những ngôi làng cổ nhất việt nam

Thảo luận trong 'Văn hóa đình làng Việt Nam' bắt đầu bởi trần minh khôi, 4/3/16.

  1. trần minh khôi

    trần minh khôi Dân đen

    Ghé thăm "1 trong 2" ngôi làng cổ nhất Việt Nam
    Thứ năm, 04/04/2013 | 15:33 GMT+7

    Trang chủ »

    Tin tức »

    Muôn màu cuộc sống


    Tin liên quan

    [​IMG]


    Làng cổ Phước Tích - Thừa Thiên Huế là ngôi làng cổ thứ hai của Việt Nam. Nếu như làng Việt cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, thì làng Phước Tích xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế lại còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung.

    Làng cổ Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, gần với thời gian mở mang bờ cõi về phương Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt. Trong gia phả của họ Hoàng - dòng họ khai canh ở Phước Tích có đoạn chép: "Đến đời Lê Thánh Tôn, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất và hai (1470 - 1471), ngài thủy tổ họ Hoàng lúc bấy giờ là Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi, nguyên người làng Cẩm Quyết, tỉnh Nghệ An, đã thân chinh đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau chiến thắng trở về ngài đi xem xét đến nguồn Ô Lâu, bao chiến địa phận từ Khe Trăn, Khe Trái đến xứ Cồn Dương, sau khi xem bói, đoán biết được chỗ đất tươi tốt, ngài liền chiêu tập nhân dân thành lập làng".

    [​IMG]Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


    Qua thời gian, làng còn lưu giữ 37 ngôi nhà rường cổ, trong đó có trên 20 ngôi nhà rường còn nguyên vẹn và nhiều cây cổ thụ, miếu thờ cổ... Làng Phước Tích là ngôi làng thứ 2 ở Việt Nam được Bộ VHTT&DL xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, chỉ sau làng cổ Đường Lâm (Hà Tây). Đây là ngôi làng thứ 2 của Việt Nam được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Lễ công bố quyết định quan trọng này diễn ra song song với "Festival nghề truyền thống Huế - 2009" (ngày 13/06)







    [​IMG]Nét xưa ở làng cổ Phú Vinh (Khánh Hòa)
    [​IMG]Ngôi làng cổ với những bức họa lạ mắt
    [​IMG]Ngôi làng cổ với những bức họa bí ẩn
    Tọa lạc trên ranh giới tỉnh hiện nay giữa Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, nằm cách trung tâm Huế khoảng chừng 45 cây số, làng Phước Tích nép mình bên dòng Ô Lâu hiền hoà bốn mùa trong xanh. Vị thế ngôi làng đã là gợi ý cho nhiều hình ảnh ví von sống động, mà “chiếc túi rút” hay “cái hầu bao” là một trong những hình ảnh để nói lên sự giàu có của ngôi làng này trong một thời kỳ lịch sử. Khác với những ngôi làng khác ở vùng miền Trung gió Lào cát trắng, cái làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của Phước Tích chính là vẻ đẹp hiền hoà, bình yên của những ngôi nhà cổ đã trên trăm năm tuổi và nghề làm gốm vốn đã trở thành thương hiệu của mảnh đất này.

    Lúc đầu Làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng Phúc Giang bên bờ sông Ô Lâu thuộc tỉnh Hương Trà[2]. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước). Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu.

    Làng Phước Tích đến nay vẫn còn lưu giữ những di sản vật thể vô giá vừa cổ kính, vừa đồ sộ. Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có giá trị đặc biệt. Điều lí thú là các ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau một khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng.

    Làng cổ Phước Tích còn được biết đến với sản phẩm gốm cổ truyền vốn từ lâu đã trở thành thương hiệuTrước đây, gốm Phước Tích còn trở thành một sản phẩm đặc biệt cống nạp cho các triều đại nhà Nguyễn để nấu cơm cho vua ăn. Ngày nay, Trải qua nhiều thời kỳ, sản phẩm gốm Phước Tích đã có mặt trong cuộc sống của người dân quê hương cũng như ở khắp các vùng của miền đất Thuận Hóa.

    Gốm Phước Tích được gây dựng và phát triển hơn 500 năm qua và đã trở lại vào festival Huế năm 2006 qua tour Hương xưa làng cổ. Xét một cách tổng thể, các làng nghề thủ công truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn bởi sự xâm nhập ồ ạt của các mặt hàng sản xuất hàng loạt và nghề gốm Phước Tích đã không còn hoạt động gần 20 năm nay. Sức sống của nghề gốm, do vậy, chủ yếu tồn tại trong ký ức của người già. Dĩ nhiên, từ ngữ nghề nghiệp chính là phương tiện để họ hệ thống hoá từng mảng tri thức đó. Nói cách khác, từ ngữ nghề gốm Phước Tích là một hệ thống ký hiệu, một “bản mã” tường thuật tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp và những khía cạnh thuộc về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Gốm Phước Tích là một trong những di sản văn hoá cần được gìn giữ

    Nằm ở ranh giới giữa Huế và Quảng Trị, nơi có con sông Ô Lâu xanh ngắt hiền hòa, Phước Tích là điểm dừng chân yên bình cho du khách thập phương tới chiêm ngưỡng cảnh đẹp mang nét cổ kính nơi đây.
     
    HàNộiMùaThuVàngANH HYE thích điều này.