CẢ: khi Bất Thực Khàn hoặc Bất Thực Thiên khai mà không đánh đi quân bài nào trong Khàn hoặc Thiên Khai đó, lúc Ù phải HÔ Ù: Ăn Cả.

    9-ĂN CHỌN QUÂN: một Cạ có thể ăn được với 1 trong 2 quân bài khác nhau.

    9.1:Cùng thời điểm: Tt tùy chọn quân ăn, được phép đánh đi quân kia.

    9.2: Khác thời điểm, phải ưu tiên quân bài trong Phu Lộ trước.

    10- ĂN CHỌN PHU: 1 quân bài có thể ăn được với 1 trong 2 Cạ khác nhau.

    10.1: Cùng Thời Điểm: Tt tùy chọn Cạ, được phép đánh đi cả Cạ kia.

    10.2: Khác thời điểm, phải ưu tiên Phu Lộ trước.

    10.3: Ăn Chọn Phu phạm lỗi “Ăn Ít Đánh Nhiều” sẽ bị bắt báo.

    11-ĂN ĐỔI PHU: tạo ra một Phu mới và bỏ đi một Phu cũ liên quan.

    -Chỉ được phép “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”.

    12-ĂN BẤT THÀNH PHU: ăn quân của Làng không xếp tròn Phu ăn dưới Chiếu gọi là “Ăn Bất Thành Phu”. Khi Ù tạo thành lỗi “Ù BẤT THÀNH PHU”.

    13- ĂN THÀNH, ĂN VÀO THÀNH, ĂN CHỜ, ĂN CHẠM THÀNH, ĂN THẬP THÀNH:

    13.1: là ăn 1 quân của Làng rồi đánh đi 1 Quân Rác để bài Thành (hoặc Thập Thành), Chờ Ù, Thập Thành , Chạm Thành. Ăn Vào Thành như Ăn Thành.

    13.2: Lỗi “Một Thành Hai Chờ”: “Chờ” trong thành ngữ này là CHỜ Ù.

    -Khi Nọc chỉ còn 1 quân mở là Hòa, Tt mà ăn phải bảo đảm Ăn Thành(hoặc Thập Thành), nếu không đánh đi đúng quân Làng Ù sẽ phải Đền Làng ván bài đó.

    -Khi Nọc chỉ còn mở 2 quân là Hòa Tt mà ăn phải bảo đảm được Chờ Ù nếu không đánh đi đúng quân Làng Ù sẽ phải Đền Làng ván bài đó.

    14- PHỖNG(Ăn Phỗng): bài trên tay có hai quân giống hệt nhau là tạo thành Một Phỗng.

    14.1-Ăn Phỗng: Khi trên chiếu hiện lên quân đó ở bất kỳ Cửa nào mà hô Phỗng, sẽ là ĂN PHỖNG tạo thành 1 Phu Phỗng. Dưới Chiếu có Phu bài gồm 3 quân giống hệt nhau, tạo thành 1 Lưng Trùng Tam. Không được tách 1 quân trong Phu Phỗng để tạo thành Phu riêng biệt khác.

    -Không được Phỗng quân đến sau.

    14.2-Phỗng Ù: Ù với đúng quân bài vào Phỗng.

    14.2.1: Ù với phỗng Bạch thủ hoặc Phỗng Lưng bắt buộc phải Phỗng xong mới Báo Ù.

    14.2.2: Được phép Phỗng Ù với quân Phỗng đến sau.

    14.3-PHỖNG TÁI KIẾN:

    14.3.1-Định nghĩa: khi Bất Thực Khàn A, hiện lên quân A mà thực hiện Phỗng.

    14.3.2-Điều kiện: chỉ được Phỗng Tái Kiến khi có ít nhất một Phu Dọc đi với quân trong Khàn. Tức là khi Phỗng Tái Kiến hạ Phu Phỗng đồng thời phải có một Phu Dọc kèm theo trên Chiếu trong Bài Ăn.

    14.3.3: Khi Phỗng Tái Kiến, Tt trả chén cho Làng và hô “Bất Thực Khàn A Ăn Cả Trả Chén”.

    -Nếu không Phỗng Tái Kiến thì khi Ù nhớ hô “Kiến Bất Tái” hoặc “Thấy Không Phỗng”. Quên hô sẽ bị phạt Ù Lành Làng.

    14.4: PHỖNG LỘ: Phỗng quân bài của làng mà 1 quân trong phỗng đã nằm trong Phu Dọc dưới Chiếu. Phỗng Lộ sẽ bị Báo. Trường hợp này loại trừ Phỗng Tái Kiến.
    - Phỗng 1 quân bài A khi phỗng A đã nằm cả trong phu bí dưới chiếu mà không có BTK A cũng là Phỗng Lộ, bị bắt Báo.


    14.5: - Phỗng 3 đôi liên tiếp mà không lợi quân là bị Báo.


    X-Điều 10- ĐÁNH QUÂN: Tt bỏ đi 1 quân bài trên tay để làng có thể ăn hoặc Ù. Thao tác này thực hiện khi Tt có Cái hoặc ăn quân của Làng.

    1- Không được đánh quân Yêu ở bài trên tay.

    2-Không được lấy quân hạ dưới Chiếu đánh đi.

    3-Không được đánh đi cả Phỗng nếu đã không Phỗng.

    4-Không được đánh cả phu đi.

    5-Không được đánh đi quân đã Trôi theo Phu, quân dưới Chiếu.

    6- ĐÁNH Ù:

    6.1: Tt A đánh ra một quân bài để Tt khác Ù với quân bài đó.

    6.2: Đánh Ù thông thường trong ván chơi, nếu có Gà Trong, Tt A đánh Ù phải Vào Gà 1 Dịch.

    6.3: Đánh Ù Đền: Tt A đánh ra quân bài phạm lỗi với qui định “Một Thành Hai Chờ” mà Tt khác Ù với quân bài đó, thì phải đền ván Ù thay cả Làng.

    6.4: Đánh Ù Báo Đền: trường hợp 6.3 nếu quân đánh ra làng Ù, lại là quân bị bắt Báo, thì Tt A sẽ bị đền cả Làng ván Báo. Có Lệ Làng qui định Tt A chỉ đền cho người Ù ván Báo đó. Đánh “Một Ly Ông Cụ”, Tt A phải đền ván Ù cho người Ù và Đền Làng ván Báo gọi là ĐỀN CHỒNG, ĐỀN KÉP.


    XI-Điều 11: KHÀN.

    1-Khái Niệm: Khàn là tổ hợp 3 quân giống hệt nhau có ngay trên tay lúc bắt đầu ván chơi. Khàn mà Úp xuống là Ăn Khàn Kín tạo ra một Phu Lưng Trùng Tam..
    2-ĂN KHÀN: Úp Khàn dưới chiếu chỉ Dậy lúc Ù hoặc Dậy khi có quân trong Khàn hiện dưới Chiếu . Như vậy gọi là Ăn Khàn Kín hoặc Ăn Khàn Dậy.

    -Trong ván đánh, không được đổi Khàn Úp.

    3- BẤT THỰC KHÀN: là Không Ăn Khàn nữa.

    3.1: Khàn khi BT sẽ không úp xuống Chiếu mà cầm trên tay. Mỗi BTK phải lấy Một Chén về để báo Làng. Phải thực hiện việc Trả Chén khi ăn, khi Ù đúng qui định.

    3.2: Với mỗi Chén BT được phép đánh Xén đi một quân.

    .3.3: HÔ Ù khi BTK A phải nêu rõ các diễn biến của BTK lúc “Trả Chén” nếu không sẽ Ù Lành Làng.Các điều kiện Hô Ù có thể là một trong các trường hợp: “ăn cả”, “ ăn hai đánh một”, “ Kiến Bất Tái ăn cả”, “Kiến Bất Tái ăn hai đánh một”. “…Bí Hoàn Bí…”. “…Yêu Hoàn Yêu…”. “Kiến Bất Tái” có thể hô thành “Thấy Không Phỗng”.

    -Trong ván bài khi ăn đánh nếu Trả Chén BT cũng phải thực hiện Xướng Trả Chén đúng.

    3.4-BTK là quyền của Tt.

    -Có điều khoản này, vì Tổ Tôm xưa nhiều Lệ Làng bắt buộc muốn BTK phải có sẵn 1 Phu Dọc(hoặc Phu Bí) hoặc không cho BT Yêu Đỏ.

    4-KHÊ KHÀN: Úp Khàn mà quên Dậy Khàn khi quân đó hiện ra trong khi ăn đánh hoặc khi Ù. Khê Khàn nếu Ù thì là Ù Lành Làng. Đã quên Dậy Khàn lúc đánh thì chỉ khi Ù mới được Dậy sau.

    5-KHÀN TREO, TREO KHÀN: có Khàn quên Úp Khàn, cũng không BTK thì gọi là TREO KHÀN. Nếu được Ù khi Khàn đã tròn trong Phu cũng là Ù Lành Làng.

    -Treo Khàn(cả Treo Thiên Khai) chỉ được Ù Lành Lành nếu đó là Yêu hoặc lúc Ù các quân của Khàn, Thiên Khai đã nằm trong Phu.

    6-DẬY KHÀN: úp Khàn, khi trên chiếu hiện lên quân trong Khàn thì DẬY KHÀN tạo thành Phu có 4 quân giống hệt nhau, là 1 LƯNG TRÙNG TỨ.

    6.1: Khi Ù, nếu Quân Ù không phải là Quân Trong Khàn, thì hạ xong hết bài mới Dậy Khàn; nếu Dậy Khàn trước là Ù Lành Làng.

    6.2-TIỀN THỰC HẬU DẬY(tức là TIỀN ĂN PHU, HẬU DẬY KHÀN): khi ÚP KHÀN, mà ăn được quân trong Khàn khi nhà trên đánh xuống hoặc mở Nọc Cửa Trì.

    6.3-TIỀN Ù HẬU DẬY: Úp Khàn A, ù với Quân Ù A nhưng phải dùng A tạo ra thêm 1 Phu khác, thì phải BÁO Ù, xếp Phu mới tạo thành từ A, hạ hết bài rồi mới Dậy Khàn. Lúc HÔ Ù, cần HÔ rõ điều kiện Tiền Ù Hậu Dậy, sau đó XƯỚNG CƯỚC SẮC Ù mới có Điểm.

    6.4-TIỀN DẬY HẬU Ù: Úp Khàn A, Ù với Quân Ù A mà không thuộc trường hợp 6.3 thì Dậy Khàn, Báo Ù rồi mới hạ các Phu khác trong bài. Lúc HÔ Ù, cần HÔ rõ điều kiện Tiền Dậy Hậu Ù rồi mới Xướng Cước Sắc.

    7-KHÀN YÊU: ban đầu bài trên tay có 3 Quân Yêu giống hệt nhau.

    -BTK Yêu, khi Ù dù quân Yêu không tổ hợp với quân khác thành Phu thì 3 quân Yêu đã BTK vẫn được tính là Quân Trôi, vẫn được Ù.Khi 3 quân Yêu không tạo được bất kỳ Phu nào khác phải HÔ Ù là Yêu Hoàn Yêu.

    8-BẤT THỰC TRÙNG TRỤC: BTK(không phải Khàn Yêu) mà khi Ù còn quân trong Khàn là Quân Rác.

    -BT Trùng Trục bị bắt Báo.

    -Bất Thực Trùng Trục trong Tổ Tôm xưa tại nhiều Lệ Làng là khi Ù bài vẫn tròn nhưng quân trong Khàn không tạo ra Phu dọc nào sẽ bị phạt Ù Lành Làng.

    9-ĂN CẬY KHÀN:là thao tác khi ăn một Phu phải LỘ KHÀN bằng cách ngửa lên 1 quân trong Khàn Úp.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 20/8/22
  4. LUẬT CHƠI TỔ TÔM(P3)

    XII-Điều 12- THIÊN KHAI: là tổ hợp 4 quân bài giống nhau có ngay trên tay khi bắt đầu ván chơi. Thiên Khai mà úp dưới Chiếu là một Lưng Trùng Tứ.

    1-ÚP THIÊN KHAI: 4 quân trong Thiên Khai đều úp kín dưới Chiếu.

    2- DẬY THIÊN KHAI: là Ăn Thiên Khai.

    2.1: Thiên Khai Dậy khi Động Nọc mở quân đầu tiên, thường gọi là “ĐỘNG NỌC DẬY THIÊN KHAI”.

    -Lưu ý: Động Nọc là thời điểm ngay trước khi mở Nọc quân đầu tiên.

    2.2: Khi Thiên Khai Dậy, nếu Tt khác chờ Ù đúng quân trong Thiên Khai đó, họ sẽ được Ù( cước Ù Vọng).

    2.3: Các ván bài Ù Với Thiên Khai phải thực hiện đúng qui định.

    2.4-Có 4 hình thức Dậy Thiên Khai: ví dụ nhà A có Thiên Khai.

    2.4.1: Nhà A lại có Cái, trước khi đánh quân đầu tiên phải Dậy Thiên Khai.

    2.4.2-Nhà A không có Cái:

    2.4.2.1: Động Nọc Dậy Thiên khai.

    2.4.2.2: Khi ăn đánh qua vòng thì Dậy Thiên Khai, gọi là “QUA MẶT DẬY THIÊN KHAI”.

    2.4.2.3: Trước khi đánh đi quân trên tay đầu tiên thì Dậy Thiên Khai.

    3-THIÊN KHAI ĂN KHÀN TRÌNH PHU: là BTTK(không ăn Thiên Khai), chỉ úp 3 quân bài dưới Chiếu (chỉ Ăn Khàn) cùng với một Phu Dọc tổ hợp từ 1 quân trong Thiên Khai. Phu này ngửa lên để trình Làng dưới Chiếu.

    -Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu không phải lấy Chén BTTK.

    4-BẤT THỰC THIÊN KHAI BẤT THỰC KHÀN: Thiên Khai A.

    4.1: Không ăn Thiên Khai A 4 quân, cũng không ăn Khàn A 3 quân mà cầm cả trên tay 4 quân A trong Thiên Khai, xin Làng 2 cái Chén Bất Thực.

    4.2: BTTK BTK được phép đánh đi 2 quân trong Thiên Khai.

    -BT trong trường hợp này cũng thuộc quyền tùy chọn của Tt.

    4.3: Khi Ù thì HÔ Ù, XƯỚNG Ù tương tự như khi BTK, có khác số quân ăn và số quân đánh đi, số Chén trả và không có Phỗng Tái Kiến hoặc Kiến Bất Tái.

    4.4-THIÊN KHAI HỎNG: tương tự Khàn, nếu quên Dậy Thiên Khai bị KHÊ THIÊN KHAI; quên Úp Thiên Khai bị TREO THIÊN KHAI và nếu Ù khi cả Thiên khai A đã tròn trong Phu cũng sẽ Ù Lành Làng.


    XIII-Điều 13-CHỜ Ù: là CHỜ một quân bài hiện trên Chiếu(Quân Ù) tổ hợp với bài đang có bảo đảm Tròn Bài + Có Lưng để Ù. Có nhiều dạng CHỜ Ù hoặc chuẩn bị được CHỜ Ù nêu dưới đây. Chờ Ù khác với CHỜ ĐÁNH, CHỜ ĂN.

    1-THÀNH : CHỜ Ù khi bài đã Tròn nhưng chưa có Lưng.

    2-THẬP THÀNH: CHỜ Ù khi bài đã Tròn, đã có Lưng.

    3-THIÊN THÀNH: là bài THIÊN Ù, mà Quân Bắt Cái chính là Quân Ù(nếu là Nhà Cái). Với những người không có Cái là bài Thập Thành ngay khi mới chia.

    4-CHẠM THÀNH: bài chỉ còn lẻ 1 Quân Rác A; khi CHẠM YÊU (mở Nọc cửa trì được Yêu) hoặc ăn vào một Phu có sẵn, đánh Quân Rác A đi sẽ có bài Thành (hoặc Thập Thành).

    5-LAI THÀNH, VÀO THÀNH, ĂN THÀNH: thực hiện ăn thêm 1 quân bài để bài Thành (hoặc Thập Thành).

    6-BUỘC VÀO THÀNH: Khi chờ ù Chi Nẩy, nếu đủ điều kiện không vào Thành(dù chưa có lưng) thì Chi hiện chỉ Ù được cước Ù Lèo.

    7-CHẠM CHỜ: bài chỉ cần ăn thêm 1 quân phù hợp là được CHỜ Ù.

    8-VỠ CHỜ: khi bài Chờ Ù, mở Cửa Trì bị Đấm Yêu(ăn Yêu) hoặc Dậy Khàn không còn quân đánh Xén, phải phá Phu đánh đi, không còn được Chờ Ù nữa.




    XIV-Điều 14-THỦ TỤC Ù: Tt BÁO Ù với Làng khi có 1 quân bài hiện (do người khác đánh, mở Nọc, dậy Thiên Khai) mà Bài Tròn, có Lưng. Ù = BÀI TRÒN + CÓ LƯNG + QUÂN Ù hiện.

    -Thủ Tục Ù thực ra có 5 bước: CHỜ Ù, BÁO Ù, HẠ Ù, HÔ Ù, XƯỚNG Ù.

    1-THIÊN Ù:

    1.1: Tt có Cái, bài Thập Thành luôn. Quân Ù được coi là Quân Bắt Cái.

    1.2:Có các cước sắc kèm theo Quân Ù(Quân Bắt Cái) trong Thiên Ù như Bạch Thủ, Xuyên, Chi Nẩy....TT xưa thì chưa có khái niệm này.

    1.3: Thiên Ù mà Quân Bắt Cái (chính là Quân Ù)khi cần phải hô các điều kiện kèm theo như “Ù Không Phỗng, Tiền Ù Hậu Dậy, Tiền Dậy Hậu Ù...” nếu không tuân thủ cũng bị Ù Lành Làng.

    2-Ù LÀNH LÀNG: Ù mà Tt mắc lỗi nhẹ như lỗi Bỏ Ù; Treo Tranh; lỗi xếp Trái Vỉ(có nơi gọi là Trái Bỉ), Kẹp Cổ; lỗi Khê Khàn hoặc Thiên Khai; Treo Khàn hoặc Treo Thiên Khai(khi Khàn hoặc Thiên Khai đã trôi hết trong Phu);Lỗi HÔ Ù sai, thiếu…

    3-Ù BÁO: Ù mà Làng phát hiện mắc các lỗi nặng và phải Đền Làng.

    -Ù BÁO gồm có Ù KHÔNG LƯNG + Ù THỪA THIẾU QUÂN + Ù BẤT THÀNH PHU + Ù SAI CƯỚC SẮC.

    4-Ù THÔNG: Ù tiếp theo ván Ù trước đó. Có Ù Thông đến nhiều ván, mà từ ván Ù thứ ba gọi làTam Khôi, ván thứ tư là Tứ Khôi ...đến N Khôi.

    5-Ù NĂM BINH: phải hô Ù Năm Binh khi Quân Ù là quân A; lại có Phỗng A nhưng không Phỗng được vì A nằm trong ít nhất 2 Phu khác nhau (còn gọi là Ù Không Phỗng). Cùng tính chất với Ăn Năm Binh.

    -Ù LỤC BINH: tính chất như Ù Năm Binh và Ăn Lục Binh.

    6-Ù VỌNG:là trường hợp Ù với Thiên Khai của nhà khác Dậy khi Động Nọc. Ù Vọng tính điểm bằng Lèo.

    7-Ù KHÔNG PHỖNG:

    7-1: Ù với quân bài A, mà trên tay có Phỗng A nhưng chia vào ít nhất 2 Phu nên Phỗng bài không tròn, vậy phải hô Ù Không Phỗng. Quên Hô là Ù Lành Làng; Ăn Phỗng là bị Báo.



    7.2: Đối với Ù Năm Binh, Ù Lục Binh đều xướng Ù Không Phỗng để tránh lỗi được.

    8-BỎ Ù:

    8.1: Không Ù khi đang Chờ Ù mà Quân Ù hiện trên Chiếu.

    8.2: Trong TT nếu Bỏ Ù, sau đó lại Ù được là Ù Lành Làng.

    9-XƯỚNG Ù:

    9.1: Thông báo với làng mình đã Ù và có cước sắc thế nào, có điều kiện gì khác Ù thông thường. (thực ra điều kiện Ù đặc biệt được gọi là HÔ Ù).

    9.2: XƯỚNG Ù mắc lỗi có thể bị thiệt điểm (nếu XƯỚNG Ù thiếu cước sắc), có thể Ù Lành Làng(nếu HÔ Ù thiếu điều kiện theo qui định), có thể đền làng (nếu XƯỚNG Ù thừa cước sắc thì “XƯỚNG SAO ĐỀN VẬY”).

    9.3: XƯỚNG Ù có bốn bước: BÁO Ù + HẠ Ù + HÔ Ù + XƯỚNG CƯỚC SẮC.

    9.3.1-BÁO Ù: khi Quân Ù hiện lên dưới chiếu, Tt BÁO Ù.

    -Nếu có Phỗng, Dậy Khàn trước thì phải thực hiện đúng.

    9.3.2-HẠ Ù: sau Báo Ù, là thao tác Hạ Ù. Hạ Ù phải chuẩn, nếu không sẽ Ù Lành Làng (ví dụ Dậy Khàn sai) hoặc Đền Làng nếu Bất Thành Phu.

    9.3.3-HÔ Ù: Sau khi Báo Ù, Hạ Ù xong các Phu, Dậy Khàn Úp(nếu có), Tt HÔ Ù, nêu các điều kiện Ù ở trường hợp phải nêu. Nếu không có các điều kiện phải HÔ, thì XƯỚNG CƯỚC SẮC luôn, trường hợp này HÔ Ù ẩn luôn trong XƯỚNG CƯỚC SẮC.

    9.3.4-XƯỚNG CƯỚC SẮC: thông báo với làng mình ù được cước sắc gì.

    10-TIẾNG Ù: nghĩa là VÁN Ù có cước sắc gì hoặc Quân Ù nào. Ví dụ: nói “Tiếng Ù Lèo” nghĩa là ván đó nếu Ù sẽ có Lèo. Nói chờ “Một Tiếng Bát Sách”: chờ Quân Ù là Bát Sách.

    11- CƯỚC SẮC Ù: tên riêng của từng ván ù tương ứng số Điểm, Dịch được hưởng kèm theo.

    Ù Suông là Tiếng Ù cơ sở không có CƯỚC SẮC. Mọi dạng Ù khác(trừ Báo hay Ù Lành Làng) đều có Cước Sắc như Thông, Tam Tứ Ngũ...Khôi, Tôm, Lèo, Bạch Thủ, Xuyên, Tứ Trụ (Kính Cụ, Thập Điều, Bạch Định,Chi Nẩy), Kính Tứ Cố, Thiên Ù, Ù Vọng. Lệ Làng có thể sáng tạo ra nhiều cước sắc khác Tt cần lưu ý.

    12- HÒA: là ván chơi không có ai Ù,không ai Báo.

    12.1: HÒA THÔNG THƯỜNG: mở hết Nọc(có 5 Tt chơi thì Nọc còn 5 quân), không ai Ù, là ván bài HÒA. Người Đầu Kê(hoặc người Chịu Bài) được Cái ván tiếp.

    12.2: HÒA DO CẢ LÀNG CHẠY: cả Làng nhất trí cùng BỎ BÀI, cùng CHỊU. Ván sau sẽ thực hiện BẮT CÁI LÀNG.

    12.3: HÒA TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẶC BIỆT: do có vấn đề nảy sinh trong ván chơi thuộc về sự cố người chơi, luật chơi, đồ chơi...


    XV-Điều 15- ĐIỂM Ù: các dạng bài Ù với số điểm khác nhau. Câu vắn tắt qui định tính điểm Ù khi bắt đầu chơi Tổ Tôm Chiếu ở nhiều vùng Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thanh Hóa... vào Thế Kỷ 20 là “SUÔNG HAI, DỊCH MỘT, TÔM BỐN, LÈO NĂM; BỘI TAM, BỘI TỨ, BỘI LỤC”. Ù Suông là tiếng Ù cơ sở(không có Dịch nào) được qui định là 2 Điểm. Cũng có nơi chơi “Suông 3 Dịch 1”. Nhiều nơi chơi theo Công Thức “Suông 4 Dịch 2 Tôm 8, Lèo 10 ; Bội Tam, Bội Tứ, Bội Lục; Kính Tứ Cố bằng Hai Chi Nẩy. Bạch Thủ, Tam Khôi, Thiên Ù bằng Tôm; Xuyên, Vọng bằng Lèo”.

    -Cước đặc biệt Ù Tứ Trụ và Kính Tứ Cố có thể được cộng thêm số Dịch bằng số Bội tùy nơi. Luật này cho cộng thêm đáp ứng xu thế thích Ù to của giới trẻ.

    -Các Tt từ Công Thức Điểm này để giao hẹn lúc bắt đầu chơi.

    1-ĐIỂM, DỊCH:sau đây tính theo công thức phổ biến “Suông 4 Dịch 2 Tôm 8, Lèo 10 ; Bội Tam, Bội Tứ, Bội Lục; Kính Tứ Cố bằng Hai Chi Nẩy. Bạch Thủ, Tam Khôi, Thiên Ù bằng Tôm; Xuyên, Vọng bằng Lèo”.

    -ĐIỂM: qui định số lượng đơn vị Điểm cho một tiếng Ù.

    -Dịch: là số Điểm Thưởng thêm cho một tiếng Ù có nhiều cước sắc(mỗi cước sắc được cộng thêm số Dịch khác nhau). 1 Dịch là 2 Điểm với qui tắc “Suông 4 Dịch 2...” trong công thức trên.Dịch còn có ý nghĩa là số Điểm cộng thêm của Tiếng Ù liền kề.

    2-TỨ TRỤ: là 4 Cước Sắc Ù nhiều Điểm khi chơi Tổ Tôm, được tính theo bội số Ù Suông là “BỘI TAM, BỘI TỨ, BỘI LỤC”với “Dịch Gà” kèm theo.Ù Thập Điều, Ù Kính Cụ bằng 3 ván Suông(Bội Tam), 3 Dịch; Ù Bạch Định bằng 4 ván Suông(Bội Tứ),4 Dịch; Ù Chi Nẩy bằng 6 ván Suông(Bội Lục),6 Dịch. Đặc biệt Ù Kính Tứ Cố bằng 2 ván Chi Nẩy, nhiều Điểm hơn cả Ù Tứ Trụ.

    2.1-Thập Điều= Kính Cụ = Bội Tam,3 Dịch = 3 ván Suông + 3 Dịch = (3x4)+ (3x2)=18 Điểm.

    2.2-Bạch Định = Bội Tứ, 4 Dịch= 4 ván Suông + 4 Dịch=(4x4)+(4x2)=24 Điểm.

    2.3-Chi Nẩy= Bội Lục, 6 Dịch= 6 ván Suông + 6 Dịch=(6x4)+(6x2)=36 Điểm.

    2.4-Kính Tứ Cố=2 Chi Nẩy=(2x36)=72 Điểm.

    2.5-Cước sắc Tứ Trụ Kép như XUYÊN BÍ TƯ THẬP ĐIỀU CHI NẨY = Chi Nẩy + 3 Dịch(của cước Thập Điều)+ 2 Dịch(của cước Xuyên Bí Tư)=36 + (3x2) + (2x2) = 46 Điểm.

    3-Ù SUÔNG: tính là 4 Điểm, 0 Dịch.

    -Ù Suông là Ù ván đầu tiên, không có cước sắc gì kèm theo.

    4-Ù THÔNG = SUÔNG(4 Điểm) + 1 DỊCH (là 2 Điểm) = 6 ĐIỂM.

    5-Ù THÔNG là Ù ván thứ hai liên tiếp. Ù Thông ván thứ ba tiếp theo, được gọi là Tam Khôi, Ù tiếp là Tứ Khôi...N Khôi.

    6-Ù TÔM = THÔNG (6 Điểm) + 1 DỊCH(2 Điểm) = 8 ĐIỂM. 1 Dịch.

    -Ù TÔM là Ù mà trong bài có Lưng THẤT VĂN + TAM VẠN + TAM SÁCH.

    7-Ù LÈO = TÔM + 1 DỊCH = 10 ĐIỂM. 2 Dịch.

    -Ù LÈO là Ù mà trong bài có Lưng CHI CHI + CỬU VẠN + BÁT SÁCH.

    8-Ù KÍNH CỤ =Ù THẬP ĐIỀU = BỘI TAM SUÔNG + 3 Dịch =18 ĐIỂM.

    -Ù KÍNH CỤ là Ù mà trong bài có 20 Quân Đen với 1 QUÂN ÔNG CỤ.

    -Ù THẬP ĐIỀU là Ù mà trong bài có 11 Quân Đen với 10 QUÂN ĐỎ.

    -Có vùng gọi Ù Thập Điều là Ù THẬP HỒNG hay Ù MƯỜI ĐỎ.

    9-Ù BẠCH ĐỊNH = BỘI TỨ SUÔNG + 4 Dịch = 24 ĐIỂM.

    -Ù BẠCH ĐỊNH là Ù mà trong bài chỉ có 21 Quân Đen.

    10-Ù CHI NẨY = BỘI LỤC SUÔNG +6 Dịch = 36 ĐIỂM.

    -Ù CHI NẨY là Ù mà bài có Quân Rác Cửu Vạn, Bát Sách từ đầu chờ Ù duy nhất một quân Chi Chi và không Vào Thành được.

    -BTK 9 vạn hay BTK 8 sách được chờ Ù Chi Nẩy khi có một đôi Quân Rác là 8 Sách (hoặc 9 Vạn)từ đầu và có phu dọc kèm theo Khàn BT từ đầu.

    11-Ù KÍNH TỨ CỐ = HAI CHI NẨY = 72 ĐIỂM.

    -Ù KÍNH TỨ CỐ là Ù mà bài có 17 Quân Đen với 4 QUÂN ÔNG CỤ.

    -Bốn Quân Ông Cụ khi Ù phải là một Lưng Trùng Tứ(dậy Khàn Ông Cụ hoặc Thiên Khai Ông Cụ).

    12-Ù BẠCH THỦ = Ù TÔM = 8 ĐIỂM, 1 Dịch.

    12.1: Ù BẠCH THỦ là Ù mà bài chờ chỉ 1 tiếng Phỗng Ù.

    12.2-Bài Thành chưa có Lưng, chỉ có 1 nước Phỗng tạo Lưng(dù là Phỗng Yêu, Phỗng Tái Kiến) cũng được Bạch Thủ.

    13-Ù XUYÊN NĂM GIAN = Ù LÈO = 10 ĐIỂM, 2 Dịch

    -Ù XUYÊN NĂM GIAN là Ù thành Phu Dọc có 5 quân mà Quân Ù xen vào 4 Quân Rác .

    14-Ù XUYÊN BÍ TƯ = Ù LÈO = 10 ĐIỂM, 2 Dịch.

    14.1: Ù XUYÊN BÍ TƯ là Ù thành Phu Bí có 5 quân và chờ chỉ một Quân Ù xen vào giữa 4 Quân Rác. Ví dụ bài có Cạ Bí Tư 4 Vạn,4 Sách chờ Quân Ù 4 Văn.

    14.2: Bài đã có Lưng không được Ù Xuyên Bí Tư khi Quân Ù là Nhị Văn, Bát Văn với Cạ Bí Tư Nhị Vạn, Nhị Sách(vì Ù được cả 8 Văn, 2 Văn); hoặc Quân Ù là Tam Văn, Thất Văn với Cạ Bí Tư Tam Vạn, Tam Sách (vì Ù được cả với 7 Văn, 3 Văn);hoặc Quân Ù là 9 Văn, Thang Thang với Cạ Bí Tư 9 Vạn, 9 Sách(vì Ù được cả với Thang Thang, 9 Văn).

    14.3: Bài chưa có Lưng, Ù được Xuyên Bí Tư với Quân Ù là 7 văn thành Bí Tôm (với Cạ Bí Tư 3 Vạn, 3 Sách); hoặc 8 Văn thành Bí Sườn(với Cạ Bí Tư 2 Vạn, 2 Sách); hoặc Thang Thang thành Lưng Yêu Đỏ (với Cạ Bí Tư 9 Vạn, 9 Sách).

    14.4:Lưu ý Ù Xuyên:

    -Ăn Chọn Phu khi Ù Xuyên, phải ưu tiên theo Phu nhiều quân trên tay.Nếu cả 2 nhóm Cạ đều gồm 4 Quân Rác thì được tùy xướng Xuyên Bí Tư hay Xuyên 5 Gian.
    15-Ù VỌNG: Quân trong Thiên Khai của nhà khác dậy là Quân Ù thì được Ù Vọng. Cước Ù Vọng = Ù Lèo = 10 điểm, 2 Dịch.



    16-Ù TAM KHÔI = TÔM = THÔNG +1 Dịch= 8 điểm, 1 dịch

    -TAM KHÔI là chỉ việc Ù đến ván thứ ba liên tiếp(Ù tiếp ván Thông).

    17-Ù TỨ KHÔI ĐẾN N-KHÔI= ĐIỂM Ù THÔNG THƯỜNG + THÔNG N KHÔI = ĐIỂM Ù THÔNG THƯỜNG + (N – 2) x 1 DỊCH.

    -Cước Sắc N KHÔI được tính số Dịch theo là (N-2).

    18-CƯỚC KÉP: được nhiều Cước Sắc trong một ván Ù.

    -Bài Ù có nhiều Cước Sắc tính theo công thức =Tổng Điểm Dịch của Tiếng Ù cao nhất + Dịch của các Cước Sắc khác. Các cước Thông, Tôm, Tam Khôi, Bạch Thủ, Thiên Ù kèm theo được cộng thêm 1 Dịch, bằng 2 Điểm(Mỗi Khôi tiếp theo đều cộng thêm 1 Dịch). Các cước Lèo, Xuyên, Vọng kèm theo được cộng thêm 2 Dịch, bằng 4 Điểm. Tứ Trụ thì số Dịch cộng thêm bằng số Bội.

    19-DỊ LUẬT KHÁC: Một số vùng có thêm các Tiếng Ù khác, nhưng không phổ cập như Xiên 2 Quân, Xiên 3 Quân, KÍNH BÀ LÃO...
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 18/7/22
  5. LUẬT CHƠI TỔ TÔM(P4)

    XVI-Điều 16:MỘT SỐ QUI ĐỊNH KHÁC:

    1- CHIẾU: khi chơi Tổ Tôm, Chiếu là một ước lệ về vị trí ngồi của Tt, nơi để Bộ Bài, Nọc, Chén, các Phu đã ăn, úp Khàn, Thiên Khai. Chuẩn bị cuộc chơi gọi là “TRẢI CHIẾU HẦU LÀNG”.

    1.1-CHIẾU LÀNG: chính là một bàn chơi với các Tt và các phụ thuộc khác(người phục vụ, đồ chuyên dùng,bộ bài chuẩn, trang bị riêng).

    -Trong 1 Chiếu Làng, khi chơi Tổ Tôm Bí Ngũ có 5 Tt: bản thân Tôm Thủ A, NHÀ TRÊN, NHÀ DƯỚI, 2 NHÀ CHÉO.

    1.2-DƯỚI CHIẾU: chính là trên MẶT CHIẾU, là trong CHIẾU LÀNG.

    -Mọi Quân Bài khi Ăn, Đánh liên quan với Phu, Quân hiện Dưới Chiếu mới bị xem xét có phạm lỗi hay không.

    1.3-VÀO CHIẾU: là tham gia vào bàn chơi.

    1.4- Văn hóa TT trong Chiếu Làng: trang nhã, lịch sự. Không được nói năng thô tục dù có nhiều câu chê bai, khích bác, hài hước: “THẤP NHƯ VỊT”, “MÁY PHÔ TÔ CÓP PY”, “PHỖNG PHỤC VỤ”, “CỦA NÚI”, “CHÈO ĐÒ CHO MÁT”, “TREO TRANH BÁN TẾT”, “GÀ, VỊT, ẾCH”, “MANG CHÉN VỀ UỐNG NƯỚC”, “ĂN CHIẾU”, “ĐỪNG PHIỀN PHỤ HUYNH”, “LIN GA GIÁO”...

    2-CHÉN: dùng BT khi chơi Tổ Tôm, để trên Chiếu, cạnh Đĩa Nọc.

    2.1-SỐ CHÉN: số lượng Chén dùng BT có thể nhiều hơn, nhưng thông thường mỗi Chiếu Làng chơi TT Chiếu chuẩn bị 3 Chén.

    2.2-LOẠI CHÉN: các Chén BT đồng loại.

    2.3-TRẢ CHÉN: thao tác TRẢ CHÉN cho Làng khi toàn bộ các quân bài trong BTK đã hiện ra trên Chiếu, dù là để ăn hay Ù. Khi Trả Chén cần Hô đúng nếu sai sẽ Ù Lành Làng.

    -Thao tác TRẢ CHÉN: HẠ PHU + BÁO TRẢ CHÉN + HÔ TRẢ CHÉN + TRẢ CHÉN.

    -Khi Ù phải Trả Chén, mà có cả Khàn Úp khác(không liên quan Quân Ù), thì phải Trả Chén cùng với hạ hết Phu trên tay rồi mới Dậy Khàn .

    3-LỆ LÀNG: là qui định riêng của một làng thôn, vùng miền về một lĩnh vực nào đó. LỆ LÀNG CHO CHƠI TT Chiếu là các qui định phải tuân theo khi chơi ở địa phương đó. LỆ LÀNG trong chơi TT Chiếu là một thứ “LUẬT BẤT THÀNH VĂN” của TT.

    3.1-“PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG”: đến đâu chơi phải theo Lệ Làng ở đó. Do vậy mọi cuộc chơi TT, bắt đầu Vào Chiếu, chủ nhà hoặc người có uy tín nhất, hay NHÀ BẮT CÁI KHAI HỘI sẽ công bố LỆ LÀNG.

    3.2-NHẬP GIA TÙY TỤC: bởi tính chất Lệ Làng như đã nêu, không nói ai đúng ai sai, phải chấp nhận “Luật Bất Thành Văn” được công bố khi tham gia.

    3.3-BIỆT LỆ, DỊ LUẬT: là qui định khác biệt, mới có so với những điểm chung của nhiều Lệ Làng.

    4-GÀ: là phần Điểm Dịch người Ù được hưởng thêm tương ứng một số Tiếng Ù.

    4.1: GÀ TRONG: trừ ĐIỂM DỊCH theo Tiếng Ù, một số Chiếu Làng chơi thêm GÀ TRONG. Tt Ù được ăn thêm con GÀ TRONG với một số Tiếng Ù đặc biệt. GÀ TRONG do tất cả Tt trong Làng góp vào một lần, có thể bổ sung nhiều lần bằng nhiều cách.

    CÁC LOẠI GÀ TRONG:

    4.1.1:GÀ CÔNG NGHIỆP: tạo thành do Tt phải góp Gà (thường là 1 dịch) cho mọi trường hợp: Gà Đầu Ván(bắt đầu mọi ván chơi) + Gà Nhái(các Tt không bị nhái góp) + Gà Đánh Ù(người đánh ra Quân Ù phải góp) + Gà Thông(nhà trên người Ù góp bằng số Dịch của Thông, Tam Khôi, Tứ Khôi...N Khôi) + Gà Bỏ Ù + Gà Ù Lành Làng + Gà Ù Báo + Gà Đền Làng(Tt mắc lỗi này phải góp) + Gà Quân Lộ (Tt làm lộ quân do Hạ Phu Thừa, mỗi quân hạ thừa vào 1 dịch) + Gà Bị Đè Ù(Tt bị đè ù), Gà Đầu Hội(góp trước ván đầu tiên, thường to hơn Gà Đầu Ván)...Tùy Lệ Làng mà số GÀ CÔNG NGHIỆP thêm bớt, nhiều ít khác nhau.

    4.1.2:GÀ NHÀ: chỉ áp dụng góp gà với các lỗi mắc phải.Bỏ Gà Đầu Ván, Gà Nhái, Gà Bị Ù Đè...Gà Nhà nhỏ hơn Gà Công Nghiệp.

    4.1.3:GÀ RỪNG: chỉ áp dụng góp Gà Đầu Hội và Gà cho các lỗi nặng như Gà Ù Báo, Gà Đánh Ù, Gà Ù Thông...Gà Rừng nhỏ hơn Gà Nhà.

    4.1.4:GÀ LÀNG: ngoài ý nghĩa là tên gọi chung cho các loại Gà, còn là một qui định góp GÀ Mặc Định, không cần Chủ bàn giao hẹn. Thí dụ, bàn chơi không góp Gà, mọi người ĐÁNH ra quân Ù(vào gà 1 dịch ), Đánh nhà dưới Thông (vào gà 1 dịch, cấp số cộng theo Khôi). Gà Làng do Tt Ù Tứ Trụ, Kính Tứ Cố được hưởng. Gà Làng nhỏ hơn Gà Rừng.

    4.2: GÀ NGOÀI: Điểm Dịch người Ù được hưởng thêm, qui định theo một số Tiếng Ù, có thể bằng với số Dịch của Cước Sắc.

    4.2.1:GÀ NGOÀI ĐƠN: chỉ tính Gà Cước Sắc với Cước Sắc lớn nhất.

    4.2.2:GÀ NGOÀI CHỒNG: bài Ù có bao nhiêu Cước Sắc, cộng tất cả(GÀ CÕNG).

    5- HAI LỐI THƯỞNG ĐIỂM: ĐÁNH GOM và ĐÁNH QUĂNG.

    5.1:Đánh Gom: các Tt góp 1 số điểm bằng nhau đầu mỗi Hội Bài vào quĩ chung(gọi là Điểm Làng). Ai Ù thì lấy Điểm trong Điểm Làng.Đánh hết Hội thì Gom tiếp. Thường Đánh Gom mới có Gà Ngoài. Tổng số Điểm Gom Đầu Hội thường bằng 2 Chi Nẩy + 1 Dịch.

    5.2:Đánh Quăng: mỗi ván Ù, các Tt trả cho người Ù số Điểm Dịch của ván. Đánh Quăng thường chỉ chơi Gà Trong.

    6- TRẬN BÀI, CANH BÀI: là cả một buổi chơi, từ ván đầu đến lúc kết thúc.

    7- HỘI BÀI: một lần góp của các Tt khi Đánh Gom. Hết Hội, các Tt lại Gom tiếp.

    8: VÁN BÀI: từng ván chơi trong mỗi Hội Bài, Canh Bài.

    9-CHỊU BÀI,CHẠY, BỎ BÀI: thấy bài xấu quá xin Chịu không tham gia ván chơi.

    -Nếu chiếu chơi đủ 5 Tt thì một người được phép Chịu. Nhà Cái nhường quyền Chịu bài trước cho các Tt khác. Nếu ván bài Hòa, người Chịu được có Cái ván tiếp theo.

    -Nếu cả bàn chơi cùng Chịu thì thực hiện Bắt Cái Đầu Hội.

    10- NHẤT TIÊU NHỊ XƯỚNG (có nơi nói là Nhì Xướng):

    10.1-Khái niệm: Việc NHÌN thấy quân bài, Phu bài, ván bài quan trọng hơn việc nghe XƯỚNG, HÔ về quân bài, Phu bài, ván bài đó.

    10.2: Đúng sai khi Ăn,Phỗng, Dậy, Ù với 1 quân bài thì “THỰC MỤC SỞ THỊ” = “NHẤT TIÊU” là quyết định.

    10.3: NHẤT TIÊU NHỊ XƯỚNG còn một lối giải thích khác: trước khi ăn, đánh, Ù với quân bài, Tt phải nhìn kiểm tra thấy đúng rồi hãy Xướng.

    10.4-Dị luật: TT Điếm một số vùng gọi chệch thành ngữ này thành “Nhất Tiu Nhị Xướng”. TIU là tiếng gõ trống khi chơi.

    11-NHẤT NHỊ TẠI VỊ: chỉ việc chọn Bài Cái trong TT Chiếu khi Bắt Cái bằng 2 quân.Luật Này qui định Bắt Cái bằng 1 quân để tránh lộ bài nên không vận dụng.

    12:“TẢ HỮU BIÊN HÀNH SỰ”: nếu không có người chia bài riêng, hai nhà trên dưới Tt Ù phải chia bài.

    13: MỘT LY ÔNG CỤ: qui định chơi nghiêm khắc, chặt chẽ, ngặt nghèo trong một Chiếu Làng: “HẠ TỊCH BẤT HỒI”, loại trừ “TIỀN HẬU BẤT NHẤT”, “ĐỀN CHỒNG”...

    14-MỘT THÀNH HAI CHỜ:

    14.1-Khái niệm: qui định về điều kiện Tt phải thực hiện khi ăn quân, đánh quân trước hai quân bài mở Nọc cuối cùng. Khi bị Đấm Yêu, Dậy Khàn được miễn trừ điều kiện “Một Thành Hai Chờ”.

    14.2- MỘT THÀNH: khi còn MỘT QUÂN MỞ NỌC cuối cùng, Tt muốn ăn một quân rồi đánh ra một quân khác phải có Bài Thành(hoặc Thập Thành). Nếu không đủ điều kiện “MỘT THÀNH”, Tt đánh ra quân bài là Quân Ù nhà khác chờ, Tt sẽ phải Đền ván Ù đó thay cả Làng.

    14.3- HAI CHỜ: khi còn HAI QUÂN MỞ NỌC cuối cùng, Tt muốn ăn một quân rồi đánh ra một quân khác phải có Bài Chờ Ù(hoặc tốt hơn). Nếu không đủ điều kiện “HAI CHỜ”, Tt đánh ra quân bài là Quân Ù nhà khác chờ, Tt sẽ phải Đền ván Ù đó thay cả Làng.

    15-TIỀN ĐIỂM BINH, HẬU ĐIỂM BỐI(có nơi nói là KIỂM):

    15.1: Khái niệm: yêu cầu các Tt khi bắt đầu ván bài hay Chờ Ù, Xướng Ù, kiểm tra bài Ù. Dưới đây chỉ nêu thao tác kiểm tra bài Ù sai đúng, coi như bài chia luôn đủ.
    15.2: TIỀN ĐIỂM BINH: đầu tiên là đếm bài Ù có đủ quân. Còn Quân Rác nào chưa xếp vào Phu không.
    15.3: HẬU ĐIỂM BỐI: sau khi Điểm Binh, xem bài có Lưng chưa(Lưng đã xếp thành Phu).
    16-BUÔN PHU: không ăn một quân đến trước,một Phu có trước lại ăn một quân đến sau tạo thành Phu có sau, bị Làng bắt lỗi, bắt Báo. Buôn Phu là lỗi Ăn Đổi Phu mà không được Lợi Quân. Lỗi này khi “Bắt Báo”, người xưa còn gọi là “PHÁ PHU NHÀ ĂN PHU LÀNG”; “PHÁ PHU LIỀN ĂN PHU CHẮP” mà không lợi quân.
    17-ĂN CHỌN PHU: nếu hai mảng Quân Rác đều ăn được với 1 quân của Làng(hoặc ăn với quân của nhà có sẵn) thì phải ăn theo phu nhiều quân (khi phải đánh đi một mảng) hoặc được tùy chọn nếu 2 mảng bằng quân. Nếu 2 mảng bằng quân tạo phu không có cùng 1 lúc thì ưu tiên Phu lộ trước.
    -ĂN CHỌN QUÂN cũng vận dụng qui định tương tự.
    18-BẮT BÁO:
    18.1-Khái niệm: bắt Tt phạm lỗi nặng bị phạt Báo, Đền Làng. Bắt Báo do Tt khác trong cùng Chiếu chơi hoặc Trọng tài thực hiện.
    18.2- BÁO NGỒI ĐẤY: Tt bị Bắt Báo, phải ngồi yên, đợi Làng chơi tiếp hết ván bài, ai Ù thì Đền thay Làng cả ván đó.Báo Ngồi Đấy do phạm lỗi nặng khi Ăn, Đánh.Nếu ván bài Hòa thì không bị Đền.
    18.3- BÁO ĐỀN LÀNG: Tt bị bắt Báo và Đền Làng ngay theo qui định.
    18.4-BÁO CHÈO ĐÒ: Tt bị bắt Báo không phải Đền ngay mà trả bằng một ván Ù sau đó, gọi là TRẢ ĐÒ. Giới trẻ ít cho Trả Đò, thường bắt Đền ngay, nhất là khi chơi Online.
    18.5-Bắt lỗi, xét sai đúng khi ăn, đánh, Ù là dựa vào những điều luật ngắn ngọn, rõ ràng, thống nhất chứ không phải dạng từ ngữ mơ hồ như “ĂnTham”, “Đánh Bửa”, “Phá Làng", “Lợi Bài”…
    19- LUẬT CƠ BẢN khi xét sai đúng trong quá trình ăn đánh:
    19.1-LUẬT 1: “CẤM ĂN ÍT ĐÁNH NHIỀU” trong mọi trường hợp.
    -Lưu ý: Cho phép ăn bằng quân trong trường hợp “Ăn Chọn phu”, “Ăn Chọn Quân”.Ưu tiên Phu Lộ Trước.
    19.2-LUẬT 2: “CẤM ĂN SAU BỎ TRƯỚC”.
    -Lưu ý: cho phép ăn Phu sau, bỏ Phu trước nếu lợi quân khi “Ăn Đổi phu”. Điều này thể hiện Luật 1 được ưu tiên so với Luật 2.


    19.3-LUẬT 3: “CẤM SAI DƯỚI CHIẾU”.

    -Chỉ xét sai đúng khi ăn đánh với quân,Phu hiện “Dưới Chiếu”.

    19.4-Lưu ý:

    19.4.1: chỉ xét Quân Liên Quan khi đánh đi; cấm đánh quân đã xếp trong Phu dưới Chiếu; cấm Phỗng lộ; phải xếp tròn Phu; Không treo tranh; phải ăn Khàn, Thiên Khai theo qui định...

    19.4.2: QUI TẮC ĐẾM QUÂN ĂN ĐÁNH: là số QUÂN TRÔI TRÊN TAY ăn được liên quan với Phu ăn dưới Chiếu.

    20-LỖI Ù LÀNH LÀNG: Tt Ù không được Điểm, chỉ được Cái ván sau nếu mắc các lỗi nhẹ như Treo Tranh, Trái Bỉ(Trái Vỉ), Kẹp Cổ; Hô Ù(trong khi Xướng Ù) sai; Dậy Khàn, Trả Chén không đúng lúc; Khê và Treo Khàn, Thiên Khai(đã trôi trong phu); Bỏ Ù...Khi Ù Lành Làng, ván sau không được hô THÔNG.

    21-YÊU HOÀN YÊU, BÍ HOÀN BÍ:

    21.1-Định nghĩa: cho các Quân Yêu về thành Phu độc lập; cho về Phu Bí khi các quân bài khác trở về Phu của nó trong diễn biến Xoay Bài để Ăn Quân, Đánh Quân, Ù.

    21.2- YÊU HOÀN YÊU: Quân Yêu ban đầu tổ hợp với quân bài khác thành Phu Bí, Phu Dọc(hoặc chỉ để ĂN ĐÓN) nay do diễn biến xoay bài còn đứng 1 mình, trở thành Phu độc lập. Nếu Hoàn Yêu trong BTK Yêu A khi Ù phải Hô ù “BTK A, Yêu Hoàn Yêu, Ăn Cả Trả Chén Làng”.

    21.3: BÍ HOÀN BÍ:khi BTTK-BTK A hoặc BTK A, quân thường A ban đầu(có 2,3,4 quân này) đã nằm trong Phu bí A của nó lại tổ hợp với quân khác thành Phu Dọc(hoặc Phu Bí khác hoặc ĂN ĐÓN), sau đó xoay bài tất cả quân A đều trở về Phu Bí A. Nếu Hoàn Bí trong BT khi Ù phải Hô Ù điều kiện này. Khi BTK, BTTK BTK không có Phu Dọc nhưng lại tạo ra hơn một Phu Bí thì không phải hô Bí Hoàn Bí.


    C-LUẬT CHƠI TỔ TÔM BÍ TỨ:


    I-Điều 1: CHIA BÀI, BẮT CÁI:

    1-Chia Bài: 120 quân bài được chia kín làm 5 phần bằng nhau. Một phần tách riêng làm Bài Nọc.

    2-Bắt Cái: tiến hành như TT5.

    -Mỗi phần bài cho Tt là 24 quân; Nhà Cái ban đầu có 25 quân.

    -Bỏ phần số đếm 10 của Yêu Đỏ.


    II-Điều 2: Ù.
    1-TT4 Ù khi bảo đảm điều kiện: TRÒN BÀI + CÓ 2 LƯNG TÁCH RỜI +QUÂN Ù hiện. Bài Ù đủ 25 quân.
    2-Các qui định khác như Điều 2 Luật TT5.


    III-Điều 3: TRÒN BÀI: . Khi bài của Tt không còn Quân Rác.

    IV-Điều 4: PHU BÀI: qui định như Điều 4 Luật TT5.

    -Hai Lưng Tách Rời là 2 Phu Lưng xếp riêng độc lập.


    V-Điều 5: QUÂN BÀI: Như Điều 5 Luật TT5.


    VI-Điều 6- NỌC: Như Điều 6 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt: Chơi TT4, Nọc ban đầu có 23 quân bài. Chơi đủ 4 người, Nọc còn 8 quân là Hòa tức là ở các Cửa có đủ 16 Quân Rác.


    VII-Điều 7-CÁI:Như Điều 7 Luật TT5.


    VIII-Điểu 8- CỬA: Như Điều 8 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt: chỉ có 4 Cửa của 4 Tt.

    .
    IX-Điều 9- ĂN QUÂN: Như Điều 9 Luật TT5.


    X-Điều 10- ĐÁNH QUÂN: Như Điều 10 Luật TT5.


    XI-Điều 11: KHÀN: Như Điều 11 TT5.


    XII-Điều 12- THIÊN KHAI: Như Điều 12 Luật TT5.


    XIII-Điều 13-CHỜ Ù: Như Điều 13 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt: điều kiện Ù là có ít nhất 2 Lưng tách rời.


    XIV-Điều 14- Ù: Như Điều 14 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt: Bài Ù phải Tròn và có ít nhất HAI LƯNG TÁCH RỜI + ĐỦ 25 QUÂN.


    XV-Điều 15- ĐIỂM Ù: Như Điều 15 Luật TT5.

    Các điểm khác biệt:

    1-Ù Tứ Trụ có “Kính 2 Cụ” thay cho “Kính Cụ”; “Thập Nhị Điều” thay cho “Thập Điều”.

    2-Thập Nhị Điều = Kính 2 Cụ = Bội Tam Suông + 3 dịch = 3 ván suông + 3 dịch = (3x4)+ (3x2)=18 điểm.

    -Ù KÍNH 2 CỤ là Ù mà trong bài có 23 Quân Đen với 2 QUÂN ÔNG CỤ.

    -Ù THẬP NHỊ ĐIỀU là Ù mà trong bài có 13 Quân Đen với 12 QUÂN ĐỎ.

    -Có nơi gọi Ù Thập Nhị Điều là Ù MƯỜI HAI ĐỎ.


    XVI-Điều 16:MỘT SỐ QUI ĐỊNH KHÁC: Như Điều 16 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt: Chỉ có 4 phần bài dành riêng cho Tt.


    D-LUẬT CHƠI TÀI BÀN: TT3

    TT3 đơn giản hơn TT5,TT4 lại ít người chơi nên nhiều Lệ Làng khác biệt.


    I-Điều 1: CHIA BÀI, BẮT CÁI:

    1-Chia Bài: 120 quân bài được chia làm 4 phần bằng nhau. Một phần tách riêng làm Bài Nọc.

    2-Bắt Cái: tiến hành như TT5.

    -Mỗi phần bài cho Tt là 30 quân; Nhà Cái ban đầu có 31 quân.

    -Bỏ số đếm 10 của Yêu Đỏ khi chọn Bài Cái, Nhà Cái.


    II-Điều 2: Ù.

    1-TT3 Ù khi bảo đảm điều kiện: TRÒN BÀI + CÓ TỪ 9 LƯNG TRỞ LÊN(TÍNH CẢ LƯNG GHÉP,LƯNG TÀI) +QUÂN Ù hiện. Bài Ù đủ 31 quân.

    2-Các qui định khác như Điều 2 Luật TT5.


    III-Điều 3: TRÒN BÀI: . Khi bài của Tt không còn Quân Rác.


    IV-Điều 4: PHU BÀI: qui định như Điều 4 Luật TT5.

    Các Phu Lưng của TT3:

    1-9 loại lưng như ở TT5 đều được tính là 1 Lưng.Các Lưng Trùng được tính nhiều hơn.

    2-LƯNG GHÉP:

    2.1-Ghép khác loại: gồm những Phu Lưng khác nhau.

    -Ví dụ: Bí Tôm có Phỗng 7 Văn, Phỗng 3 Vạn: (Phỗng 7 Văn là 1 Lưng) + (Phỗng 3 Vạn là 1 Lưng) + (Tôm là 1 Lưng) = 3 Lưng.

    2.3-Ghép cùng loại: gồm những Phu Lưng giống nhau.

    -Ví dụ: Phu Lèo có 2 Chi Chi, 2 Cửu Vạn, 2 Bát Sách = (1 Lưng là 1 Chi chi, 1 Cửu Vạn, 1 Bát Sách) + (1 Lưng khác cũng là 1 Chi Chi, 1 Cửu Vạn, 1 Bát Sách) = 2 Lưng.

    3-LƯNG TRÙNG: tạo bởi các quân thường giống nhau.

    3.1-Phỗng thường là 1 Lưng.

    3.2-Khàn thường là 3 Lưng.

    3.3-Thiên Khai thường(hoặc Dậy Khàn thường) là 6 lưng.

    4-LƯNG TÀI: Phu Lưng Trùng tạo thành bởi các Quân Tài gồm các quân Yêu; các quân 2,9 Văn; 5,8 Vạn; 4,7 Sách.

    4.1: Phỗng các Quân Tài là 2 Lưng.

    4.2: Khàn gồm các Quân Tài là 6 Lưng.

    4.3: Thiên Khai tài(hoặc Dậy Khàn Tài) là 12 Lưng.

    -


    V-Điều 5: QUÂN BÀI: Như Điều 5 Luật TT5.

    Điểm khác biệt của TT3 là:

    1-Có các QUÂN TÀI: các quân Yêu; quân 2 Văn, 9 Văn; quân 5 Vạn, 8 Vạn; quân 4 Sách, 7 Sách.

    2-Không phân biệt quân đến trước, quân đến sau.


    VI-Điều 6- NỌC: Như Điều 6 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt: Chơi TT3, Nọc ban đầu có 29 quân bài. Chơi đủ 3 Tt, Nọc còn 14 quân là Hòa tức là ở các Cửa có đủ 15 quân rác.


    VII-Điều 7-CÁI:Như Điều 7 Luật TT5.

    VIII-Điểu 8- CỬA: Như Điều 8 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt: chỉ có 3 Cửa của 3 Tt.

    .
    IX-Điều 9- ĂN QUÂN: Như Điều 9 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt: được ăn quân đến sau. “Ăn Chọn Phu”, “Ăn Đổi Phu” không bị ràng buộc số quân.


    X-Điều 10- ĐÁNH QUÂN: Như Điều 10 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt: được đánh cả quân Trôi, đánh cả Phu đi, đánh cả Phỗng sau khi không Phỗng.


    XI-Điều 11: KHÀN: Như Điều 11 TT5.

    -Điểm khác biệt: được đánh đi hết 3 quân trong BTK.

    -Phỗng Tái Kiến không cần Phu kèm theo.

    -Hô Ù không cần trình Làng diễn biến theo Khàn.

    -Khàn Tài được tính bằng 6 Lưng.


    XII-Điều 12- THIÊN KHAI: Như Điều 12 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt được đánh hết 4 quân trong BTTK BTK.

    -Hô Ù không cần trình Làng diễn biến theo Thiên Khai.

    -Thiên Khai Tài được tính là 12 Lưng.


    XIII-Điều 13-CHỜ Ù: Như Điều 13 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt: tính toán để có ít nhất 9 Lưng mới Ù được.


    XIV-Điều 14- Ù: Như Điều 14 Luật TT5.

    -Điểm khác biệt:

    1-Bài Ù phải TRÒN BÀI + có ít nhất CHÍN LƯNG + ĐỦ 31 quân.

    2-Không phải quan tâm các điều kiện Hô Ù. Chỉ có 3 cước sắc Ù à Ù Suông, Ù Tài Bàn, Ù Sửu Bàn.


    XV-Điều 15- ĐIỂM Ù: Tài Bàn(TT3) chỉ có 3 Cước Sắc Ù Tương ứng (1,2,3) x N Điểm.Trị Số “N Điểm” được qui định đầu Hội.

    1-Ù Suông: được 1 N Điểm. Ví dụ qui định N=10 Điểm thì Ù Suông được 10 Điểm.

    -Ù Suông: bài có từ 9 Lưng đến 18 Lưng. Từ đầu bài trên tay đã có Lưng Khàn.

    2-Ù Tài Bàn: được 2 N Điểm. Theo ví dụ 1 là được 20 Điểm.

    -Ù Tài Bàn bài có từ 19 Lưng trở lên. Từ đầu bài trên tay đã có Lưng Khàn.

    3-Ù Sửu Bàn: được 3 N Điểm. Theo ví dụ 1 là được 30 Điểm.

    -Ù Sửu Bàn phải có từ 9 Lưng trở lên. Từ đầu bài trên tay chưa có Lưng Khàn.


    XVI-Điều 16:MỘT SỐ QUI ĐỊNH KHÁC: Như Điều 16 Luật TT5 nhưng đơn giản đi nhiều liên quan đến các thay đổi ở các điều trước.


    E- LUẬT CHƠI TỔ TÔM ĐIẾM


    I-Điều 1-Định Nghĩa: trò chơi TT5 trong các lễ hội, có TRUNG QUÂN(là người điều khiển cuộc chơi), dùng hiệu lệnh TRỐNG, hiệu lệnh CỜ, chơi trên sân rộng với nhiều điều kiện phụ trợ.


    II-Điều 2-Điều Kiện: SÂN CHƠI(coi như CHIẾU LÀNG):Có rạp che, bàn ghế, âm thanh điện tử, điện nước, dụng cụ, thiết bị hỗ trợ, người phục vụ…


    III-Điều 3-BỘ BÀI: như bài TT5 nhưng to hơn kích cỡ bình thường, bọc nhựa.

    -Ít nhất có Hai Bộ Bài khác màu để sử dụng.


    IV-Điều 4-BỘ CỜ HIỆU:

    1-CỜ ĐỎ: Cờ Ù: thông báo với làng có ván Ù.

    2-CỜ TRẮNG: Cờ Chịu: thông báo với làng xin chịu ván bài.

    3-CỜ VÀNG: Cờ Bất thực: thông báo với làng có khàn BT, thay cho Chén Bất Thực.

    4-CỜ KHÁC: tùy Lệ Làng có thể thêm màu sắc Cờ cho ván hòa, bắt báo, chèo đò…


    V-Điều 5-BỘ TRỐNG:

    1: TRỐNG CON: Mỗi Tt có một trống con + dùi. Có thể có ghế đặt trống hoặc đặt trên bàn chơi của Tt.

    2- TRỐNG CÁI: Hội chơi có Trống Cái + dùi. Có thể có ghế đặt trống hoặc đặt trên Bàn Chung.

    VI-Điều 6-BÀN GHẾ CHƠI:

    1-BÀN GHẾ RIÊNG: 5 Tt ngồi 5 bàn, cách nhau khoảng 2m-3m. Thường mỗi bàn có 3 ghế để Tt có cả chầu rìa.Mỗi bàn có giá để quân bài ăn cho Làng nhìn. Khàn, Thiên Khai úp cũng phải để trên giá từ đầu ván.

    2-BÀN GHẾ CHUNG: để ở giữa rạp. Nơi chia bài công khai, đặt cờ, dụng cụ chung, Ban Trung Quân ngồi.

    3-CÁC GHẾ PHỤ đặt Quân Rác ở các Cửa giữa 2 Tt.


    VII-Điều 7-NGƯỜI THAM GIA:

    1-TRUNG QUÂN: là người quan trọng nhất điều khiển chơi TTĐ giữ các vai trò trọng tài, thuyết minh (MC), mở nọc.

    a-Vai trò Trọng Tài: công bố luật lệ chơi, điều hành cả cuộc chơi, phân xử đúng sai ăn đánh, xác định cước sắc Ù.

    b-Vai trò Thuyết Minh: diễn biến chung ván bài, ngâm xướng thơ vịnh từng quân bài, nước bài.

    c-Vai trò Mở Nọc: cầm Bài Nọc mở từng quân đúng thứ tự. TTĐ thường còn 1 quân đốc nọc mới Hòa.

    2-NĂM TÔM THỦ: lễ hội thường đủ 5 Tt chơi mới bắt đầu.

    3-NGƯỜI PHỤC VỤ: có người chia bài, người ghi điểm, người hỗ trợ các việc khác.


    VIII-Điều 8-TRỐNG LỆNH: chơi TTĐ, dùng Trống làm hiệu lệnh.

    1-TRỐNG CÁI: Trung Quân sử dụng.

    a-Trống Báo khai hội, thông báo khác.

    b-Trống Nhắc: nhắc lại tiếng Trống Con.

    2-TRỐNG CON: các Tt sử dụng. Có 2 âm thanh TÙNG(gõ vào mặt trống), CẮC(gõ vào thành trống, thậm chí mặt bàn).

    3-GÕ MỘT TIẾNG “CẮC”: báo hiệu Không Ăn Quân.

    4-GÕ NHIỀU TIẾNG “CẮC CẮC CẮC…”: giục Tt khác đánh nhanh.

    5- GÕ MỘT TIẾNG “TÙNG”: Báo hiệu Ăn Quân.

    6-GÕ HAI TIẾNG “TÙNG CẮC”: Báo hiệu xin hỏi Trung Quân.

    7-GÕ HAI TIẾNG “TÙNG TÙNG”: Báo hiệu Phỗng Ăn Quân.

    9-GÕ BA TIẾNG“TÙNG TÙNG TÙNG”: Báo hiệu Dậy Khàn.

    10-GÕ BỐN TIẾNG “TÙNG TÙNG TÙNG TÙNG”: Báo hiệu Dậy Thiên Khai.

    11-GÕ MỘT HỒI DÀI“TÙNG TÙNG TÙNG…TÙNG”: Báo hiệu Ù.

    12-GÕ 3 HỒI DÀI “TÙNG TÙNG …”: Báo hiệu Ù Chi Nẩy.

    13-HIỆU KHÁC: theo từng Lệ Làng, có thể bổ sung hiệu lệnh Trống cho trả hoặc xin chén bất thực, vào ván chơi, ván hòa, tạm dừng, tiếp tục…

    -Ví dụ Trả Chén: “Hai Tùng Một Cắc” là “Ăn 2 Đánh 1 Trả Chén”; “Ba Tùng Một Cắc” là “Ăn Cả Trả Chén” với BTK…


    IX-Điều 9: LUẬT CHƠI TTĐ cơ bản như Luật TT5, lưu ý vai trò Trung Quân, hiệu lệnh Trống, Nọc Hòa.

    -Bài Nọc hiện Trung Quân cầm trên tay hay bỏ vào túi là chưa đủ kín, nên cải tiến làm HỘP NỌC.



    G-ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG: Luật Tổ Tôm phần dành cho Tổ Tôm Bí Ngũ, Tổ Tôm Bí Tứ, Tài Bàn(Tổ Tôm Bí Tam), Tổ Tôm Điếm lập thành văn bản năm 2005, sẽ liên tục được bổ sung, hoàn thiện nhằm duy trì,lưu truyền một trò chơi bài lá giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Có 1 Phụ Lục kèm theo “TỪ NGỮ TỔ TÔM THẾ KỶ 20 CHO GAME ONLINE”.



    Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Tôm Thủ yêu quí môn bài lá này.



    Nguyễn Quốc Vượng.

    Số 126, Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội.

    Điện thoại: 091 3288260.

    Email: nguoibuonbannho@yahoo.com.



    -Phụ Lục: Từ và Thành Ngữ Tổ Tôm Thế Kỷ 20.(có đăng trong Diễn Đàn chanphom.com)
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/6/22
    Mod01 thích điều này.
  6. GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH(Thảo luận tại TTDG 25/3/2022)

    Hôm nay ở bàn chơi Tổ Tôm, có một bạn hỏi mình một trường hợp mà thấy lạ quá. Bạn ấy nói có Chương Trình Hướng Dẫn đánh Tổ Tôm nêu 1 lỗi “Ăn 1 Đánh 2” bị Bắt Báo khác hẳn phần Luật Tổ Tôm mình viết.Bạn nói Video hướng dẫn, mình không rõ ở đâu.

    Bạn nói Hướng Dẫn là: Bài có Cạ Dọc 4, 5 văn và Cạ Bí 3 vạn, 3 sách. Nếu 3 văn đến ăn Bí Tam(hoặc ăn Dọc 345 văn) mà đánh đi Cạ 4,5 văn(hoặc đánh đi Cạ 3) là bị Bắt Báo “Ăn 1 đánh 2”. Theo hướng dẫn, nếu không xé đánh đi trước 1 cạ, là phải bó chờ ăn tiếp Cạ còn lại. Mình có ý kiến:

    1-Do Luật Tổ Tôm chưa phổ cập, nên mình không kết luận Chương Trình nào sai cả.

    2-Ví dụ trên, lần trước có một Tôm Thủ đưa ra, mình đã có ý kiến. Tuy vậy ở đây xin trình bày lại:

    a-Đây là trường hợp vận dụng Luật “ĂN CHỌN PHU”: Tôm Thủ được tùy chọn ăn 1 Cạ và đánh Cạ kia đi.

    b-Ăn Chọn Phu định nghĩa: Có 2 Cạ cùng ăn được với quân(dù của làng hay của nhà) thì Tôm Thủ được tùy chọn ăn, cốt là không ăn Cạ ít quân hơn.

    c-Ví dụ trên là “Ăn 2 đánh 2” chứ không phải “Ăn 1 đánh 2”. Ví dụ ăn Phu Bí Tam là ăn được 2 quân của nhà 3 vạn, 3 sách và nếu đánh đi 2 quân 4,5 văn(cũng của nhà) là đúng luật “Được Phép Ăn Chọn Phu Bằng Quân”.

    3-Kết luận:

    a-Vì đây là trường hợp rất cơ bản nên mình đưa lên Diễn Đàn mong được cộng đồng thảo luận lại.

    b-Có 2 vấn đề cơ bản trong Ví dụ trên;

    b1-Luật “CHO PHÉP ĂN CHỌN PHU BẰNG QUÂN”.

    B2-“ĐẾM QUÂN ĂN ĐÁNH” khi xét đúng sai thế nào cho?

    Nguyễn Tiểu Thương


    Mạnh Nđt

    Đây là trường hợp ăn chọn phu, bình quân. Trước đó có chú Hoàng có đưa ra thảo luận. Chỗ cháu cũng cho ăn chọn phu bình quân


    Trung Hai Le

    Ăn chọn phu bình thường


    Sasha Nguyen

    Đâu âu đấy thôi chú ạ, để mà tranh luận thì ko ra dc kết quả cuối cùng đâu.


    Tran Huy Hoang

    Xem lại bài viết này: https://www.facebook.com/groups/totomdangian/permalink/1091648918278132/


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    À, còn một trường hợp mà tôi chưa thử ở Sân Đình. Thường khi tôi chơi và các cụ nhà tôi cũng dặn là chớ có chơi vì nhiều nơi sẽ bắt, các cụ có điều kiện thì thử xem:

    Trên tay có 4 quân, 2 quân nhị vạn, tam vạn và tứ vạn. Nhà trên đánh nhị vạn, không phỗng được vì sẽ vi phạm "phỗng 1 đánh 2". Bốc lên ngũ vạn: nếu ăn và đánh đi nhị vạn - sẽ bị tóm nếu không hạ nhị vạn, hạ nhị vạn đánh đi nhị vạn có bị tóm lỗi "không ăn phu trước, ăn phu sau" không?

    Tôi chơi thì sẽ không ăn, giữ nguyên nhị tam tứ vạn trên tay, chạm phu khác đánh bỏ nhị vạn.


    Hoang Nguyen

    Tran Huy Hoang có sao đâu vì 234 là phu liền, đánh như vậy ok mà cụ


    Hoang Nguyen

    Tran Huy Hoang phải hiểu câu " ăn 1, đánh 2"; "ăn ít đánh nhiều" đúng nghĩa của nó. Bài có khi 2,3 mặt 1 cây thì cho phép ăn chọn phu nào lợi hoăc bằng quân. Còn ăn 1 đánh 2 là phá phu nhà ăn phu làng rồi đánh 2 cây còn lại trên tay.


    Chính Vượng

    Tran Huy Hoang GỬI BÁC HOÀNG

    1-Là LUẬT, sẽ ghi ngắn gọn “CẤM ĂN ÍT ĐÁNH NHIỀU”, bao quát cho cả “Ăn 1 đánh 2”; “Ăn 2 đánh 3”; “Ăn 3 đánh 4”.Lưu ý: đếm quân “Ăn Đánh” chính xác.

    2-“Ăn Chọn Phu” và “Ăn Đổi Phu” khác nhau, bác lẫn ở 2 khái niệm này. Luật em viết chỉ cho phép “Ăn Chọn Phu Bằng Quân” thôi. “Ăn Đổi Phu” phải lợi quân, không là bị báo vì mắc lỗi “Buôn Phu”.

    3-Từ khi con người biết chữ,LUẬT là phải “THÀNH VĂN”, nếu không chỉ là “LỆ”, nên em mới đề nghị cộng đồng thảo luận cho rõ mà.

    4-Vài ý nhỏ trình bày với bác, mong được xem xét.

    Nguyễn Tiểu Thương

    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    Chính Vượng Các cụ phát ngôn: Không được ăn 1 đánh 2 - ta tạm gọi là một "Tiên đề" vậy khi mọi người đưa ra thêm mệnh đề : không ăn 1 đánh hai - nhưng chọn ngang dọc, ăn 1 rồi đánh 2. Có phải là phát biểu 1 tiên đề - tạm gọi là luật, sau đó lại ra một văn bản dưới luật, cho phép "đổi phu bằng quân" là đi ngược lại tiên đề "không ăn 1 đánh 2".

    - Cho dù thành văn hay bất thành văn, Luật chơi phải là một thể logic và nhất quán. Không thế sao Tổ Tôm tồn tại được mấy trăm năm?

    - Vụ này các MOD nên lấy thêm ý kiến các bậc cao niên như cụ Cóc và các cụ khác để hoàn thiện.


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    Nhấn mạnh : các cụ xưa là GIỮ NGUYÊN LUẬT - đổi cách chơi cho phù hợp. Ta hiện nay đang thực hiện : ĐỂ CHO DỄ CHƠI thì SỬA LUẬT.


    Chính Vượng

    Tran Huy Hoang GỬI BÁC HOÀNG VỚI CẢ NHÀ

    Bác nói vậy thấy Luật đâu

    Lệ Làng truyền khẩu “cãi nhau mổ bò”

    Mỗi việc “khi thấy hai Phu”

    “CHỌN” hay là “ĐỔI”dễ mà chẳng xong

    “Quân Ăn” thì đếm của Làng

    Bởi không văn bản tỏ tường làm sao

    Viết cho rõ để mai sau...


    Đình Dương

    Tào Nam Dương đúng rồi. Xem phu nào đi đc ít thì đánh đi. Giữ phu nhiều quân hơn. Vậy thôi


    Tào Nam Dương

    Quản trị viên

    [​IMG]

    Ăn chọn phu thôi ạ


    Nguyễn Du

    Chào cụ Chính Vượng. Ý kiến của cụ là chuẩn, luật ở đâu cũng vậy. Bài được ăn chọn 1 phu.chỉ trừ ở đâu đó cho được nhập 2 phu vào quân tam văn, thì mới bắt ăn 1 đánh 2 .Bắc Ninh .


    Hoang Nguyen

    Về cơ bản là giống nhau, nó như Tiến lên, tá lả...


    Hoang Nguyen

    Trong Tan Nguyen Tổ tôm có luật rồi mà, có điều là quy định thêm, bớt một số điều dưới luật cho phù hợp thôi ( tạm gọi là lệ). Kkk


    Trong Tan Nguyen

    Hoang Nguyen Luật mà có nơi nào viết thành văn bản Luật đâu bác?? Toàn truyền miệng mà thôi, chưa có Luật nào thống nhất phổ biên chung cả??


    Trong Tan Nguyen

    Hiện tại Việt Nam chỉ có game duy nhất về tổ tôm là Tổ Tôm sân đình và cũng chỉ có Sân đình đang hoàn thiện để cho ra 01 bộ Luật tổ tôm hoàn chỉnh mà thô


    Ivan Nguyen

    Phu sẵn trên tay ko đc đánh nhé, trắng chiếu kà bắt báo ngay 3 văn, van, sách+ 4 văn, sách ăn nhị năn nhị sách rồi đánh tam vạn vẫn bị bắt


    Chính Vượng

    Ivan Nguyen GỬI BẠN IVAN NGUYEN

    Bạn chưa xem kỹ thế bài

    Phu đâu có sẵn trên tay của mình

    “ĂN CHỌN PHU” đã giải trình

    “BẰNG QUÂN” được phép đâu thành “ĐỔI PHU”


    Nguyễn Nghĩa

    Tôi còn bị bắt ván rất vô lý luôn trên bài có bí 7 tôi đánh 8s với 9s đi đến 7s hạ ăn bí thì máy bắt lỗi ngay ăn 1 đánh 2 thế là trừ sạch tiền luôn chán chả buồn chơi


    Chính Vượng

    Nguyễn Nghĩa Game đang hoàn thiện chưa ngon

    Nhiều khi “Tổ...Tức” chịu oan ối người

    Công phu lắm cái nghề chơi

    Cũng mong đêm hết mai trời sáng hơn

    Cho ai vui với Tổ Tôm...


    Chính Vượng

    Nguyễn Nghĩa GỬI BẠN NGHĨA

    Ván bài bạn đánh đúng với Luật TTSĐ(Điều 3.3) cũng đúng với Luật Tổ Tôm nhiều vùng đang vận dụng. Bạn có thể gửi ván bài lên diễn đàn Chanphom.com, Mục “Góp Ý Báo Lỗi TTSĐ” để các Mod xử lý, hoàn thiện Game.

    Mình trích đăng Luật TTSĐ phía dưới làm minh chứng.

    Nguyễn Tiểu Thương.

    Bài 3: Luật Ăn - Đánh trong Tổ Tôm Sân Đình

    3. Đánh bài:

    ...* Khi trên tay có 2 cạ mà cùng có thể ăn 1 quân, được phép ăn bằng 1 cạ và đánh cạ còn lại đi. Nếu số lượng quân của cạ đánh đi lớn hơn số quân của cạ đã ăn thì cũng bị bắt lỗi...



    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    Nguyễn Nghĩa đấy là cụ chơi ở Sân Đình thì cụ thấy vô lý. Chơi ở chiếu thì không được phép ở nhiều chiếu đánh đúng luật "Ăn 1 đánh 2". Sân Đình gọi trường hợp của cụ là "Đổi phu lợi quân".

    Theo ý kiến của tôi - chính sự dễ dãi như vậy làm hỏng Tổ Tôm Dân gian. - nên gọi là Tổ tôm online.


    Nguyễn Nghĩa

    Tran Huy Hoang cụ nói tn tôi trả hiểu bài cụ lên như vậy bắt buộc cụ phải đánh đi 1 là để bí phá dọc 2 là để dọc phá bí đến phu khác cụ ăn vào bí thì bị bắt lỗi nên mới xảy ra việc bắt lỗi nhầm và dẫn đến thua oan


    Nguyễn Nghĩa

    Tran Huy Hoang còn cụ chơi ở đâu thì cũng vậy thôi


    Chính Vượng

    Tran Huy Hoang GỬI BÁC HOÀNG

    Bác lại lẫn “khái niệm” rồi

    Ví dụ bạn Nghĩa tên thời “CHỌN PHU”

    “BẰNG QUÂN” được phép đánh mà

    Game mà bắt báo đó là Game sai

    “ĐỔI PHU CẦN LỢI QUÂN BÀI”

    Ở ví dụ này chẳng phải “ĐỔI PHU”...
     
    Mod01 thích điều này.
  7. THẢO LUẬN "ĂN GÌ ĐÁNH GÌ" TẠI DIỄN ĐÀN TTDG 25/3/2022 (PHẦN TIẾP THEO)

    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    Nhân tiện hỏi bác Chính Vượng - ăn 1 đánh 2 là như thế nào??? Không phải là ăn 1 quân vào (dọc hoặc bí) rồi đánh đi cả 2 quân liên quan (dọc què, bí thiếu) đi ư?

    - Tiên đề là CẤM ĂN 1 ĐÁNH 2.

    - hậu đề là CHO ĂN 1 ĐÁNH 2 - bản thân người ra luật đã mâu thuẫn với chính LUẬT.

    * Theo như bạn này nêu ví dụ: bài của bạn đã có bí 7, đánh bỏ 8, 9. Ăn thêm 7 và hạ bí 7 là có 4 quân 7 - theo luật (mở rộng) thì không thể bắt vì bạn đó đã ĐỔI PHU DỌC 7,8,9 ĐỂ LẠI PHU BÍ CÓ SẴN ăn thêm cây 7 và hạ bí 4 quân.

    * Ý kiến cá nhân của tôi là: LUÔN BẢO LƯU QUY ĐỊNH CẤM ĂN 1 ĐÁNH 2 TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP. Viết 1 câu: Cấm ăn 1 đánh 2 trong luật là đủ. Như thế Tổ Tôm mới khó, mới có những nước trói bài. Cái hay là người chơi phải tính toán sao cho phù hợp.


    Chính Vượng

    Tác giả

    [​IMG]

    Tran Huy Hoang GỬI BÁC HOÀNG

    Vấn đề bác nêu, anh em mình và cộng đồng đã trao đổi nhiều, vẫn không hiểu nhau. Chúng ta không thống nhất trong 2 KHÁI NIỆM CƠ BẢN.

    1-ĐẾM QUÂN ĂN, ĐÁNH: là Ăn Gì? Đánh Gì? Điểm này sai khác cơ bản, theo em xét “Ăn Gì” là “Ăn được mấy quân của nhà theo Phu tạo thành”, theo bác là “Ăn 1 quân của làng”. Do vậy, diễn giải “Ăn 1 đánh 2” của bác là không đúng với điều em biết.

    2-“ĂN CHỌN PHU” và “ĂN ĐỔI PHU” là hai trường hợp khác nhau.

    Do vậy em không dám bàn thêm, có dịp gặp nhau thì cụ thể hơn hoặc đợi Cộng Đồng có ý kiến bác à.

    Nguyễn Tiểu Thương


    Trong Tan Nguyen

    Chính Vượng khi mà khái niệm cơ bản còn đang không thống nhất với nhau thì tranh luận đúng sai như thế nào??


    GỬI BẠN TRONG TAN NGUYEN

    Khái niệm cơ bản “Ăn Gì?” trong thành ngữ “Ăn m Đánh n” của các cụ thật dễ hiểu mà.

    Nếu kết luận TTSĐ và Luật TT một số nơi cho “Ăn 1 đánh 2” thật sai lạc bản chất. Không ở đâu Luật Tổ Tôm cho phép “Ăn 1 đánh 2” cả. Khi giải thích “Ăn 1” là “Ăn 1 quân của làng” chính là điều sai lạc với thành ngữ các cụ xưa nói “Ăn 1 đánh 2” hay ngược lại; hoặc “Ăn 2 đánh 2”; hoặc “Ăn 3 đánh 2”hay ngược lại; hoặc “Ăn 3 đánh 3”; hoặc “Ăn 4 đánh 3” hay ngược lại; hoặc “Ăn 4 đánh 4”... “Ăn” trong thành ngữ đó là “Ăn được mấy quân của nhà theo phu tạo thành dưới chiếu” chứ không phải ăn quân của làng.

    Nói "Ăn 1" là "Ăn 1 quân của làng" thì các trường hợp "Ăn 2", "Ăn 3", "Ăn 4" sẽ giải thích “Ăn 2,3,4 quân của làng” ư?
    Ở đây, trường phái không cho “Ăn Chọn Phu Bằng Quân” phải tìm ra “Luật” để bắt lỗi đã chọn nhầm luật “Cấm ăn 1 đánh 2”.
    Còn tất cả các qui định Tổ Tôm xưa về sai đúng khi “Ăn M Đánh N” thì Luật Tổ Tôm chỉ gói gọn là “CẤM ĂN ÍT ĐÁNH NHIỀU”. Viết thành LUẬT là vậy, NGẮN GỌN, RÕ RÀNG, BAO QUÁT MỌI TRƯỜNG HỢP.

    Tran Huy Hoang
    Chuyên gia trong nhóm
    [​IMG]
    https://youtu.be/5X1FJg0zDVQ

    [​IMG]
    YOUTUBE.COM
    Clip cách chơi Tổ tôm Phần 6 Các lỗi
    Clip cách chơi Tổ tôm Phần 6 Các lỗi




    • GỬI BÁC HOÀNG VỚI CẢ NHÀ

      1-Chương trình hướng dẫn cách đánh Tổ Tôm bằng video này thật thuận lợi cho người học chơi, rất cảm ơn tác giả đã nhiệt tình thực hiện.

      2-Các hướng dẫn mang tính chất chi tiết, nó như “THÔNG TƯ, NGHỊ ĐỊNH” so với LUẬT TỔ TÔM.

      -Vì là hướng dẫn tập chơi nên một số phần từ dùng còn chưa khoa học, không rõ ràng, ngắn gọn, bao quát.

      3-Ngay tại phần đầu giải thích lỗi phạm ghi là “Ăn 1 đánh 2”: “Ăn 1 quân 3 văn của làng, đánh đi 4,5 văn trên tay” là sai về cơ bản theo mình biết. Trong ví dụ là “Ăn 2 Đánh 2”: Ăn được 3 vạn, 3 sách và đánh đi 4,5 văn. “Ăn Chọn Phu Bằng Quân” như vậy là đúng luật.

      Nếu bắt lỗi do “Lệ Làng Thế” thì đành chịu, còn bắt thành lỗi “Ăn 1 đánh 2” là sai.

      4-Tất cả Luật xét sai đúng bắt báo khi Ăn Đánh thực ra chỉ ngắn gọn 3 Luật Cơ Bản:

      1-LUẬT 1: “CẤM ĂN ÍT ĐÁNH NHIỀU” trong mọi trường hợp.

      -Lưu ý: Cho phép ăn bằng quân trong trường hợp “Ăn Chọn phu”. Ưu tiên Phu Lộ Trước.

      2-LUẬT 2: “CẤM ĂN SAU BỎ TRƯỚC”.

      -Lưu ý: cho phép ăn phu sau, bỏ phu trước nếu lợi quân khi “Ăn Đổi phu”. Điều này thể hiện Luật 1 được ưu tiên so với Luật 2.
    • 3-LUẬT 3: “CẤM SAI DƯỚI CHIẾU”.

      -Chỉ xét sai đúng khi ăn đánh với quân,phu hiện “Dưới Chiếu”.
    Tran Huy Hoang
    Chuyên gia trong nhóm
    [​IMG]
    Chính Vượng trên tay có bí 7, và 8,9 có phải là có sẵn 5 cây không? Đánh 8,9 ăn thêm 7 có phải là đổi phu lợi quân không. Thế nào là Chọn? Thế nào là Đổi?
    - Bạn này bị tóm là do: Đánh rồi hạ phu có cây thứ 3, chắc Game lập trình chưa OK vụ này. Nếu ăn 7 hạ bí 7 4 quân rồi đánh 8,9 máy không bắt.

    GỬI BÁC HOÀNG

    Em trích đăng trong Luật Tổ Tôm 2005 nêu hai trường hợp “Chọn Phu” “Đổi Phu” mà bác hỏi.


    IX-ĐIỀU 9: ĂN QUÂN.

    ............................

    10- ĂN CHỌN PHU: 1 quân bài có thể ăn được với 1 trong 2 Cạ khác nhau.

    10.1: Cùng Thời Điểm: Tt tùy chọn Cạ, được phép đánh đi cả Cạ kia.

    10.2: Khác thời điểm, phải ưu tiên Phu Lộ trước.

    10.3: Ăn Chọn Phu phải không phạm lỗi “Ăn Ít Đánh Nhiều”.

    11-ĂN ĐỔI PHU: tạo ra một Phu mới và bỏ đi một Phu cũ liên quan.

    -Chỉ được phép “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”.

    GỬI CẢ NHÀ

    Thực ra, chỉ cần nêu ví dụ cho “Ăn 2 Đánh 2”, “Ăn 3 Đánh 3”, “Ăn 4 Đánh 4”, “Ăn 3 Đánh 2” hoặc ngược lại; “Ăn 4 Đánh 3” hoặc ngược lại là rõ sai lầm cơ bản khi nói “ĂN 1” là “ĂN 1 QUÂN CỦA LÀNG” trong việc bắt lỗi “ĂN 1 ĐÁNH 2” của ví dụ ở video.



    ......................................
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 4/4/22
    Mod01 thích điều này.
  8. THẢO LUẬN “ĂN GÌ ĐÁNH GÌ” DIỄN ĐÀN TTDG 4/4/2022


    GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH
    Hôm nay mình nêu 1 số ví dụ với trường hợp “ĂN GÌ, ĐÁNH GÌ” tạm gọi là “ĂN M ĐÁNH N” của Tổ Tôm.
    1-“ĂN 1 ĐÁNH 1”:
    1a-Bài có Bí 4(thừa 4 văn) và 3456 vạn hạ dưới chiếu; trên tay rác 1 quân 5 văn và 1 quân 3 sách. Đến 3 văn, được phép ăn 345 văn và đánh đi 3 sách(hoặc ngược lại).
    1b-Luật vận dụng: được phép “Ăn Chọn Phu Bằng Quân”. Ở ví dụ này là “Ăn 1 Đánh 1”: ăn 5 văn thì đánh 3 sách hoặc ngược lại.
    2-“ĂN 1 ĐÁNH 2”:
    2a-Bài có 456 văn hạ dưới chiếu, trên tay rác 2 văn và cạ bí 3 vạn, 3 sách. Đến 3 văn ăn nối dọc 23456 văn, đánh đi 3 sách, 3 vạn là Bị Báo.
    2b-Luật vận dụng: “CẤM ĂN ÍT ĐÁNH NHIỀU”. Ở ví dụ này mắc lỗi “Ăn 1 Đánh 2”: ăn được 1 quân 2 văn, đánh đi 3 vạn, 3 sách.
    2c-Đánh đúng sẽ ăn Bí Tam, bỏ đi quân 2 văn là “Ăn 2 Đánh 1”.
    3-“ĂN 2 ĐÁNH 2”:
    3a-Bài có cạ dọc 45 văn và cạ bí 3 vạn, 3 sách. Đến 3 văn, được phép ăn 1 cạ và đánh cạ kia đi.
    3b-Luật vận dụng: được phép “Ăn Chọn Phu Bằng Quân”. Ở ví dụ này là “Ăn 2 Đánh 2”, ăn được cạ nọ đánh cạ kia đi.
    4-“ĂN 3 ĐÁNH 2”: hoặc ngược lại.
    4a-Ví dụ: có cạ dọc rác 245 văn và cạ bí 3 vạn, 3 sách. Đến 3 văn, được phép ăn 2345 văn và đánh đi 3 vạn, 3 sách.
    4b-Luật vận dụng được phép “Ăn nhiều đánh ít”, đánh ngược lại là Bị Báo.
    5-“ĂN 3 ĐÁNH 3”:
    5a-Bài có cạ dọc rác 245 văn và cạ bí rác 2 quân 3 sách, 1 quân 3 vạn. Đến 3 văn được phép tùy chọn ăn phu dọc hoặc phu bí và đánh cả cạ còn lại đi.
    5b-Luật vận dụng: được phép “Ăn Chọn Phu Bằng Quân”, ở đây là "Ăn 3 Đánh 3".
    6-“ĂN 4 ĐÁNH 3”:
    6a-Bài có cạ dọc 245 văn và cạ Bí Tư 3(2 quân 3 vạn, 2 quân 3 sách). Đến 3 văn, được phép ăn bí 3 và đánh cả 245 văn đi(phải hạ Bí tam 5 quân).
    6b-Luật vận dụng: được phép “Ăn nhiều, đánh ít”: ở đây là “Ăn 4 đánh 3”. Đánh ngược lại là Bị Báo vì phạm lỗi “Ăn 3 Đánh 4”.
    7-“ĂN 4 ĐÁNH 4”:
    7a-Bài có cạ Năm Gian (34 67 văn) và cạ Bí Tư(2 quân 5 sách, 2 quân 5 vạn). Đến 5 văn được tùy chọn ăn 1 cạ và đánh cả cạ kia đi.
    7b-Luật vận dụng: được phép “Ăn Chọn Phu Bằng Quân”. Ở đây là “ăn 4 đánh 4”
    8-Kết luận: vì “ĂN M ĐÁNH N”khi xét sai đúng bắt báo là “KHÁI NIỆM CƠ BẢN” nên mình đưa ra các ví dụ cụ thể ở trên mong cộng đồng thảo luận sáng tỏ. Theo Luật Tổ Tôm mình viết:
    8a-“ĂN M”: M là số quân trên tay ăn được theo phu mới tạo thành.
    8b-“ĐÁNH N”: N là số quân trên tay đánh đi liên quan với phu dưới chiếu.
    Nguyễn Tiểu Thương

    Vũ Xuân Trường
    Luật và dẫn chứng rất cụ thể. Rất đúng và hợp lý. Ở góc độ người chơi cháu cảm ơn chú đã chia sẻ

    Hoa Rơi Cửa Phật
    Bác Vượng Chính cho cháu hỏi mình đánh cây 7 văn đi rồi sau lên 7 văn có ù đc ko

    Nguyễn Ngọc Hà
    Hoa Rơi Cửa Phật Đã đánh đi rồi thì chỉ không ăn lại được thôi, còn ù thì thoải mái nhé và nhớ là lúc xướng ù phải hô thêm "Đánh đi ù lại"
     
    Mod01 thích điều này.
  9. GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH

    Hôm nay, mình muốn trình bày với cộng đồng về “Bài 6-Cước Sắc, cách tính điểm trong Tổ Tôm Sân Đình”(tạm gọi Điều 6-Luật TTSĐ). Đây là Luật Tổ Tôm Sân Đình ghi thành văn bản, trên Diễn Đàn chanphom.com, đã có sửa đổi nhưng còn một số điểm chưa khớp với Game Lập Trình.

    So với các qui định chơi Tổ Tôm khác, Điều 6-Luật TTSĐ đã tương đối là hoàn thiện nhất, mình góp ý một số điểm sau:

    1-Điều 6.1.c: TAM KHÔI: Tam Khôi = Thông + 1 Dịch = Tôm = 8 Điểm. Sẽ ghi là Tam Khôi = 8 Điểm, 1 Dịch(chứ không phải 2 Dịch). Mình thấy trong Game, một bạn ù Tam Khôi Lèo được 12 Điểm là đúng.

    2-Điều 6.1.e: có ghi “...Phỗng quân đã xin Bất thực để ù thì không được xướng Bạch thủ...”: trong Game mình thấy có bạn Bất Thực khàn A vẫn Ù được Bạch Thủ A.

    -Vậy trong Luật TTSĐ nên sửa điều khoản này, mình ủng hộ cho phép được Bạch thủ.

    3- Điều 6.1.h có ghi ù Bí Tư là Ù với “4 quân này ... không phải quân bất thực...” nhưng trong Game mình thấy có bạn Ù Xuyên Bí Tư với Bất Thực Khàn A(2 quân A là quân rác). Mình ủng hộ trường hợp này được Xuyên Bí Tư. Vậy Mod Lập Trình xem xét sửa trong Luật TTSĐ cho thống nhất với Game: nên ghi đủ cả là Cước sắc XUYÊN BÍ TƯ.

    -Mình ủng hộ Xuyên Bí Tư cả khi Bất thực.

    4-Điều 6.1.i có ghi Ù Xuyên Năm Gian là “Bài Ù với quân ù ghép với 4 quân trên bài (4 quân này không có quân nào nằm trong các phu đang có...”: trong Game chỉ tính 2 quân đầu cuối Phu Ù là rác thôi. Ví dụ 34 67 văn, thì có 4,6 văn nằm trong Bí rồi vẫn được Game cho Ù Xuyên Năm Gian.

    -Vậy Điều 6.i trong Luật TTSĐ cũng cần điều chỉnh khớp với Game. Mình ủng hộ phải là XUYÊN 4 QUÂN RÁC.

    5- Điều 6.1.m2: nêu điều kiện 2 của Ù Chi Nẩy là “...(2) trong cách xếp bài chờ ù thì có què ít nhất 1 cây 9 vạn và 1 cây 8s...”

    -Luật TTSĐ chưa nêu rõ “9 vạn, 8 sách” phải là quân rác trên tay từ đầu ván hoặc không. Vậy đánh xén để tạo ra(ví dụ Đấm Yêu, bài có 56789 vạn và rác đôi 8 sách, đánh xén đi 8 vạn chờ Chi) hoặc Bất Thực khàn 9 vạn hay khàn 8 sách (ví dụ BT khàn 9 vạn, 1 quân tạo ra 789 vạn, với 1 đôi 8 sách rác từ đầu).

    -Mình đề nghị ghi rõ hơn điều kiện. Mình ủng hộ 9 vạn, 8 sách rác trên tay từ đầu ván, kể cả cho phép Bất Thực.

    6-Điều 6.2: vẫn ví dụ Dịch kèm theo cước Tam Khôi = 2 Dịch là chưa khớp với Game. Tam Khôi = Tôm nên chỉ có 1 Dịch thôi.

    7-Kết Luận: vì đôi khi Tôm Thủ vẫn tìm Luật TTSĐ để xem xét sai đúng, cho nên để thống nhất với Game, đề nghị Mod Lập Trình coi lại một chút.

    Nguyễn Tiểu Thương
     
    mod02Mod01 thích điều này.
  10. GỬI MOD LẬP TRÌNH VỚI CẢ NHÀ

    Trao đổi về “Tiền Ăn Phu Hậu Dậy Khàn” với Phu ăn thêm là Phu Bí Thứ Hai(hoặc ăn đón vào chỉ 1 Phu Bí) trên Diễn Đàn TTDG ngày 16/4/2022 mình copy lên đây để cả nhà tham khảo.

    Nguyễn Tiểu Thương


    GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH

    Hôm nay, mình trình bày lại với cả nhà trường hợp “TIỀN ĂN PHU, HẬU DẬY KHÀN”(còn gọi là “Tiền Thực Hậu Dậy” đó).

    Luật chỉ yêu cầu, được phép “Tiền Ăn Phu, Hậu Dậy Khàn” khi úp Khàn A, nhà trên đánh ra quân A hay mở cửa trì được quân A.

    Cộng đồng đã thảo luận vấn đề này một lần, nhiều bạn đưa thêm điều kiện “Phu Ăn phải là Phu Dọc”. Nhiều bạn khác bác bỏ điều kiện Phu Dọc này.

    Ý kiến của mình:

    1-Nếu Luật không ghi điều kiện đòi hỏi “phải là Phu Dọc”, thì được “Tiền ăn phu Hậu dậy Khàn” là phu Bí.

    2-Nếu không cho “Tiền Thực Hậu Dậy” khi tạo thành thêm 1 phu Bí, thử hỏi mình có Khàn 8 Sách đang úp; ăn được thêm 1 quân Chi dưới chiếu; trên tay có 8 vạn 8 văn(đã ăn vào Bí 8 từ đầu); còn rác 9 vạn. Mở nọc hay làng đánh ra 8 Sách thì mình phải được Ù thành Bí Lèo với phu Bí 8 dậy khàn sau khi “Tiền Ù Hậu Dậy” chứ.

    -Tương tự nhà trên đánh ra hay mở nọc cửa trì 8 sách, mình được “Tiền ăn phu Hậu dậy khàn” thành 2 phu Bí: Bí Lèo và Bí 8 chứ.

    3-Do vậy điều kiện đòi hỏi phải ăn thành phu dọc trong “Tiền ăn phu hậu dậy khàn” là không hợp lý.

    4-Hôm qua, tại khu Chánh Tổng, bạn GadaubacTueMinh đã “Tiền ăn phu hậu dậy khàn” với quân 8 sách đúng như vậy và Game cho phép(chỉ ăn phu 8 sách, 9 vạn, chi rồi dậy khàn, chứ không cần trình Bí 8 ngay). Rồi bạn Gadaubac đã ù ván đó có Lèo, như vậy là hợp lý.

    5-Ý kiến cuối cùng: Vì cộng đồng đã thảo luận vấn đề này 1 lần chưa thống nhất, nhưng Game đã Lập Trình theo hướng Mở, Hợp Lý nên mình đưa ra để cả nhà trao đổi rõ hơn.

    Nguyễn Tiểu Thương


    Dang Thuy Linh

    Hợp lý ạ


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    Cho Tiền thực hậu dậy với phu dọc hoặc phu bí thứ 2 tạo với khàn - nêu rõ thế chứ mấy cụ mới có 1 phu bí cũng hô thì hỏng. Kkk


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    dậy khàn rồi thì thôi. Các cụ xưa không cho ăn tiền thực hậu dậy với phu bí là có lý do của nó. Do bài trên tay chưa hạ nên khi hạ phu bí ăn rồi dậy khàn dễ gây tranh cãi và làng nhìn vào thấy vô lý vì phu bí đã trôi theo khàn.


    Bùi Văn Định

    Tran Huy Hoang cụ trần thế cháu ăn bí 8s bình thường đánh xong còn lẻ 7s bốc lên 6 hoặc 9s liệu có được xướng ù không


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    Bùi Văn Định ăn phu dậy khàn là 3 quân khàn chỉ được trôi phu bí, phu trình ra phải là phu dọc hoặc phu bí thứ 2, chứ không phải hạ bí rồi khi ù lại xoay cây ăn thành dọc.


    Bùi Văn Định

    Chú nói đúng ạ.vì ví dụ cháu úp 8 trên bãi có 9 vạn chi chi.bài thành xong còn lẻ 7 sách và 1 cây khác. Nếu nhà trên đánh hoặc bốc cửa trì 8s thì phải ăn xong dạy để chờ 6_9 sách chứ. Nếu dậy ngay thì chờ sao dc


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    Pham Khanh thế tôi mới nói là các cụ đang làm "đơn giản hóa" tổ tôm mà lại.


    Pham Khanh

    Tran Huy Hoang Đó mới là cái hay của nó còn ông thích ăn bí và dọc thì phải bất thực


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    Pham Khanh xưa nay không ai cho ăn với phu bí, các cụ đang muốn "cải tiến" tổ tôm mà lại.


    Pham Khanh

    Chỉ được phép ăn phu dọc thôi cận cánh ăn phu dậy khàn


    Nguyễn Văn Được

    "Ăn phu dậy khàn ," là phải ăn phu dọc rồi dậy khàn. Sau đó khàn này nếu gặp sẽ có thể ăn phu bí mới được


    Chính Vượng

    Minh Tua Vu

    Em thấy không ổn anh ạ trường hợp của anh Ngọc bất thực 8 sách là xong sao lại phải rắc rối thế. Phải chăng cửu vạn hoặc chi chi lúc đầu chưa có. Như vậy thì như ý kiến của bạn Kiên BN là cao thấp ở nước bất thực mới thể hiện hết cái hay của tôt tôm.


    GỬI BẠN MINH TUA VU

    1-Đúng rồi, ban đầu bạn Ngọc chỉ có Bí 8(khàn 8 sách úp và 8 vạn, 8 văn) cùng với 1 quân 9 vạn rác. Sau đó mở ăn được Chi dưới chiếu, vòng sau mới mở được 8 sách tại cửa. Đúng ra như ở chỗ mình là phải hạ Bí Lèo, rồi dậy khàn 8 sách và hạ cả 8 vạn, 8 văn thành bí 8: là ăn 2 Bí dưới chiếu.

    2-Vấn đề của bài viết: có được “Tiền Thực Hậu Dậy” với khàn khi ăn vào 2 Phu Bí không? Ở ví dụ là 1 phu Bí mới hình thành nữa.

    -So sánh với “Tiền thực Hậu dậy” khi ăn thêm 1 phu dọc thì đây là ăn thêm 1 phu Bí, nhưng phải trình cả 2 Bí.



    GỬI CẢ NHÀ VỚI CÁC BẠN TRAN HUY HOÀNG, NGUYỄN VĂN ĐƯỢC, PHAM KHANH, BÙI VĂN ĐỊNH

    Vì vấn đề này đã thảo luận một lần ở Diễn Đàn mà chưa rõ ràng nên Tiểu Thương mới nêu lại. Game Sân Đình thì đã lập trình đúng như ý kiến mình nêu. Để vấn đề Thảo Luận được minh bạch, rõ ràng và đi đến Luật hợp lý nhất mình mong cộng đồng làm sáng tỏ:

    1-Vậy “Lệ Làng” nếu chỉ nêu “Tiền Ăn Phu Hậu Dậy Khàn” chỉ có điều kiện kèm theo: “Do Nhà Trên đánh ra hoặc Mở Cửa Trì” là đầy đủ chưa?

    2-Nếu bạn bổ sung điều kiện trên đầy đủ hơn thì bạn bổ sung thế nào?

    3-Nếu bạn thấy LUẬT TỔ TÔM nơi nào qui định đầy đủ hơn từ trước tới nay thì cho LÀNG biết bằng văn bản, xin được chụp ảnh lên đây hay dẫn nguồn để Game làm căn cứ tham khảo.

    4-Nếu chỉ cho “Tiền Ăn Phu Hậu Dậy Khàn” khi tạo thêm 1 PHU DỌC thì giải quyết ví dụ mình nêu ra làm sao?

    5-Tương tự mục 4 hỏi, vậy “Tiền Ù Hậu Dậy” khi Quân Ù trùng với Khàn lại tạo ra Phu Bí thứ hai như ví dụ mình nêu thì làm sao?

    Nguyễn Tiểu Thương


    Tạ Duy Anh

    Bài viết hay quá

    :):):)
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 3/5/22
    Mod01 thích điều này.
  11. GỬI MOD LẬP TRÌNH VỚI CẢ NHÀ

    Hôm nay mình đăng lại bài của bạn Hoàng Vũ trên Diễn Đàn TTDG để cộng đồng tham khảo. Bài ngày 21/4/2022

    Nguyễn Tiểu Thương


    Hoàng Vũ

    21 tháng 4 lúc 13:51 ·

    Kính mời các cao nhân Tổ tôm cho ý kiến

    Quả thực khi bị bắt báo vô lý thật ức chế.

    Cũng thật thất vọng với cách nhìn nhận vấn đề này của SĐ!

    Với tình yêu với Tổ tôm, mình chỉ muốn cái đẹp, cái hay của nó mãi trường tồn.

    Xin tóm tắt nước bài như sau: Trên tay mình có bí Cửu và 8, 7 sách. Mình đánh 7 sách, rồi ăn 9 sách của làng (chiếu có bí Cửu tứ binh), nhà trên đánh đì 7 sách (cụ Thương đánh), mình đánh 8 sách, máy bắt báo.

    SĐ phản hồi là đây là nước bài bó (theo luật TTSĐ ) thì mình chịu. Luật TT truyền thống làm gì có nước bài bó nào như vậy!

    Bó bài chỉ khi ăn "láo", ép phỗng để lấy lưng... nên không thể đánh hết đc các cây bài liên quan.

    Khi Tôm thủ tuân thủ đúng luật chơi, nhưng ăn thì không được mà đánh thì bị bắt báo thì còn gì là cái hay cái đẹp của Tổ tôm nữa!

    Kính mời các cụ chỉ giáo!


    Ánh Lương

    Báo đúng rùi .bai đẹp mấy .cay đên truoc toi phai an. O ăn thì giấu 1 trong nhung con ko báo để ù.cụ có 9s 8s 7s .cụ đánh 7 an 9s .8s phải treo cổ mà ù .


    Thai Son Dang

    Ánh Lương bài này theo em là bị báo vì đã đánh 7s thì không đc ăn 9s hạ phu bí nữa vì đằng nào cũng đánh 8s đi


    Strollyman Nam

    Thai Son Dang nhiều khi bài vào thế, nếu bài đã thành Ù lại 7 sách (đánh đi Ù lại)


    Ánh Lương

    Thai Son Dang 8s treo cổ.vi gốc 789 .9 trong bý.đánh 7 an 9.rùi đánh 8.vậy bài đẹp long lanh đen tuyền .có 789s .đánh 89 tẩy bđ.7 buộc treo cổ mà ù bố bảo cũng ko dám hạ 7s xuống ăn vớ vẩn .máy bắt báo kiểu đó đó.cụ hieu ý tôi nói chứ.cụ đánh 7 khoe7.ăn 9 .đánh 8 sao đc.bắt báo kiểu chống tẩy láo.cụ có hạ 2 cay 7vạn2 cậy 7 văn.rùi hạ 7s xuống cũng báo


    Anhbush Nguyen

    Tôi xem bài của cụ và không dám ý kiến, chỉ giận tay nhà trên [​IMG][​IMG][​IMG]


    Anh Duc Ngo

    Đó là vừa đì vừa trói kkk


    Thai Son Dang

    Pham Khanh bài này họ có sẵn bí 9, đánh 7 đi rồi mới ăn thêm 9 hạ cả phu bí , rồi mới đánh 8 bị bắt báo


    Pham Khanh

    Bài này nếu có sẵn bí cửu mà ăn thêm 9 sách mà tiêu 7,8sách đi thì bị bắt là đúng trường hợp bạn đánh con 7 hoặc 8s đi mà 9s mới đến sau thì bắt báo thế nào được luật ăn bí thì thôi dọc mà ăn dọc thì thôi bí


    Chung Hoang

    Các cụ đọc kĩ tus của cụ chủ. Lựa chọn ăn bí Cửu nên cụ í đánh 7 sách trước khi ăn thêm 9s của làng, đánh tiếp 8 sách là đúng luật. Khi nhà trên đánh 7 sách dưới chiếu dư 9 sách, trên tay còn 8 sách, lẽ thường là ăn 789 sách, nên khi cụ í đánh 8 sách thì máy đã lập trình lỗi này nên tự động bắt báo thôi, cụ í không thể ăn cây đã đánh đi. Tt chiếu không các nơi đánh bình thường.Điều này lập trình SĐ nên xem lại.


    Vĩ Hói

    Hôm qua mình gặp ván; bất thực 8 văn, đánh đi 1 cây 8 văn, xong hạ bài phu 4 cây 8, trả chén ăn 2 đánh 1, vẫn cho ăn tiến. Hãi thật


    Hoàng Quốc Tuấn

    Cụ bị báo là đúng rối, 2 con 9 sách, tay có 8 sách, 7 sách ko ăn đánh đi. Nước bài này cụ muốn tránh báo thì hạ 78 sách xuống rồi đánh 7 sách thừa đi. Chơi ngoài đời cũng vậy mà


    Chung Hoang

    Hoàng Quốc Tuấn cụ nên đọc kĩ tus rồi cmm thì logic hơn.


    Hoàng Quốc Tuấn

    Chung Hoang cụ đánh 7 sách đi rồi mới ăn 9 sách. Lúc này trên tay vẫn còn 8 sách và bí 9. Trong bí 9 có 2 con 9 sách. Nhà trên đưa 7sach xuống khoá càng cụ rồi còn gì. Cố tính đánh 8 sách đi ko báo thì sao


    Hoàng Vũ

    Tác giả

    Mời cụ Chính Vượng cho ý kiến, cụ là người am hiểu Tổ tôm sâu nhất ở đây, và cụ còn biết rõ ván bài này vì cụ ngồi trên tôi!


    .Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    GỬI BẠN HOÀNG VŨ VỚI CẢ NHÀ

    1-Đầu tiên, phải thú thực mình hay quên, nên không nhớ được ván bài đó. Phải tìm lại mãi mới thấy và có ý kiến chậm.


    2-Ván Bài bạn Hoàng Vũ nêu ban đầu có Bí 9(chỉ có 1 quân 9 sách), đánh đi 1 quân 7 Sách. Sau đó ăn thêm 1 quân 9 sách hạ Bí 9 lúc này có 2 quân 9 sách dưới chiếu.

    -Vòng sau cửa trên đến 7 sách không ăn được(vì đánh đi rồi), phỗng 8 văn đánh đi 8 sách. Máy bắt Báo dưới chiếu vì thừa 9 sách, không ăn 7 S đánh 8 sách.

    3- Mod 1 nói rằng đây là nước “Bó Bài”, đành phải để 8 sách trên tay, không được đánh đi.

    4-Ý kiến riêng: theo mình, đây là một trong những “NƯỚC BÓ BÀI” hiếm hoi, và lập trình Game như vậy là giống với đa phần các “LỆ LÀNG”. Cho nên Game xử lý Bị Báo là chuẩn.

    Vậy mình có ý kiến với bạn Hoàng Vũ và cộng đồng.

    Do tìm mãi mới thấy được cả ván bài, trả lời chậm, cả nhà thông cảm.Còn ngay tại ván chơi(ván đó mình cũng tham gia) thì không đọc kịp, vì nghĩ chậm lắm.

    Nguyễn Tiểu Thương

    [​IMG][​IMG][​IMG]-P/S: dù bạn AnhBush Nguyễn đã tuyên án quân 7 sách “đì chính chữ kiểu nhà quê”, vẫn phải có nhời phân ưu với khổ chủ và mong được lượng thứ. Cũng phải nói thêm, có vùng cho phép như bạn Hoàng Vũđánh, nhưng ở chỗ mình thì không được.


    Hoàng Vũ

    Tác giả

    Chính Vượng cảm ơn cụ đã cho ý kiến!

    Tôi cũng không bất ngờ khi cụ tán đồng với quan điểm của SĐ. Tôi chỉ e với quan trên thì phải đặt một câu hỏi lớn cho sự trường tồn cái hay, cái đẹp của Tổ tôm xưa.

    Tỗi xin mạn phép đưa ra quan điểm của mình.

    1. Tôi không dám đánh giá luật Tổ tôm của địa phương này hay hơn địa phương kia. Tôi cũng chưa chơi ở Bắc Ninh, nhưng những nơi tôi chơi không nơi nào coi đó là nước bài BÓ cả.


    2. Nước bài BÓ được hiểu là do Tôm thủ chủđộng chứ không phải bịđộng (yếu tố khách quan). VD1 bài tròn không lưng đánh đi 2 văn để chờ 8 văn. VD2 phỗng 5 văn để lấy lưng thì không thểđánh 4,6 hoặc 3 văn. VD3, ăn ép đểđược chờ (trên tay có 4 văn và hai dọc là 567 vạn và 567 sách, đến 5 văn ăn bí để chờ 3,6 văn).... VV.

    3. Quay trở lại ván bài của tôi, đánh 7s, 8s trước khi đến 9s đúng luật thì không chịu tác động của bất cứ yếu tố nào.

    4. Thưa cụ nước bài "BÓ" này trên chiếu gặp rất nhiều chứ không hiếm gặp, VD; Tôm thủđánh 9s, thang thang đến cửa, nước sau đến 9s rồi đánh 9 vạn, bắt báo! Hoặc nhưăn tứ binh bí thất dư 7 văn, trước đó đã đánh đi 3 vạn sau 3 vạn lại đến cửa rồi đánh bỏ 3 sách, bắt báo.... Tổ tôm chiếu không bao giờ bắt báo, nên Tôm thủ không thể rơi vào nước bài bó khách quan này. Bởi, nếu bắt báo còn gì là "tinh hoa vốn cổ" nữa


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    Hoàng Vũ GỬI BẠN HOÀNG VŨ

    1-Xử lý ván bài của bạn tùy theo “Lệ Làng” thôi, nơi thì “Bó Bài”, nơi thì “Buông Bài”.

    2-Xét các luật Tổ Tôm vận dụng, ở đây, bên không cho là vận dụng “CẤM SAI DƯỚI CHIẾU”. Trên chiếu lúc đó, bạn thừa 9 sách, 7 sách đến không ăn(dù là không ăn được), bị Bó 8 sách là Game đọc theo Luật.

    3-Nơi bạn cho đánh vậy, cũng là một Lệ Làng, mình không phê phán gì. Vì Lệ Làng bao giờ cũng đúng. Mỗi nơi cho phép chơi một kiểu, không có gì ảnh hưởng đến “Tinh Hoa Vốn Cổ” cả.

    4-Game Sân Đình vận dụng Lập Trình như vậy, cũng coi là một thứ Lệ Làng thôi. Có văn minh hơn là “Lập Thành Văn Bản” và “Truyền Thông rộng rãi”.

    5-Kết luận: nước bài của bạn, mình cũng chỉ có ý kiến, theo Game Sân Đình, như Mod 1 đã giải thích, là bị Bó Bài với 8 sách, không đánh đi được. Cảm ơn bạn đã tận tình chia sẻ.

    Nguyễn Tiểu Thương
     
    Mod01 thích điều này.
  12. THẢO LUẬN BÀI ĐĂNG CỦA BẠN HOÀNG VŨ Ở TTDG 21/4/2022(P2)

    Nguyễn Mạnh Tuân

    Cụ ăn 9 s vào bí cửu có sẵn rthì làm sao bị báo dc vậy game lỗi rồi

    Nguyễn Mạnh Tuân

    Đánh trước 7sách rồi ăn chín sách vào bí cửu có sẵn hoặc ko có sẵn rồi đánh 8 sách là hoàn toàn hợp lệ game bắt sai


    Mạnh Nđt

    Game lỗi cụ thông cảm, hôm trước e cũng bị 1 ván báo, đăng bài vào nhóm k đc duyệt, báo lỗi game đăng trên trang của sđ


    Nguyễn Phú

    Bài viết của cụ hay và đúng quá. Như thế gây ức chế cho người chơi. Làm mất vẻ đẹp và tao nhã của TỔ tôm.


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Trên tay cụ có bí cửu và có thất, bát sách - là rơi vào trường hợp có sẵn 5 quân trên tay chung ngang dọc quân 9 sách.

    - Luật Cấm ăn 1 đánh 2 ở ngoài chiếu (chơi 1 ly ông cụ) đánh trước 7 sách, đã hạ là có bí 9 thì không được đánh 8 sách. Lựa chọn tối ưu là - không ăn lộ bí cửu để đánh đi 8 sách.

    - Mặt khác, Sân Đình chiếu theo luật "trên tay có 2 phu dính nhau được chọn dọc, bỏ ngang hoặc ngược lại" thì cụ đã ăn Bí 9 4 cây (không cần quan tâm 9 nào) hạ bí 9, cụ được đánh đi cây 8. Trích từ Luật Tổ Tôm điếm Bắc Ninh đã chỉ rõ: nếu có 2 phu dính nhau 1 quân (5 quân) được ăn phu có nhiều quân hơn và đánh đi phía kia.

    Kết luận:

    - Trường hợp của cụ Tổ Tôm Sân Đình bắt sai, Sân Đình trả lời là trường hợp đặc biệt là không thỏa đáng.

    Đã cấm ăn 1 đánh 2 thì nên cấm triệt để, còn đã đặt ra cho phép ăn phu nhiều quân hơn thì không được bắt.

    Thay vì cụ có bí 9, cụ có bí lèo, hạ 4 quân, đánh đi 7 và 9 sách cũng không được bắt.


    Đào Hồng Hùng

    Nếu an 9 sách trước thi ko danh dc 7-8sach con danh rồi ăn chín sách sau thi danh thoải mái bá bao là sai đau cũng thế


    Pham Khanh

    Ăn dọc thì thôi bí mà ăn bí thì thôi dọc bài này chỉ bị bắt khi mà con 9 s đến trước còn đến sau chẳng sao cả


    Dao Thao Nguyen

    Game lập trình ko thể cập nhật và nhận định đầy đủ như TT chiếu đc các cụ ạ

    Bài chơi nhiều khi ức chế, báo lỗi với các MOD nhưng các MOD cũng bó tay và mong các Tôm thủ chấp nhận

    Đành thông cảm với Ban tổ chức thôi các cụ


    Nguyễn Phú

    Dao Thao Nguyen chơi như thế mất hay và không đúng luật


    Dao Thao Nguyen

    Nguyễn Phú đúng vậy cụ à

    Nhưng quy định lập trình trên SĐ như vậy thì biết làm sao

    Chỉ mong các Mod lập trình có thể xử lý vì để biến các cấu trúc lệnh trên game sát và chuẩn với thực tế cũng rất khó

    Em cũng bị 1 tình huống báo rất vô lý nhưng các Mod nói là tạm thời chấp nhận quy định trên TTSĐ


    Trương Vũ Phi

    giả sử ăn 7 sách thì lại vào nước bài " ăn cây đã đánh đi "

    như vậy cụ phải bó đợi ù. chốt chêt 8 sách


    Thai Son Dang

    néu luật tt truyền thống thì cụ k dc phép ăn cây 9S để hạ bí 9


    Chung Hoang

    Thai Son Dang luật ở địa phương nào cụ?


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Thai Son Dang đa số các chiếu, trước khi chơi thỏa thuận Cấm ăn 1 đánh 2 thì đánh 7, hạ lộ bí cửu, đánh tiếp 8 là bị bắt. Trường hợp này muốn đánh 8 thì đừng lộ bí 9


    Đà Oanh

    Tran Huy Hoang cũng ko biết cụ chơi luật đâu

    Nhưng em chơi tổ tôm điếm cũng đc trên 20 năm rồi

    Và kể cả chiếu cũng ko ai bắt bài như vậy

    Bài đăng này để muốn góp ý để tránh bắt lỗi người chơi những lỗi ko đáng bị


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Nói đâu xa, ngay hôm vừa rồi ngồi chơi với các cụ ở Biên Giang, các cụ ra luật "Không ăn 1 đánh 2" là ai cũng hiểu những trường hợp như chủ tút này nêu đều bị tóm và không cụ nào dám ăn và đánh như thế.

    Sân Đình áp dụng cho phép chọn phu khi có 5 quân cũng không sao nhưng phải nhất quán và không nêu thêm các "dị luật" nữa.

    - Có thể như trường hợp này, do đánh đi 7 sách, nhà trên đì cây 7 sách và lại ăn đúng cây 9 sách gây ra thừa 1 quân 9 sách, rồi đánh 8 sách phần Lập trình soát ra lỗi, nhưng cần xem xét lại, trường hợp này rơi vào "Ăn chọn bí, bỏ dọc và phu bí ăn nhiều quân hơn (4 quân).

    - Giống như có lần gặp lỗi, đánh 6 sách, ăn thêm bát sách vào bí lèo rồi đánh 7 sách và lý luận Chi chi là yêu nên không tính là Bí lèo 4 cây - như vậy cũng không hợp lý. Đã bắt là bắt triệt để còn đã không bắt thì phải theo đúng vấn đề đã nêu, không nên đưa thêm "ngoại lệ"

    Tham khảo bài viết dưới đây đã đăng:

    https://www.facebook.com/groups/totomdangian/permalink/1157621468347543/


    Anh Duc Ngo

    Chỗ em cũng bắt bó như vậy


    Pham Khanh

    Chính Vượng nếu bài bạn có sẵnphu bí 9 và 78sách mà 9sach đến ăn thêm mà đánh 78 s thì mới bị cho là đánh phu đi còn bạn đánh một trong hai 78s đi trước rồi mà 9s mới đến ăn đánh nốt con kia đi thì làm sao mà sai với bó được


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    [​IMG]

    Pham Khanh GỬI BẠN PHẠM KHANH

    1-Đúng như bạn nói thì không bị báo. Nhưng diễn biến bài có khác đi, nên mới bị báo.

    2-Cụ thể: sau khi ăn Bí 9 dưới chiếu có 2 quân 9 sách, cửa trên lại đến 7 sách(không ăn được vì đánh đi rồi). Lúc đó 8 sách rác trên tay bị “BÓ BÀI” bởi quân 7 sách mới đến. Do vậy phỗng 8 văn đánh 8 sách Game mới bắt báo.

    3-Bạn xem lại cả ván bài mới rõ diễn biến ở trên.

    4-Có vùng vẫn cho ăn đánh như bạn Hoàng Vũ. Vùng mình thì không.

    Nguyễn Tiểu Thương


    Anhbush Nguyen

    Chính Vượng cụ ạ em chỉ bảo giận cụ nhà trên là cụ cọp hiểu thôi. Nếu cụ mà không đì thì đánh 8s có sao đâu.


    Hoàng Quốc Tuấn

    Chính Vượng ván bài này chơi trên chiếu thực tế muốn ko báo thì dừng đánh 8 sách


    Hoàng Vũ

    Tác giả

    Trần Hồng Điệp bắt lỗi này thật phỉ báng Tổ tôm. Tôi đồ rằng các bạn trẻ lập trình game này hoặc chưa có nhiều trải nghiệm chơi Tổ tôm hoặc chưa từng chơi Tổ tôm chiếu, thậm chí còn chưa biết chơi Tổ tôm?... Ban cố vấn thì vẫn còn người quá duy ý chí!


    Trần Hồng Điệp

    Hoàng Vũ trường hợp này e nghĩ là ít gặp cụ ạ. Theo e thì quá trình lập trình nó ko thể 1 sớm 1 chiều để chi tiết vào từng lỗi nhỏ đc. E mới học chơi nhưng e thấy môn tổ tôm này có quá nhiều nước. Mà ban đầu mod mới lập trình theo logic thôi ạ. Logic là ăn đc mà ko ăn lại đánh đi thì bị báo dẫn đến lỗi trên. Lập trình thì nó ko linh hoạt được như thảo luận đâu cụ ạ. Nó kiểu như 1 công thức toán học ấy, cứng nhắc và khô khan.

    Thôi thì cụ em mình cứ chơi, gặp lỗi thì góp ý và mong SĐ sớm ra 1 bản game chính thức chuẩn chỉ cụ ạ.


    Hoàng Vũ

    Tác giả

    Trần Hồng Điệp mình cũng nhiều lần đề cập đến lỗi cứng nhắc của phần mềm game này. Nhưng cái mình mong muốn là cách nhìn nhận của các nhà lập trình game. Sai thì sửa để hướng tới sự hoàn thiện, hoàn hảo. Nhưng mình thật sự thất vọng về phản hồi duy ý chí của các bạn trẻ ấy! Lúc thì các bạn ấy bảo đó là "dị luật" của Sân Đình. Khi thì các bạn ấy nói, có nơi bắt báo, có nơi không còn luật Tổ tôm sân đình thì như vậy. Nhưng các bạn ấy cũng chẳng trích dẫn đấy là điều luật nào, khoản nào... thật phi logic!


    Hai Nguyễn

    cụ bị bó bài ko đánh đc bát sách.để bát sách lại chờ ù thôi.đánh bát sách là báo
     
    Mod01mod02 thích điều này.
  13. THẢO LUẬN BTTK BTK ĐƯỢC PHÉP ĐÁNH ĐI MẤY QUÂN TRONG THIÊN KHAI 25/4/2022-TTDG (P1).


    GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH

    Trước ngày nghỉ lễ Lao Động 1/5, mình muốn trao đổi với cộng đồng một vấn đề chưa thống nhất ở nhiều “Lệ Làng” và trên Diễn Đàn TTSĐ. Vấn đề đặt ra: “Được đánh đi mấy quân khi Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn?”.

    1-Đầu Thế Kỷ 21, mình viết Luật Tổ Tôm, Điều 12.4.2 có ghi: “4.2: BTTK BTK được phép đánh đi 2 quân trong Thiên Khai”. Tức là theo mình biết, khi BTTK BTK được phép đánh xén đi 2 quân trong Thiên Khai đó, nói cách khác “Với mỗi Chén Bất Thực được đánh xén đi 1 quân”.

    2-Trong các văn bản đã có về Luật Tổ Tôm, mình chưa thấy qui định cụ thể nào về vấn đề trên.

    -Trao đổi với nhiều Tôm Thủ ở Sân Đình, thấy có ý kiến là chỉ được đánh đi 1 quân khi BTTK BTK. Các bạn cũng chỉ nêu “Lệ Làng” chơi vậy, không dẫn ra Điều Luật ở đâu.

    3-Bởi vì LUẬT là phải cụ thể, bao quát mọi trường hợp, khoa học và lập thành văn bản thì Nhà Lập Trình mới có cơ sở làm Game. Mình mong được cộng đồng trao đổi làm rõ vấn đề trên.

    4-Ví dụ làm cơ sở cho Điều Luật: bài có đôi 5 văn, đôi 6 văn, đôi 8 văn thì BTTK BTK 7 văn để trôi cả 6 quân rác, và được phép đánh đi 2 quân 7 văn.

    -BTTK BTK trường hợp này mà không Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu 7 văn vì đáp ứng “Ăn Nhiều Đánh ít”. Ở đây là “Ăn 3 quân rác: 5 văn, 6 văn, 8 văn” và “Đánh 2: đánh đi 2 quân 7 văn rác”.

    -Trường hợp này cũng loại trừ “Thế Bó Bài duy nhất từ đầu ván” khi có Khàn A với 3 quân rác tạo thành dọc với 1 quân A.

    5-Kết luận:

    5.1: Cần làm rõ vấn đề này để Nhà Lập Trình có cơ sở rõ ràng.

    5.2: Nếu đã có Điều Luật Tổ Tôm nào qui định về vấn đề trên, mong các Tôm Thủ dẫn chiếu để tham khảo.

    Nguyễn Tiểu Thương


    Nguyễn Văn Được

    Tôi chưa thấy luật nào ghi nhưng khi đánh trên chiếu theo lệ làng, Ở trường hợp trên BTTK, BTK 7 văn để ăn đôi 5v, 6v, 8v theo phu dọc đánh đi 2 con 7v là không được vì số quân ăn BTTK,BTK chỉ là 2 con. Mặt khác nếu cầm bài như vậy mà BTTK,BTK là trình độ thấp .nếu bài như vậy vào 2 phu bí dọc , một phu bí hoặc 1 phu lưng 3v,3s,7v thì nên BTTK,BTK.

    Nguyễn Văn Được

    Nếu là lập trình thì nên viết không được BTTK,BTK như vậy, như trên chiếu nhiều làng bắt vì ăn 2 đánh 2

    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    Cảm ơn bạn có ý kiến, mình trao đổi lại nhé.

    1-Xác định với bạn, chưa thấy văn bản Luật Tổ Tôm nào ghi “BTTK BTK không được đánh đi 2 quân trong Thiên Khai”.

    2-Ví dụ của mình nêu là rác 3 đôi, thậm chí không có quân 7, quân 3 khác để chờ đón phu Bí 7 hoặc Bí Tôm.

    -Trong ví dụ đó, nếu đánh đi 2 quân 7 văn là “Ăn 3 Đánh 2”: ăn được 3 quân 5,6,8 văn rác và đánh đi 2 quân trong TK bất thực chứ không phải “Ăn 2 Đánh 2”. Bạn có thể nêu tên cụ thể là “Ăn gì, đánh gì” để xác định sao lại “Ăn 2 đánh 2” không?

    3-Như trong ví dụ, không có Phu Bí kèm theo Thiên Khai(thậm chí không có cả quân ăn đón) thì BTTK BTK là trôi nhiều quân hơn, sao lại “...trình độ thấp...” như bạn nói. Rất mong được bạn giải thích rõ hơn.

    4-Câu hỏi cuối để xác định tính hợp lý của Luật: trong ví dụ trên, do không có Phu Bí kèm theo(kể cả ăn đón), Tôm Thủ đành “Thiên Khan ăn khàn trình phu”, trôi được 5,6,8 văn theo dọc trình Làng dưới chiếu và úp khàn 7 văn. Nếu để tròn bài, đánh đi 5,6,8 văn có bị Báo không, khi làng phát hiện úp khàn 7 văn?

    5-Kết luận: Lệ Làng bao giờ cũng đúng, mình không phê phán qui định các nơi khác. Chỉ muốn thảo luận với cộng đồng làm rõ Luật TTSĐ để nhà Game có cơ sở Lập Trình thôi.

    Nguyễn Tiểu Thương


    Nguyễn Văn Được

    Chính Vượng tôi xin nói thêm thế này

    1- không có luật ghi nhưng là lệ làng nên lập trình để phạt là được.

    2- ăn2 đánh 2 thí dụ nêu trong bài ăn 2 dánh 2 tức là BTTK,BTK con 7 văn nên khi ăn 2 phu dọc 5678 văn 5678 văn trôi được 2 con 7 văn đánh đi 2 con 7 văn là "thấp" còn các quân 568 văn không tính là "ăn 3 đánh 2".

    3- nếu đã BTTK,BTK thì phải ăn 2 bí dọc 5678 văn, dư 2 con 7 văn thì ăn 1 con ăn 7 vạn,7 văn, 7 s, và 3 vạn, 3 sách 7 văn cả đã cả

    sẵn kể cả chờ như vây trôi cả 4 con 7 văn mới là đẹp và nên BTTK,BTK

    4- nếu ăn khàn trình phu 7 văn với 1 phu doc 5678 văn đánh đi 568 văn rác là sai vì trình con 7 văn , " úp 3 cob 7 văn dánh 568 văn lộ bài vì làng biết ăn khàn trình phu 7 văn

    Xin có đôi điều trao đổi vì lệ làng nên có gí sai mong các cao nhân thứ lỗi

    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    Mình xin trao đổi với bạn các ý kiến đã nêu:

    1-Bởi “LỆ LÀNG” nhiều nơi khác nhau và “Lệ Làng Bao Giờ Cũng Đúng” nên chúng ta thảo luận để nhà Game lựa chọn đưa vào Lập Trình mà. Còn lựa chọn “Phương Án Nào” thì cộng đồng thảo luận chứng minh “Lệ Làng mình”hợp lý nhất để nhà Game có cơ sở.

    2-Trong mục 2, nếu bạn không BTTK BTK để trôi 3 đôi rác (6 quân rác) thì bạn sẽ xử lý ván bài thế nào. Lưu ý là trong bài không có phu bí nào kèm theo Thiên Khai(kể cả không có quân nào để Ăn Đón). Vậy theo bạn có phải là Thiên Khai Ăn Khàn Trình phu trôi được 3 quân 5,6,8 văn và đánh đi 3 quân rác 5,6,8 văn khác.

    -Như vậy là bạn phải đánh đi 3 quân rác. Nếu mình BTTK BTK thì chỉ đánh đi 2 quân 7 văn, tức là ăn được nhiều quân hơn, bài chóng tròn hơn sao lại “Thấp” nhỉ. Dù mình nghĩ “Cao, thấp” là khái niệm không “định lượng” được để đưa vào luật. Nhưng rõ ràng BTTK BTK là nước bài “Cao hơn” mà.

    3-Mục 3 bạn nêu, không đúng với ví dụ mình đưa ra. Ví dụ là chỉ có Thiên khai 7 văn với 3 đôi rác. Không có phu bí nào kèm theo cả. Không có quân 7, quân 3 khác để ăn đón.

    4-Mục 4 bạn nêu nếu ăn khàn trình phu với Thiên Khai 7 văn thì đánh đi 3 quân rác còn lại “5,6,8 văn là sai” vậy Tôm thủ phải xử lý thế nào? Bạn có thể chỉ ra để mình và cộng đồng rõ nhé. Ở mục 2 bạn đã sơ bộ nêu nhưng mình chưa hiểu.

    5-Ý kiến cuối cùng: chúng ta thảo luận cũng là cùng tích lũy thêm tri thức và để nhà Game sáng tỏ cách chơi có cơ sở Lập Trình khoa học thôi. Do vậy, mình nghĩ, cứ có ý kiến là đáng quí rồi.
    Nguyễn Tiểu Thương

    Nguyễn Văn Được

    Chính Vượng bài là thế này BTTK,BTK 7 văn. Họ ăn 7 văn vào 2 phu dọc 5678 văn đánh đi 2 con 7 văn là sai . Còn BTTK tức là ngửa 1 con 7 văn vì đi đi phu dọc 5678 văn, úp khàn 3 con 7 văn. Chỉ được lấy về 1 chén úp. Con 7 văn úp khàn chỉ được ăn phu bí 7 văn, 7 vạn, 7 sách, hoặc phu lưng 3 vạn, 3 sách ( với khàn 7 văn )khi lên bài hoặc ù thì mở chén . Theo tôi như vậy mới phải bài cụ ạ và nhà lập trính nên tham khảo để gam hay chặt chẽ và hợp lý. Kính chúc các cụ manh khỏe, nhà lập trình thành công

    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    Với ví dụ mình nêu ra(bài có Thiên khai 7 văn, rác 3 đôi 5,6,8 văn không tạo được phu bí nào, kể cả ăn đón) có mấy trường hợp nảy sinh:

    1-Úp Thiên Khai 7 văn: còn rác cả đôi 5 văn, đôi 6 văn, đôi 8 văn là 6 quân phải đánh đi. Chắc không Tôm Thủ nào xử lý thế này.

    2-Thiên Ăn khàn trình phu 7 văn: phu dọc trình là 5678 văn(trôi được 3 quân rác). Còn rác 3 quân 5,6,8 văn.

    2a: nếu đánh đi cả 5,6,8 văn là “Ăn 2 Đánh 3” khi lộ Khàn 7 văn, như vậy là không được.

    2b-Nếu không đành Bó Chờ 4 văn, nếu đánh đi 1 quân 8 văn hoặc Bó Chờ phỗng 5 văn hay phỗng 8 văn(nếu trình phu 3 quân thích hợp).

    3-BTTK BTK 7 văn: xếp 2 Phu Dọc 5678 văn với 5678 văn, còn rác 2 quân 7 văn phải đánh đi nếu Luật cho phép đánh đi 2 quân trong BTTK BTK. Trường hợp này chỉ vướng Lệ Làng(nếu ở nơi không cho phép).

    4-Ý Kiến thảo luận: Chơi Tổ Tôm ưu tiên cao nhất là sớm tròn bài(tất nhiên không phạm Luật), tức là xếp phu sao có ít quân rác nhất, như vậy ở Mục 3 là đáp ứng lợi nhất, là “Phải Bài” mà.

    -Không cho đánh xén 2 quân trong BTTK BTK là một TIÊN ĐỀ TRONG LỆ LÀNG(vấn đề đưa ra được coi là đúng không phải Chứng Minh) có thể thay đổi được vì nó không hợp lý trong ví dụ trên. Thay vì chỉ có 2 quân rác lại tạo ra 3 quân rác đánh đi, chính là “Ăn 2 Đánh 3”. Nếu cho phép đánh xén 2 quân trong BTTK BTK thì ở ví dụ của mình mới là “Ăn 3 Đánh 2”.

    5-Bạn vẫn chưa chỉ ra cách xử lý ví dụ của mình như nơi bạn chơi thì làm thế nào(Lưu ý không có quân nào để tạo ra Bí với 7 văn cả).

    Nguyễn Tiểu Thương.

    Nguyễn Văn Được

    Trường hợp ghi ở 2. Thì nêm BTTK, BTK để 2 con 7 văn vào 2 phu doc 56(7) 8 văn sẽ trôi được 2 con 5 văn, 2con 6 văn, 2 con 8 văn. Như vậy dư 2 con 7 văn chờ ăn phu bí 7 vạn, 7 sách ( 7 văn) hoặc chờ phu lưng 3van, 3 sách ( 7 văn ) . Chứ ăn khàn trình phu sẽ khó đánh cụ ạ ...


    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    1-Tiếc quá, ví dụ đã nêu không có quân 7(7 vạn hoặc 7 sách) hoặc quân 3(3 vạn hoặc 3 sách) nào để đón chờ thành Bí 7 hay Bí Tôm cả. Phương án của bạn chấp nhận là Bó Chờ 4 văn hoặc phỗng 5 văn(8 văn) rồi. Tức là “Khó Đánh” nhỉ.

    2-Vì chỉ có 3 phương án với ví dụ trên, nếu bạn không chấp nhận phương án 2 vì “Khó Đánh” thì đành chấp nhận “Phương Án 3” mình nêu ra thôi.


    Hà Thanh An

    Đã là Bt tk btk thì phải có 2 phu dọc 1 phu ngang. Vậy nên đánh đi 2 cây là sai.


    GỬI BẠN HÀ THANH AN

    1-Luật TTSĐ khi Bất thực Khàn hoặc BTTK BTK không bắt buộc phải có “Phu Dọc”.

    2-Trong ví dụ mình nêu, không có “Phu Bí” nào kèm theo cả, cho nên mới đánh xén 2 quân 7 văn trong Thiên khai.

    3-Do vậy kết luận của bạn “đánh đi 2 quân là sai” chưa phù hợp với ví dụ và vấn đề đưa ra thảo luận.

    -Cảm ơn bạn có ý kiến và mong làm rõ hơn.

    Nguyễn Tiểu Thương


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Chính Vượng người ta đã trình phu rồi. Úp khàn 5, trình 5, 6, 7. Không ai bắt những phu có dính dáng đến phu đã trình. Được phép đánh cả 4 và 6 vì quân 5 đã hết, hoặc có thể đánh 3,4 và 6 nếu không muốn chờ cây 2..

    Tran Huy Hoang

    GỬI BÁC HOÀNG

    1-Ví dụ anh nêu, hình như không khớp với ví dụ của em: Có Thiên Khai 7 văn và rác 3 đôi: đôi 5 văn, đôi 6 văn, đối 8 văn. Không có phu bí nào kèm theo(kể cả quân ăn đón).

    2-Như vậy nếu thực hiện Thiên Khai ăn khàn trình phu với 7 văn, ta có Khàn Úp 7 văn với phu dọc 5678 văn(chỉ hạ 3 quân cho kín bài).

    -Vậy 3 quân rác còn lại 5,6,8 văn bác xử lý sao? Trong một ý kiến trả lời bạn Nguyễn Văn Được bác nói đánh cả 5,6,8 văn đi không sai luật em thấy như vậy thay vì đánh đi có 2 quân 7 văn, bác lại đánh đi 3 quân rác, là mâu thuẫn với nguyên tắc “sớm Tròn Bài”, “chỉ Được Phép Ăn Nhiều Đánh Ít”. Phần thảo luận với bạn NV Được em cũng có nêu ý kiến này.

    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Chính Vượng mặt khác, có 2 phu dọc liên quan đến Thiên khai chỉ được Bất thực Thiên khai và lấy 1 chén ngửa. Nếu có phu bí mới được lấy thêm chén úp. Còn người chơi lấp liếm lấy cả chén úp, chén ngửa rồi đánh đi 2 quân của Thiên khai là sai hoàn toàn.

    GỬI BÁC HOÀNG

    Trong ý kiến này của bác, em muốn trao đổi mấy vấn đề sau:

    1-Theo bác, BTTK có phu Bí mới được lấy CHÉN ÚP. Vậy chỉ có 2 Phu Dọc kèm theo như ví dụ em nêu, hay thậm chí có 3 Phu Dọc thì lấy mấy Chén? Có được lấy cả Chén Úp không hay toàn lấy chén ngửa?

    2-Vậy Bất Thực Khàn không có Phu Bí nào, chỉ có phu dọc kèm theo sao vẫn chỉ lấy CHÉN ÚP. Có mâu thuẫn mục 1 bác nêu không?

    3-Bác kết luận đánh đi 2 quân trong BTTK BTK là “sai hoàn toàn” chỉ căn cứ vào “Lệ Làng” em không phản đối. Em chi muốn bàn bạc với cộng đồng về tính bất hợp lý của “TIÊN ĐỀ” này thôi.


    Chuyên gia trong nhóm

    Video hướng dẫn chi tiết từ 9 năm trước

    https://youtu.be/VV32EacqRBU

    [​IMG]

    YOUTUBE.COM

    Clip cách chơi Tổ tôm Phần 3b Bất thực thiên khai

    Clip cách chơi Tổ tôm Phần 3b Bất thực thiên khai

    GỬI BÁC HOÀNG

    1-Phần Clip hướng dẫn chơi Tổ Tôm này dù đã tham khảo tài liệu “Luật Tổ Tôm” với tài liệu “Từ và Thành Ngữ TT TK20” em viết và có nhiều điểm chưa thống nhất thì cũng coi như Lệ Làng khác nhau thôi.

    2-Em xem phần trích dẫn Bài “Tổ Tôm Diễn CA” và bài “Thú Tụ Tam”em viết năm 2010 trong Clip trên cũng như trong tài liệu của Câu Lạc Bộ Tổ Tôm Xuân Đỉnh thì biết là các Lệ Làng đã tham khảo lẫn nhau.

    3-Ý kiến riêng của em về phần Clip này:

    3a. Tác Giả đã rất công phu đóng góp cho cộng đồng Tôm Thủ một Hướng dẫn quí giá.

    3b-Tác giả đã bỏ đi một TIÊN ĐỀ chưa hợp lý của Tổ Tôm xưa: Bất thực thiên khai bất thực khàn phải có ít nhất 2 phu dọc.

    3c-Tác giả chưa nêu rõ trường hợp BTTK BTK được đánh đi mấy quân trong Thiên Khai ?


    Anhbush Nguyen

    Gửi MOD. tôi nick là Chơi Hay Thua có ý kiến như sau. Bàn về vấn đề bất thực thiên khai, chỗ tôi muốn BT tối thiểu phải có 3 phu. Luật của các nơi hầu hết là truyền miệng, làm gì có văn bản cụ thể. Còn ttsđ là của các mod nếu muốn viết thành luật chung thì phải lấy ý kiến của số đông các vùng miền, rồi mới đưa vào luật tttk 21 chứ. Đằng này gạt bỏ ý kiến của các cụ đi, đưa vào luật ai thắc mắc bảo luật tổ tôm của thế kỉ 21 nó như thế các cụ đã thống nhất bằng văn bản rồi [​IMG]. Trên này tôi đọc được vd của cụ chính Vượng. Đây là tôi nói luật ở chỗ tôi muốn btk phải có ít nhất là 3 phu trường hợp này có 568v và 568v và khàn 7v thì có mỗi cách úp khàn trình phu 567v và khàn 7v còn què 5688v thì chỉ còn cách phỗng 8v và đợi 4v còn như cụ Vượng bảo đánh hết đi thì báo. Tôi cũng nói luôn là luật không cho bt đương nhiên đánh đi không bị báo. Còn thực tế ai lại đánh cả 3 cây đi. Tôi nói thế các cụ ở các nơi luật cũng Na ná xin các cụ 1 thích


    GƯI BẠN ANHBUSH NGUYEN

    1-Chỗ bạn chơi BTTK BTK phải có 3 phu, nếu mình đến đó thì cũng phải theo thôi ai dám bàn sai đúng. “Phép Vua thua Lệ Làng” mà.

    2-Công ty Sân Đình xây dựng Game Tổ Tôm, cộng đồng Tôm Thủ vào chơi đương nhiên cũng chấp nhận “Lệ Làng Sân Đình” cũng là lẽ thường.

    Mình không rõ Mod nào “Gạt” ý kiến của bạn, nhưng trên Diễn đàn TTSĐ, các vấn đề đưa ra thảo luận để lấy ý kiến cộng đồng;, tìm phương án hợp lý nhất cho các Lệ Làng khác nhau; cố gắng sử dụng khái niệm, ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, khoa học để xây dựng Luật Game Tổ Tôm.
    3-Nếu xây dựng Luật, tất nhiên phải thành “Văn Bản”. Các Luật liên tục được sửa đổi, bổ sung thậm chí thay thế mà.

    -Tất nhiên khi dẫn chiếu Luật, người ta phải dùng văn bản chứ, dù là văn bản dưới Luật, cho dễ trao đổi.

    4-Trong ví dụ mình nêu, nếu được đánh đi 2 quân 7 văn trong Thiên Khai, rõ là phương án xếp 2 phu dọc 5678 văn chỉ tạo ra 2 quân rác; Còn phương án bạn nêu tạo ra 3 quân rác 5,6,8 văn thì cách nào sớm “Tròn Bài” hơn, cách nào “Ăn nhiều đánh ít” theo mình đã rõ.

    -Tât nhiên, nếu Luật nêu rõ “không được đánh đi 2 quân trong Thiên Khai Bất thực”thì lại khác. Có điều lúc đó Luật này lại mâu thuẫn với Luật “Cấm Ăn ít đánh nhiều” thôi. Nên theo cách đánh của bạn sẽ vào “THẾ BÓ BÀI”: bó chờ 4 văn hoặc phỗng 5 văn(hay 8 văn).

    -Do vậy mình mới đưa ra cộng đồng thảo luận về tính hợp lý trong TIÊN ĐỀ “Không được đánh đi 2 quân trong Thiên Khai Bất Thực”.

    5-Ý kiến cuối cùng: Chúng ta thảo luận chỉ để các nhà Lập Trình tham khảo làm cơ sở cho Game thôi, cho nên moi sự tham gia, mọi chiều ý kiến đều đáng quí. Nếu được, với ý kiến chất lượng cao thế này, mình “LIKE”7 lần luôn.
     
    Mod01 thích điều này.
  14. THẢO LUẬN BTTK BTK ĐƯỢC PHÉP ĐÁNH ĐI MẤY QUÂN TRONG THIÊN KHAI 25/4/2022-TTDG (P2).

    Pham Khanh

    Đã bt tk tk thì phải có hai phu dọc 1 phu bí mà ông đòi đánh hai quân được thì ông lắp ghép kiểu gì để trôi được 3phu

    GỬI BẠN PHAM KHANH

    Nhất trí nơi bạn chơi qui định “BTTK BTK phải có 2 phu dọc và 1 phu bí” thì mình nếu có được tham gia, cũng phải tuân theo.Không ai nói Lệ Làng đó sai cả, muốn chơi thì “Nhập Gia Tùy Tục” thôi.

    Tuy vậy, mình nhắc bạn ở nhiều nơi và Game TTSĐ không có qui định BTTK BTK phải có sẵn 2 phu dọc và 1 phu bí nhé. Do vậy đến chỗ khác nếu Luật không ghi thành văn bản để xem, bạn nên hỏi lại trước để khỏi đánh nhầm.

    Luật TTSĐ:

    “Bài 4: Quy định về Bất thực áp dụng trong Tổ Tôm Sân Đình
    2. Bất thực Thiên khai

    b. Bất thực thiên khai bất thực khàn:
    Được áp dụng khi mà các quân bài của Thiên khai có thể ghép thành ít nhất 2 phu khác nhau nhằm mục đích trôi được nhiều cây hơn.”

    Chỗ mình không qui định giống nơi bạn chơi, nên mình mới đưa vấn đề, ví dụ trên ra thảo luận.

    Bien Nguyen Vu

    nói luật với lệ làm j tổ tôm sân đình chỉ có vậy thôi lập trình có trình độ hạn chế .Vừa xong tôi chơi ở bàn 8 nhà cậu tú lúc 9h 57 ngày 26 thg 4 ngồi chơi cụ nguyenthitrang đánh ván bài ăn 8 vạn ( bi 8 trên tay ko có 8 vạn ) 8 vạn của làng sau 2,3 lần ăn và bốc đánh cả 7 ,9 sách đi mà ko sao sau đó lại còn ù .Hỏi như thế có đc ko ( tôi đã đăng bài lên trang )


    GỬI BẠN BIEN NGUYEN VU

    1-Chính khi bức xúc như vậy bạn mới thấy cần có LUẬT chứ: là “QUI ĐỊNH GHI THÀNH VĂN BẢN”.

    2-Nay bạn thấy có Tôm thủ đánh sai, bạn mới căn cứ vào Luật đề nghị các Mod sửa Game cho đúng hơn, thậm chí bồi hoàn Tôm để giữ công bằng.

    3-Bài lá đỏ đen chiếm vài phần, Lệ Làng có nhiều khác biệt, cộng đồng Tôm Thủ(nhất là Nguyễn Tiểu Thương) cũng như các Mod Lập Trình đương nhiên “trình độ hạn chế” rồi, ta cùng thông cảm thôi.

    4-Mình ham chơi, nhiều lúc bức xúc lắm nhưng vẫn chơi. Đôi lúc rảnh lại góp ý với các Mod hoặc thảo luận với cộng đồng để nâng cao trình độ đấy.


    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Bất thực thiên khai bất thực khàn phải có ít 3 phu và chỉ được phép đánh đi 1 cây. Đó mới là luật chung của hầu hết các CLB các khu vực tôi đã tham gia chơi giao lưu.

    GỬI BẠN THANH DƯƠNG

    1-Mình ghi nhận nhiều vùng có Lệ Làng như bạn nêu và nếu được chơi ở đó, đương nhiên là chấp hành.

    -Do chưa được chứng minh, nên mình coi Lệ Làng qui định như vậy là “MỘT TIÊN ĐỀ”.

    2-Mình có 2 phần ý kiến với Lệ Làng đó(TIÊN ĐỀ trên):

    2a-Với yêu cầu BTTK BTK phải có ít nhất 3 phu, thì tại bài viết này, bạn đã nêu 1 trường hợp không vận dụng được khi Thiên Khai 8 văn phải bất thực để trôi “2 Cạ Bí Tư”: trôi Cạ Bí Tư 8(đôi 8 vạn, đôi 8 sách) + trội cạ Bí Tư 2(đôi 2 vạn, đôi 2 sách). Như vậy chỉ có 2 Phu kèm theo Thiên Khai (lại còn không có phu nào là Phu Dọc) vẫn phải được BTTK BTK mới hợp lý chứ.

    2b-Trường hợp 2a là BTTK BTK với 2 phu Bí. Ví dụ mình nêu trong bài này là khi chỉ có 2 Phu dọc(Rác 6 quân). Với Tiên Đề “BTTK BTK chỉ được đánh đi 1 quân” thì để không bị Báo do “Ăn 2 đánh 3” đành phải “Thiên Khai ăn khàn trình phu” vào thế Bó Bài chờ 4 văn hoặc chờ phỗng 5 văn(hay 8 văn).

    -Vì mục đích Luật đưa ra để đáp ứng tính hợp lý với mọi trường hợp, không mâu thuẫn với Luật khác, tránh vào thế Bó Bài nên mình đưa ra “Lệ Làng” chỗ mình: “BTTK BTK được phép đánh đi 2 quân trong Thiên Khai”.

    3-Kết luận: vài trao đổi với bạn và cộng đồng mong cho khi tham gia xây dựng Luật Game Tổ Tôm phải dùng ít TIÊN ĐỀ nhất. Khi sử dụng TIÊN ĐỀ thành Luật Tổ Tôm cố gắng bảo đảm hợp lý, thống nhất, minh bạch.


    Cá Sấu Anh

    [​IMG]

    Bttk..btk nghĩa là phải có 2 dọc và 1 phu ngang nhé

    Ivan Nguyen
    Bthk btk nếu có phu bí thì ko đc đánh đi cây nào 1 bí 2 dọc, và chỉ đc đánh tối đa 1 cây khi không có phu bí mà chỉ có 3 phu dọc. Trường hợp bthk btk mới có 2 phu thì buộc phải đánh 1 cây và ăn gá của làng 1 cây để chờ ù gọi là bị bó bài, vd có 3 đôi 568v thì sẽ có 2 phu 5678v đánh đi 1 cây 7v thì sẽ gá cây 7v và 8v đợi lục cửu văn đến để ù hoặc gá phu nhang với 7van hoặc 7 sách chờ cây còn lại nếu gá phu ngang thì ko cần đánh đi cây nào cả. Cái này đơn giản thế mà mấy cụ cứ tranh cãi mãi ko xong. Luật mỗi nơi 1 khác nhưng tựu chung thì ở đâu cũng vậy chỉ đc đánh tối đa 1 cây.


    Chính Vượng

    Tác giả

    Chuyên gia trong nhóm

    GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH

    Sau bốn ngày thảo luận trên Diễn Đàn về việc BTTK BTK được phép đánh xén mấy quân, có mấy vấn đề mình tóm tắt lại:


    1-Sự khác nhau là phổ biến: nhiều nơi, nhiều vùng có qui định khác nhau về BTTK BTK.

    2-So với qui tắc chơi trongTổ Tôm xưa(nhiều nơi vận dụng từ những năm 1970 về trước) hiện nay nhiều vùng(cả Game TTSĐ) đã có những thay đổi:

    a-Nhiều vùng đã bỏ TIÊN ĐỀ: BTTK BTK “Phải có ít nhất 2 phu dọc”.

    b-Nhiều vùng đã bỏ TIÊN ĐỀ: BTTK BTK “Phải có ít nhất 3 phu”.

    c-Nhiều vùng đã cho BTTK BTK khi “Chỉ có 2 phu Bí kèm theo”:

    c1-Có nhiều nơi sẽ lấy “2 chén bất thực”. Những vùng này chỉ cho Thiên Khai ăn khàn trình phu với Phu Dọc.

    c2-Có 1 số nơi cho “Thiên Khai ăn khàn trình phu” với Phu bí. Chỉ Úp Thiên khai, cho lộ 1 quân Thiên khai dưới chiếu.

    3-Vấn đề còn đang chưa thống nhất tại cuộc thảo luận này: BTTK BTK được phép đánh xén mấy quân trong TK. Thực chất, giải quyết trường hợp cụ thể khi Bài có 1 Thiên Khai A; quân A tạo ra được 2 phu dọc trôi 6 quân rác(3 đôi rác) sẽ chơi như thế nào cho hợp lý. Lưu ý không có quân nào để ghép phu bí, đón ăn phu bí với A.


    Ví dụđã nêu rõ trong bài.

    a-Trường phái 1: Cho Thiên Khai ăn khàn trình phu A, và được đánh đi 3 quân rác; Xác định không bị bắt lỗi “Ăn ít đánh nhiều” vì đã có Tiên Đề “BTTK BTK chỉđược phép đánh xén 1 quân”.

    b-Trường phái 2: Cho Thiên Khai ăn khàn trình phu A, không được đánh đi 3 quân rác vì như vậy mắc lỗi “Ăn 2 đánh 3” nếu lộ khàn. Bài vào thế Bó Chờ.

    c-Trường phái 3: như “Lệ Làng” chỗ mình chơi, BTTK BTK được phép đánh xén 2 quân trong Thiên Khai, cốt là hạ dưới chiếu chứng minh được “Ăn Lợi Quân”. Ởđấy là “Ăn 3 quân rác, đánh đi 2 quân A” trong ví dụ trên.

    4-Kết Luận: Luật là đi đến Thống Nhất, Hợp Lý nên trong thảo luận ta đều không đề cập sự sai đúng của “các Lệ Làng” khác nhau. Qua thảo luận, Game TTSĐ hay các vùng chơi, sẽ tựđiều chỉnh Luật chơi cho hợp lý nhất.

    Cảm ơn cả nhà đã nhiệt tình tham gia thảo luận.

    Nguyễn Tiểu Thương

    GỬI CẢ NHÀ: VẤN ĐỀ LỰA CHỌN BTTK BTK ĐƯỢC ĐÁNH ĐI MẤY QUÂN? Ý KIẾN CUỐI CÙNG.

    1-Qui định “Bất Thực khàn được đánh xén 1 quân trong khàn” là MỘT TIÊN ĐỀ của Tổ Tôm nhiều vùng cho tới nay.

    2-Nếu có qui định “BTTK BTK được đánh xén 2 quân trong Thiên Khai” thì cũng là MỘT TIÊN ĐỀ của Lệ Làng một số nơi thôi.

    3-Sao nguyên nhân khác nhau mà kết quả lại để giống nhau:

    3a-BTK rõ ràng là khác BTTK BTK thì sao lại chỉ cho "đánh xén 1 quân" trong cả 2 trường hợp?

    3b-BTK lấy về 1 chén, BTTK BTK lấy về 2 chén thì sao lại chỉ cho "đánh xén 1 quân" trong cả 2 trường hợp?
    4/ Luật nên viết thế nào cho minh bạch, ngắn gọn, bao quát cho mọi trường hợp.

    4a-Trường phái theo MỤC 1: vì các Lệ Làng chưa có văn bản rõ ràng, bao quát nên đề nghị cộng đồng đưa ra điều luật này hoặc trích dẫn luật đâu đó đưa vào.

    4b-Trường phái theo MỤC 2: Luật nếu đưa ra chỉ nêu “VỚI MỖI CHÉN BẤT THỰC ĐƯỢC ĐÁNH XÉN 1 QUÂN”.

    -Hoặc “BTK được phép đánh xén 1 quân, BTTK BTK được phép đánh xén 2 quân”.



    5-LƯU Ý: vì Mục 1, Mục 2 trong các Lệ Làng đều là “MỘT TIÊN ĐỀ”(qui định đưa ra không phải chứng minh) nên ta không xác định đúng sai, chỉ xét tính hợp lý của nó thôi.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 7/5/22
    mod02Mod01 thích điều này.
  15. GỬI MOD LẬP TRÌNH VỚI CẢ NHÀ THẢO LUẬN VỀ “BẤT THỰC TRÙNG TRỤC” TRÊN DIỄN ĐÀN TTDG 30/4/2022


    GỬI CẢ NHÀ: VÀO HẠ NÓI CHUYỆN “BẤT THỰC TRÙNG TRỤC”

    Hôm nay, mình trình bày với cộng đồng về một vấn đề hay nói đến khi chơi Tổ Tôm: “BẤT THỰC TRÙNG TRỤC”. Mình đưa ra những ý kiến riêng và mong được cộng đồng thảo luận nhé.

    1-TỔ TÔM XƯA(theo mình khái niệm từ 1970 về trước-năm mình biết chơi và chép Luật TT cho các cụ) có lỗi “Bất Thực Trùng Trục” và phạt “Ù Lành Làng”. Vậy lỗi “Bất Thực Trùng Trục” trong Tổ Tôm xưa là thế nào? Sau đây viết tắt là BTTT. Lưu ý loại trừ BT khàn Yêu


    1a- Lỗi BTTT: Tổ Tôm xưa qui định, Bất Thực Khàn phải có kèm theo ít nhất Một Phu Dọc. Nếu Ù, lúc đó Bất Thực Khàn không có Phu dọc nào kèm theo, chỉ tạo ra một phu bí, vẫn tròn bài có lưng thì gọi là “Bất Thực Trùng Trục” và bị phạt Ù Lành Làng.

    1b-Như vậy lỗi phạt BTTT có 3 điều kiện:

    1b1-Bài Ù vẫn tròn bài và có lưng.

    1b2-Kèm theo Khàn Bất Thực chỉ tạo ra có một phu bí.

    1b3-Do vậy vẫn cho Ù nhưng không có điểm, gọi là Ù Lành Làng.

    2-Từ khi mình biết chơi Tổ Tôm đến bây giờ chơi Game Tổ Tôm mình thấy nhiều nơi hiểu Bất Thực Trùng trục không đúng vậy. Mình đưa ra các ví dụ.

    2a-Ví dụ 1: Bài Bất thực 5 văn, có Bí 5(một 5 vạn, một 5 sách). Sau đó tạo phu 456 vạn, 456 sách còn trơ lại 3 quân 5 văn. Vậy mà lại hạ Ù lành làng.

    -Lưu ý trong Tổ Tôm xưa, BTTT được Ù Lành Làng đầu tiên là phải Ù được(tức bài tròn + có lưng). Ở ví dụ 1, khàn 5 văn bất thực khi Ù nằm chơ lơ, là 3 quân 5 văn rác, bài chưa tròn, vậy thì Ù là Ù Báo, sao được Ù Lành Làng?


    2b-Ví dụ 2: Bài quên úp khàn 5 văn cũng hạ Ù và 3 quân 5 văn lúc đó được coi là một BTTT(dù quên lấy chén) và cũng hạ Ù Lành Làng. Bài này nếu khàn 5 văn đã nằm tròn trong phu và có lưng, mới được Ù lành làng, và lỗi là “Treo Khàn”. Nếu còn quân 5 văn nào(hay cả Khàn) chưa vào phu đều là quân rác, hạ Ù là bị báo.

    3-BTTT trong Luật TTSĐ:

    3a-Trong Luật TTSĐ: Bài 4: Quy định về Bất thực áp dụng trong Tổ Tôm Sân Đình phần lỗi BTTT ghi có mâu thuẫn(nửa sai nửa đúng): “Bất thực trùng trục:

    - Là trường hợp xin bất thực nhưng quân bất thực không phải là quân Yêu và các quân trong khàn không xếp được vào phu nào. Trường hợp này không hợp lệ nên khi ù cũng phải trả chén làng và không được tính điểm.
    - Trong Game Tổ tôm Sân Đình, người chơi xin Bất thực đối với quân bài không phải là Quân Yêu thì trên bài ít nhất phải có sẵn 1 phu liên quan đến quân bất thực. Phu này phải hạ kèm với quân xin bất thực khi ù. Nếu không sẽ bị bắt lỗi Bất thực trùng trục khi hạ bài ù”


    3b: Phần sai: . “- Là trường hợp xin bất thực nhưng quân bất thực không phải là quân Yêu và các quân trong khàn không xếp được vào phu nào. Trường hợp này không hợp lệ nên khi ù cũng phải trả chén làng và không được tính điểm”.

    -Nếu hạ Ù mà còn quân trong khàn bất thực không tròn trong phu(không phải Yêu) thì là quân rác, phải bị báo.
    3c: Phần đúng: “- Trong Game Tổ tôm Sân Đình, người chơi xin Bất thực đối với quân bài không phải là Quân Yêu thì trên bài ít nhất phải có sẵn 1 phu liên quan đến quân bất thực. Phu này phải hạ kèm với quân xin bất thực khi ù. Nếu không sẽ bị bắt lỗi Bất thực trùng trục khi hạ bài ù”.

    -Như vậy lỗi BTTT được Ù lành làng của TTSĐ là được Ù (tròn bài + có lưng) nhưng không có phu kèm theo khàn bất thực từ đầu ván trong Bài Ù. Lỗi BTTT này khác với Tổ Tôm chiếu và hợp lý.

    3d-Thực tế lập trình: mình cũng chưa Test Game xem Lập trình có đúng với Luật TTSĐ ghi không.

    4-Ý kiến riêng: Từ những nội dung trên, mình rất mong được các bạn cho biết ở các nơi đã chơi lỗi “Bất Thực Trùng Trục” là gì và được xử lý thế nào?.[​IMG][​IMG][​IMG] Nguyễn Tiểu Thương


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Cụ ơi, ngày xưa các cụ chơi nặng tính tự giác nên đề ra: bất thực KHÀN là PHẢI CÓ HAI PHU. Nếu chỉ có 1 phu bí khi hạ bài Ù thì gọi là bất thực TRÙNG TRỤC. Nhiều cụ cao niên giải thích "trùng trục" có nghĩa là hạ 5 quân (hoặc nhiều hơn) có khàn bất thực thành 1 trục dọc, 3 quân khàn và 2(hoặc nhiều hơn) quân cùng số. Còn bất thực đúng sẽ có 2 trục Ngang và Dọc hoặc 2 trục phu bí (2 phu).

    Nếu hiện nay, bất thực sau khi hạ bài mà còn 3 quân bất thực không dính vào đâu và xếp thành 1 phu là BẤT THÀNH PHU, trừ trường hợp YÊU HOÀN YÊU. Trường hợp BÍ HOÀN BÍ theo như hiện nay nhiều nơi cho chơi và ăn tiền chính là "bất thực trùng trục" của các cụ xưa.

    Trong Hội thảo lần trước, tôi cũng đã đề xuất: Bất thực mà sau khi hạ bài, trả chén còn lại 3 quân của Khàn mà người chơi đã xin bất thực (không phải yêu đen) thì bắt lỗi BẤT THÀNH PHU chứ không nên gọi là "Bất thực trùng trục" gây ra việc khó giải thích với lớp trẻ.


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Nhân tiện tút này của cụ Chính Vượng xin nêu thêm một trường hợp cần làm rõ - 3 cây xin bất thực (bỏ lưng) là 3 cây của nhà (của người chơi có từ khi chia bài) và 3 cây tạo thành khi ăn 5 binh không phỗng là khác nhau về tính chất. Khi còn trơ lại 3 quân giống nhau dưới chiếu có 1 quân của LÀNG (không được tính lưng), thì phu đó là HỢP LỆ theo nguyên tắc "tam tử thành nhất phu" nên rất nhiều nơi cho phép và không bắt lỗi BẤT THÀNH PHU.


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Hai trục thành 1 - 3 cây giống nhau, đáng lẽ ra phải xếp thành tối thiểu là 2 trục (trục dọc, trục ngang hoặc 2 trục ngang) hay nói cách khác là phải có ít nhất 2 phu. Xếp 3 cây giống nhau cùng với cây khác cùng số thành 1 phu thì gọi là TRÙNG TRỤC. Có nơi còn gọi là "một cục" - là túm tất cả 3 cây khàn bất thực và các cây cùng số còn lại vào 1 phu.


    Hoa Rơi Cửa Phật

    Bài nào của bác cũng rất hay cháu mới biết chơi lên học hỏi đc nhiều.cảm ơn bác


    Minh Tua Vu

    Bất thực Trùng trục ở quê em là Đò chú ko phải Lành làng
     
    Mod01 thích điều này.
  16. Thảo Luật ĐK kèm theo PHU ngày 6/5/2022 trên Diễn Đàn TTDG

    GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH

    Cuối tuần này, mình trình bày với cộng đồng một điều kiện có trong qui định Chơi Tổ Tôm chưa được rõ ràng lắm: “Thời Điểm Phải có Phu theo yêu cầu”.

    1-Điều kiện: “Phỗng Tái Kiến phải có Phu Dọc kèm theo”.

    a-Trong Luật TTSĐ Bài 5 mục 1.a có ghi: “1. Các lỗi nhẹ:- Phỗng tái kiến không có Phu dọc đi kèm”.

    b-Như vậy, chưa qui định rõ là Phu Dọc phải có sẵn trên tay hạ xuống hay Phu Dọc mới ăn dưới chiếu cũng được. Trong Tổ Tôm Chiếu cũng không qui định rõ điều này. Do đó, có thể hiểu là cứ có “Phu Dọc” kèm theo dưới chiếu khi Phỗng Tái Kiến là được.

    c-Ví dụ 1: Bài có Khàn 7 văn, 7 vạn, 7 sách rác thêm 1 quân 6 văn. Bất thực 7 văn, đến 5 văn ăn phu dọc 567 văn hạ dưới chiếu. Chiếu hiện 7 văn, Phỗng Tái Kiến được không?

    2- Luật TTSĐ:

    a Bài 4 qui định về Bất Thực có ghi: “Trong Game Tổ tôm Sân Đình, người chơi xin Bất thực thì trên bài quân muốn bất thực ít nhất phải có sẵn 1 phu.Phu này sẽ phải đi kèm với quân bất thực khi trả chén - hạ bài ù. Nếu không sẽ bị bắt lỗi Bất thực trùng trục”.

    b-Như vậy, nếu Phu có sẵn trên tay theo Khàn Bất Thực khi ăn đánh chuyển hóa thành các phu khác cũng bị bắt lỗi Bất Thực Trùng Trục?

    c-Ví dụ 2: Bài có khàn 7 văn; rác 5,6, 9 văn với rác 5,6 sách. Bất thực 7 văn. Phỗng tái kiến 7 văn, hạ cả 567 văn, trả chén. Đến 8 văn ăn thêm thành dọc 56789 văn. Đến 5 vạn, ăn Bí 5, còn 6789 văn. Đến 6 vạn ăn Bí 6 còn 789 văn. Lúc này Ù không còn Phu 567 văn ban đầu nữa, chẳng lẽ bị phạt Bất Thực Trùng Trục?

    3-Ý Kiến đề nghị thảo luận: Luật là phải bao quát mọi trường hợp, rõ ràng. Mình đưa phần thảo luận này lên mong được cộng đồng với Mod Lập Trình xem xét để Luật khoa học hơn.

    Nguyễn Tiểu Thương.


    Anhbush Nguyen

    Nhiều chiếu chơi phỗng tái kiến bắt buộc phải có phu dọc ở trên tay mới được trả chén. Còn ở sđ cứ có phu dọc là được. Và ăn lộ khàn em cũng thấy hay,Rộng nước bắt. Còn đã bất thực lúc trả chén bắt buộc phải có phu sẵn ở nhà. Trả chén xong, muốn tản đi đâu cũng được


    Minh Tua Vu

    Em có ý kiến: VD 1 của Bác là Không phỗng được vì 5 văn của làng. Điều kiện phỗng tái kiến là phải có phu dọc trên tay.


    Minh Tua Vu

    VD 2 thì được chuyển hoá phu bởi Phỗng tái kiến trước rồi được chuyển phu.


    GỬI BẠN ANHBUSH NGUYEN VÀ BẠN MINH TUA VU

    1-Theo mình biết, Tổ Tôm xưa(từ 1970 về trước) và nhiều vùng đến nay qui định MỘT TIÊN ĐỀ “Bất Thực Khàn phải có sẵn Một Phu Dọc”. Do vậy việc Phỗng Tái Kiến đương nhiên là phải hạ Phu Dọc trên tay xuống Chiếu kèm theo khi phỗng. Như vậy ý kiến của 2 bạn về Phỗng Tái Kiến là hoàn toàn chính xác.

    2-Vấn đề mình nêu trong bài viết là từ nửa thế kỷ qua, nhiều vùng bỏ đi Tiên Đề “Bất Thực Khàn phải có sẵn Phu Dọc trên tay” thì ĐIỀU KIỆN khi Phỗng Tái Kiến cần nêu rõ, Phu Dọc là có sẵn trên tay hay chỉ cần có Phu Dọc Kèm theo dưới chiếu khi Phỗng là được. Luật TTSĐ cũng đã bỏ đi Tiên Đề này.

    -Việc mỗi nơi có vận dụng TIEN ĐỀ hay không thì không xét đúng sai, coi như tùy Lệ Làng thôi.

    -Thảo luận cũng để Lập Trình ghi rõ hơn,dù Game đã lập trình theo hướng mới rồi. Cũng để nhiều Tôm thủ không bị lạ lẫm với “dị luật” này khi chơi Game.

    3-Ở Ví dụ 2, dù mình chưa kiểm tra lại thực tế Game có được Ù tính điểm không, nhưng luật là sẽ bị Ù Lành Làng vì Phu ban đầu kèm theo Khàn Bất Thực đã không còn nữa(567 văn). Ở vấn đề này, mình nhờ cộng đồng kiểm tra hộ trong Game có lập trình vậy không, hay vẫn được Ù có điểm.

    4-Mình cảm ơn 2 bạn có ý kiến và chờ thêm ý kiến của cộng đồng.


    Lê Hạc

    VD1 không được vì bất thực phải có phụ dọc hoặc 2 phu bí.

    Hôm qua tôi bất thục 8 văn vào phu bí 8 và phu bí 2, khi phổng ù bị báo. Tôi thấy bắt lỗi như vậy là không đúng với luật.


    GỬI BẠN LÊ HẠC

    1-TRong Ví dụ 1, Bất thực khàn chỉ có 1 phu bí chứ không có phu dọc. Đây là một “dị luật” ở Luật TTSĐ và nhiều vùng trong vài chục năm qua.

    2-Như ván bài bạn bị bắt báo, xem lại kiểm tra và đưa lên Diễn đàn Chanphom.com, mục Báo Lỗi TTSĐ để các Mod xử lý nhé. Tuy vậy, Bất thực khàn 8 văn để chỉ đi vào 2 phu bí mà khi Ù bạn lại phỗng thì sai với qui định “Phỗng Tái Kiến phải có phu dọc kèm theo rồi”.


    Anhbush Nguyen

    Chính Vượng VD 2 của cụ đã phỗng trả chén đúng luật rồi làng nhất trí, sau tản phu đi thì làm gì có trùng trục nữa hả cụ. Còn VD của cụ ăn 8v vào 5678v rồi cho 5v vào bí, tay còn lẻ đôi 7v và quân 3v. Mở 3s ù vào bí tôm như vậy mới là trùng trục nghỉ tiền vì sét bài bất thực ù khi trả chén không có sẵn 1 phu trên tay đi kèm nào.



    GỬI BẠN ANHBUSH NGUYEN

    1-Có lỗi “Bất thực trùng trục” ở Ví dụ 2 vì không đáp ứng điều kiện của Luật TTSĐ: phu theo khàn bất thực ban đầu 567 văn lúc Ù không còn nữa. Điều kiện này không hợp lý với ván bài trong ví dụ 2 nên minh đưa ra thảo luận.

    2-Còn ở VD1, do phu dọc không có sẵn trên tay mà mới ăn được 567 văn dưới chiếu, mình hỏi là có được Phỗng tái kiến không?

    3-Bạn xem lại hộ nhé.



    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Luận điểm này của Tổ Tôm Sân Đình cần phải sửa. Bài trên tay người ta, không thể bắt họ CÓ PHU MỚI ĐƯỢC BẤT THỰC. Chỉ cần quan tâm khi họ Ù, và hạ 3 quân giống nhau trên tay (đã có từ khi chia bài và họ lấy chén BẤT THỰC KHÀN) thành 1 phu (3 cây) thì bắt lỗi - Hạ phu không hợp lệ.


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Xưa các cụ chơi theo hội, nhóm. Biết nhau cả vì người làng trên xóm dưới, biết cả phong cách của nhau nên nặng về tính tự giác không nặng tính ăn thua - cờ bạc gạo. Vì vậy Luật lệ cũng nhẹ nhàng, nhìn nhau mà chơi. Cãi nhau cũng chỉ tùy nơi thôi.

    Chính vì thế với Tổ Tôm Sân Đình qua mấy cuộc Hội thảo thì BẤT THỰC HAY KHÔNG, CÓ PHU NGANG, DỌC HAY KHÔNG TÙY VÀO NGƯỜI CHƠI.

    Không thể bắt họ PHẢI CÓ PHU MỚI ĐƯỢC BẤT THỰC.

    - Để phù hợp thì PHỖNG TÁI KIẾN phải hạ phu dọc hoặc có phu dọc. Còn có sẵn trên tay hay không không quan trọng.


    - Xoay chuyển kiểu gì thì xoay, hạ xuống mà còn 3 cây bất thực thành 1 phu (trơ lại 3 cây giống nhau hạ từ trên tay xuống) thì bị bắt lỗi Bất thành phu.

    - Đã có phu dọc, đã phỗng được tái kiến thì 3 cây giống nhau thành phu dưới chiếu có sự tham gia 1 cây của làng là Hợp lệ, việc tản quân dính dáng đến phu bí không ảnh hưởng gì đến 3 quân (có 1 quân của làng) đã hạ. Trường hợp này giống nhưĂn 5 binh, tản quân liên quan phu bí sang phu khác.

    * Thậm chí, chỉ có khàn, trót dại lấy chén ai mà biết bài trên tay, cũng không sao. Giữ bài lại và đừng Ù. Chơi ở chiếu, trót dại lấy chén úp mà bài CHỈ CÓ 3 QUÂN GIỐNG NHAU không thể tạo phu với bất cứ quân nào khác ĐÃ TRÓT LẤY CHÉN ÚP THÌ LẤY THÊM 1 CHÉN NGỬA - để thể hiện TÍNH TỰ GIÁC - và ĐỪNG Ù


    GỬI BÁC HOÀNG

    Ý kiến bác chuẩn rồi, nhưng Luật TTSĐ hiện nay còn khác:

    1-Game vẫn giống đa số các vùng, yêu cầu điều kiện LẤY CHÉN BẤT THỰC bắt buộc phải có ít nhất 1 phu kèm theo khàn trên tay từ đầu. Không giống quan điểm anh em mình, “BÀI TRÊN TAY BIẾT AI MÀ CẤM”, cho phép “Bất Thực ăn đón”, dù chỉ có mỗi khàn trơ trên tay từ đầu.

    -Vân đề này không xét đúng sai, chỉ xem hướng mở đóng của luật thôi, coi như TIÊN ĐỀ của Lệ Làng mà.

    -Tuy vậy, quan điểm của anh em mình(dù là lớp già đáng lẽ phải thủ cựu) lại phù hợp với “tính dân chủ đại chúng” của thời đại mới. Nguyên tắc làm luật của nhân loại thời nay là “KHÔNG CẤM ĐIỀU THUỘC QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CẢ NHÂN”. Tượng tự bên nước lạ, họ “Cấm sinh con thứ hai” mà không phải là “khuyến khích, vận động”.

    2-Game vẫn chưa bắt lỗi “Ù Bất Thành Phu” khi 3 quân bất thực trơ ra một đống mà cho Ù lành làng với lỗi Bất thực trùng trục. Trong khi anh em mình lại phạt nặng lỗi này, Bắt Báo vì có QUÂN RÁC trong bài Ù. Ở đây là vi phạm có Tính NGUYÊN TẮC rồi.

    3-Cũng như lỗi “TREO KHÀN” hiểu chưa thấu đáo.

    3a-Quên Úp Khàn, không lấy chén bất thực, nếu được Ù (lúc đó bài phải tròn, có lưng) thì cũng là Ù Lành Làng và lỗi là TREO KHÀN.

    3b-Game hiện nay cho Ù Lành Làng mục 3a, khi 3 quân trong khàn chơ lơ không tròn hết trong phu là sai về NGUYÊN TẮC, vì đó là 3 quân rác, không phải lỗi Treo Khàn Ù lành làng.

    Trong Tan Nguyen

    Chính Vượng Game ttsđ bây giờ bài chú không có khàn nào vẫn xin chén bất thực bình thường mà chú ơi?? Quan trọng khi hạ bài Ù mới tính chứ cầm 20 cây bài muốn làm gì thì làm ah??


    Chính Vượng



    Trong Tan Nguyen GỬI TRONG TAN NGUYEN

    OK, vậy có lẽ Game hoàn thiện phần đó hơn. Diễn đàn trước, mình nghe Tôm Thủ nào nói không lấy chén Bất thực được khi chỉ có Khàn chơ lơ trên tay(trừ Khàn Yêu). Mình chưa gặp trường hợp đó nên chưa rõ, cảm ơn nhé
     
    Mod01 thích điều này.
  17. GỬI CẢ NHÀ THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 10/5/2022

    GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH: ƯU TIÊN Ù HAY BÁO?

    Hôm 8/5, có một ván bài mình muốn thảo luận với cộng đồng.

    1-Có 2 bạn A và B. Bài Bạn A chờ Ù quân 5 văn.

    2-Trước mấy vòng đã có quân 5 văn rác nằm dưới chiếu.

    3-Bạn A chờ Ù 5 văn, chiếu hiện 5 văn, bạn A báo Ù. Bạn A đánh đúng.

    4-Bạn B có phỗng 5 văn(lúc trước không phỗng) hô Phỗng 5 văn. Bạn B ngồi trước vòng so với bạn A.

    -4a-Thông thường, nếu không có người Ù, đương nhiên bạn B bị Báo(phỗng quân sau bỏ phỗng trước).

    4b-Game cho bạn A Ù và không bắt báo bạn B.

    4c-Ở chỗ mình, nếu Báo trước vòng người Ù vẫn bị bắt báo.

    -Ván Báo là thay làng đền cho người Ù. Nếu chơi ĐỀN CHỒNG thì phải đền cả làng ván Báo nữa(là Đền 2 lần).

    5-Kết Luận:

    5a-Nhiều Tôm Thủ khi có người Ù rồi, thường PHỖNG ĐÙA, kể cả bị báo như trong ví dụ trên với bạn B. GAME cân nhắc bắt báo trường hợp này.

    5b-Mình xin ý kiến cộng đồng trong ván bài trên:

    5b1-Ù BÁO có được xét ưu tiên so với Ù ĐÚNG không, khi trước vòng?

    5b2-Ù Báo trường hợp trên thì ĐỀN thế nào, ĐỀN ĐƠN hay ĐỀN CHỒNG?

    5c-GAME có thể Lập Trình không bắt Báo trường hợp trên không sao, như một “dị luật” thôi. Tuy vậy các Tôm Thủ khi đi chơi ở nơi khác lưu ý lỗi này, nếu trước vòng Bị Báo là nhiều nơi bắt đó.

    Nguyễn Tiểu Thương


    Nguyễn Mạnh Tuân

    Họ phỗng bừa sau khi có người ù thì báo sao đc ạ


    GỬI BẠN NGUYỄN MẠNH TUÂN

    Đúng rồi, trong Game TTSĐ là không bắt Báo. Nhưng nhiều nơi, nếu người Phỗng Báo ở trước vòng người Ù, sẽ bị Bắt Báo bạn à.


    Mạnh Nđt

    Giống cháu rồi, có ai báo ù, mà cháu phỗng được là phỗng bửa cho vui, chọc tức người ù

    GỬI BẠN MẠNH NĐT

    Ở Game TTSĐ không bị bắt báo. Nhiều nơi khác là bị Báo đó nhé.


    Nguyễn Đôn Tấn

    Theo luật tổ tôm điếm vùng Kinh Bắc chúng tôi để tránh người chơi phá đám những ván ù có cước to thì người ù tay dưới vẫn được ù và người bị bắt báo phải đền người ù tay dưới theo cước của người ù tay dưới


    GỬI BẠN NGUYỄN ĐÔN TẤN

    Chỗ mình cũng Bắt Báo giống như nơi bạn chơi. Luật cũng không quan tâm là “quên” hay “phá đám”, cứ trước vòng người Ù bị Báo là đền thay làng cả ván Ù đó.


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Nếu thứ tự quân phỗng ở cửa trên của người Ù - phỗng láo sẽ bị bắt vạ. Còn dưới tay người Ù (theo thứ tự) thì phỗng vô hiệu. Ví vậy, nếu tay trên nhà Ù mà phỗng láo thì sẽ bị phạt vạ - chứ không phải bắt lỗi. Tùy nơi họ phạt vạ khác nhau để trừng phạt những người chơi không nghiêm túc.

    GỬI BÁC HOÀNG

    Chỗ em cũng bắt phạt giống nơi bác chơi. Cho nên em nêu ví dụ để Mod Lập Trình và nhiều Tôm thủ lưu ý trường hợp này.


    :):):)
     
    Mod01 thích điều này.
  18. Le Tu Lap

    Le Tu Lap Lý trưởng

    Dear mod,
    Mình xin góp ý về việc bắt lỗi" chèo đò" trong game tổ tôm như sau: Khi tôm thủ gọi ù mà không hạ được bài ù, ví dụ bài ù cây nằm khàn nhưng lại dậy khàn nên các quân khác không ghép vào phu nào được, hoặc tôm thủ không xoay được bài để ghép hết phu, lỗi này chơi chiếu nhiều nơi quy định bị " chèo đò". Hình thức xử phạt là ván uh ngay sau đó của tôm thủ sẽ không được ăn tiền" tôm".
    Mình chưa thấy trong game tổ tôm sân đình bắt lỗi này nên góp ý để mọi người tham khảo và xem xét bổ xung cho game được hoàn thiện hơn.
    Trân trọng.
     
    Nguyễn Tiểu ThươngMod01 thích điều này.
  19. GỬI BẠN LE TU LAP

    1-Game Sân Đình lập trình tự động, nếu chưa được Ù mà nhấp Ù, Game cũng không cho Ù. Do vậy nhiều Tôm thủ tránh được việc Ù Báo như bạn nêu.

    2-Ván bài nếu nhấp Ù mà Game cho Ù, tuy vậy Tôm thủ không hạ được tròn các phu, là do hạ không chuẩn, nên sẽ bị bắt lỗi “chậm Xướng Ù” và được Ù lành làng chứ cũng không bị báo.

    3-Được Ù, Game cho Ù mà bị Báo chỉ khi bạn hạ bất thành phu, không lưng hoặc phạm lỗi đánh xén quân trong khàn bất thực thôi. Tất nhiên có cả Báo Xướng Sai nữa.

    4-Vì Game là trò chơi “On Line” nên bị Báo đều đền ngay người chơi khác, không có hình thức “CHÈO ĐÒ” như Tổ Tôm chiếu.

    5-Cũng là một người chơi, mình có ý kiến trao đổi với bạn như vậy. Cảm ơn đã chia sẻ với cộng đồng.

    Nguyễn Tiểu Thương.


    :):):)
     
    Mod01mod02 thích điều này.
  20. Mod01

    Mod01 Administrator

    Chào anh @Le Tu Lap
    Cũng trên tinh thần như chú Tiểu Thương chia sẻ. Sau này nếu phát triển các khu chơi cao cấp hơn Sân Đình sẽ có tính năng này để phục vụ người chơi anh nhé. Cảm ơn anh đã gửi ý kiến góp phần hoàn thiện sân chơi chung. Chúc anh giải trí vui vẻ!
    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.