[Sân Đình] Góp ý về Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình

Thảo luận trong 'Hướng dẫn - Báo lỗi Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi mod02, 17/3/21.

  1. Khaichuax99

    Khaichuax99 Dân đen

    Chào các mod. Hôm nay chơi tổ tôm con ván bài như này , ko biết do luật từng nơi hay thế nào e ko biết.
    Trên tay bài có 4567 vạn , 789 vạn và trơ 1 con 4 vạn như hình. Lọc mở ra 4 vạn họ hô bạch thủ vẫn cho ăn điểm.
    Theo luật dân gian nơi mình thì bài chạm thành ko thể bạch thủ được.
    Bạch thủ , chi nảy , bí tư , xuyên tư đấy là những cước ù đặc biệt chỉ chờ 1 tiếng duy nhất với điều kiện là ko trạm thành với chi nảy và bạch thủ , ko trôi dọc 1 cây với bí tư và xuyên tư.
    Nếu mà các mod muốn đơn giản cước ù này theo mình thì cái này ko được.
    quan điểm m thấy sai còn quyết định ở các mod.
    Còn nhiều chuyện xin chia sẻ với các mod sau. Khuya rồi xin chúc các mod ngủ ngon
     

    Các tệp đính kèm:

    Nguyễn Tiểu ThươngMod01 thích điều này.
  2. Mod01

    Mod01 Administrator

    Chào bạn
    Rất cảm ơn bạn đã trải nghiệm game và góp ý cho nhà phát triển để hoàn thiện sản phẩm.
    Cước ù Bạch thủ của Sân Đình qui định đúng là cho phép bài chạm thành vẫn có thể được xướng Bạch thủ. Điều này cũng được cho là dễ dàng và đơn giản hơn so với qui định của nhiều vùng trong đó có cả quê của mình nhé. (Yêu cầu bài không chạm thành - lẻ 1 đôi).
    Game đang trong quá trình hoàn thiện. Luật lệ luôn có thể thay đổi để phù hợp với số đông và thực tế. Bộ phận phát triển sản phẩm sẽ lưu ý vấn đề này, tiếp lục lắng nghe, khảo sát và sẵn sàng sửa đổi nếu cần để sản phẩm gần hơn với dân gian và phù hợp với tỷ lệ, xác suất, logic game bạn nhé.
    Rất cảm ơn bạn đã nhiệt tình góp ý, phản ánh! Tiện thể cho mình gửi lời hỏi thăm đến chú Thư và các bác, các chú trong CLB Tổ Tôm Ninh Hiệp nhé.
    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  3. QuangPVOILHP

    QuangPVOILHP Dân đen

    Bài này phải đền vậy mà cho không ăn tiền ạ? Không đủ phu
     

    Các tệp đính kèm:

    Nguyễn Tiểu ThươngMod01 thích điều này.
  4. Mod01

    Mod01 Administrator

    Chào bạn !
    Đúng là về nguyên tắc khi báo ù người chơi phải hạ bài - trình phu. Nếu không trình được phu sẽ bị báo. Tuy nhiên đây là khu học chơi Sân Đình vẫn đang linh động để mọi người vừa chơi vừa học cho nên bài đủ điều kiện ù mà không trình được phu Sân Đình chưa áp dụng qui chế phạt điểm bạn nhé.
    Trong các phiên bản tiếp theo, khi mở các khu chơi đòi hỏi level cao hơn.. Sân Đình sẽ áp dụng việc xử phạt các User nếu gọi Ù mà không hạ bài, không trình được phu bạn nhé. Các trường hợp này sẽ bị coi là Ù láo.
    Thông tin đến bạn, cảm ơn bạn đã góp ý. Chúc bạn giải trí vui vẻ.
    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  5. NguyenAn1234Chan

    NguyenAn1234Chan Dân đen

    Xin góp ý để Tổ tôm Sân Đình hoàn thiện mấy vấn đề:

    1-Khi ù phải hạ hết bài mới được dậy khàn, trừ trường hợp dậy ù, tái kiến.

    2-Khi ù buộc phải hô phỗng ù là đối với những trường hợp bạch thủ hoặc buộc phải phỗng mới có lưng. Ngoài ra phỗng cũng được không phỗng cũng được thì không được bắt thiếu hô phỗng.

    3-Trường hợp bài người ta đánh xén thì không được bắt báo. Ví dụ có 3,4,6 đánh xén 6 đi, 5 lên vẫn ăn bình thường không sao.

    Rất mong được tiếp thu.
     
    Nguyễn Tiểu ThươngMod01 thích điều này.
  6. Mod01

    Mod01 Administrator

    Chào chú!
    Rất cảm ơn chú đã trải nghiệm game và gửi ý kiến góp ý cho đội phát triển. Sân Đình cũng đang cố gắng để hoàn thiện sản phẩm để giống như luật chơi trong dân gian. Về vấn đề số 3 chú nói, chú được phép đánh xén cây 6 đi trước khi ăn cây 5 ạ. Nếu bị bắt lỗi chú có thể gửi thêm thông tin như hình ảnh hoặc thời gian ván chơi để Sân Đình kiểm tra cho chú nhé. Thông tin đến chú, chúc chú giải trí vui vẻ!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  7. GỬI MOD LẬP TRÌNH VỚI CẢ NHÀ

    Hôm nay mình có vài ý kiến nhỏ với cả nhà về Bài 5: Các lỗi và xử phạt khi chơi Tổ Tôm Sân Đình(chính là Chương 5- Luật TTSĐ hiện nay).

    1- Điều 1.e: “e. Không úp khàn, không úp Thiên khai”. TRong lỗi phạt ghi là Khê Khàn là khác với người xưa. Các cụ gọi đó là LỖI TREO KHÀN.

    2-Điều 1.f: thấy phỗng không phỗng (kiến bất tái): trong BẢNG XƯỚNG Ù không còn cụm từ “THẤY KHÔNG PHỖNG” nữa. Trong Điều 1.f sửa câu này đi cho phù hợp.

    3-Điều 1.g: lỗi BẤT THỰC TRÙNG TRỤC được hiểu là khi Ù, có quân trong Bất thực (1,2 hoặc cả 3 quân) không nằm trong phu nào là Ù Bất Thành Phu thuộc về lỗi nặng, bị Bắt Báo. Lỗi này Game TTSĐ cho Ù Lành Làng là quá “dị biệt” với “Lệ Làng” cả nước.

    -Từ qui định này, dẫn đến qui định không cho Bất Thực ăn đón khi chưa có phu kèm theo khàn cần xem lại. Bài trên tay họ, họ Bất thực ai cấm được, ai biết được nếu không ù. Cốt là khi Ù không bị Bất Thực Trùng trục là được, ai có quyền Hồi Tố ban đầu không có phu nào theo Khàn Bất thực. Điều này “Lệ Làng” nhiều nơi còn tranh luận, TTSĐ xem xét vận dụng, để nước bài ngày càng rộng hơn, luật ngày càng đậm nét dân chủ hơn.Nếu cho Bất Thực ăn đón như vậy, thì chỉ không được ăn vào 1 phu bí khi Lộ cả Khàn Bất thực.

    4-Sửa Điều 2.i: Không ăn quân trước ăn quân sau:

    - Không ăn quân đã đến trước sau lại ăn đúng quân đó. Trừ trường hợp quân đó là quân để ù và phải bấm ù.

    -Chuyển sang mục 2.j để hợp lý hơn phần qui định: “- Lỗi không phỗng rồi ăn quân sau: Lên quân có thể phỗng được nhưng không phỗng, sau đó lại ăn tạo phu dọc rồi đánh 1 quân phỗng đi.”

    5-Sửa Điều 2.j: Không ăn phu trước ăn phu sau: Còn gọi là BUÔN PHU.

    -Không ăn Quân Đến Trước (tạo ra Phu có Trước) lại Ăn quân đến sau tạo phu sau: Tạo phu dọc(không ăn 3 văn lại ăn 6 văn với 4,5 văn...); Tạo phu bí(không ăn 3 văn lại ăn 7 văn với 3 vạn, 3 sách...).

    -Phá Phu nhà (Phu có trước) tạo ra phu mới mà không đạt ưu thế “Ăn nhiều đánh ít” rồi đánh đi quân trong Phu có trước.Ví dụ: có 567 Sách, 567 vạn và bí Tứ 3 quân. Ăn thêm 3 Sách, hạ lộ 4 vạn, đánh đi 4 văn là Bị Báo. Nếu hạ cả 23 Sách thì được(vì đạt ưu thế: ăn 2, đánh 1).Ở đây, Bí Tứ(4 văn,4 vạn,4 sách) là Phu Có Trước.

    -- Lỗi không phỗng rồi ăn quân tạo phu dọc sau: Lên quân có thể phỗng được nhưng không phỗng, sau đó lại ăn tạo phu dọc rồi đánh 1 quân trong phỗng đi. Đây là không ăn phu đến trước(phu Phỗng), lại ăn phu đến sau(phu dọc). Ví dụ, có phỗng 4 văn và 1 quân 5 văn. Hiện 4 văn trên chiếu không phỗng, sau ăn với 3 văn thành 345 văn là Bị Báo.

    6- Bỏ Điều 2.l: l. Lỗi phá phu nhà ăn phu làng:

    -Nên bỏ mục này, nó chính là Lỗi “Ăn Một Đánh Hai” hoặc lỗi “Không ăn phu có trước(là Phu Nhà) lại ăn phu đến sau(là Phu Làng) mới tạo thành”.

    7-Bỏ Điều 2.m: m. Lỗi tham lưng bỏ phu:

    -Đây cũng là lỗi thuộc mục 2.J, đều là “Không ăn phu có trước lại ăn Phu đến sau”.

    8-Sửa Điều 2.n: Ăn ít Đánh nhiều là bị Báo. Bao gồm “ăn 1 đánh 2”, “ăn 2 đánh 3”.

    -Ví dụ 1: phỗng 7 văn, đánh đi 8,9 văn là “Ăn 1 đánh 2”.

    -Ví dụ 2: Ăn Bí Tôm 7 văn, 3 vạn, 3 sách đánh đi 6,8,9 văn là “ăn 2 đánh 3”.

    9-Bỏ Điều 2.0: nếu không còn quân để đánh thì người chơi mắc một trong các lỗi: lỗi 2.b “đánh phu dưới chiếu” hoặc lỗi 3.a “Ù Không Lưng”. Đánh Yêu đi cũng như mắc lỗi 2.b.

    10-Bỏ lỗi 3.c: c. Đánh quân bất thực khi bí hoàn bí: Bất thực sau đó đánh đi 1 quân, khi ù 2 quân còn lại khi hạ bài lại xếp vào phu bí.

    -Lỗi này mâu thuẫn với qui định được đánh đi 1 quân trong Khàn Bất Thực. Vậy nếu có lỗi 3.c phải sửa thành “Đánh đi 2 quân trong khàn Bất thực”. Còn đánh xén 1 quân trong Khàn Bất Thực, dù khàn chỉ nằm trong 1 phu bí cũng không bị Bắt Báo được. Được phép đánh quân trong phu đi mà khi Ù còn không Hồi Tố.


    Sau đây mình trích dẫn nguyên Chương 5 trong Luật TTSĐ để cả nhà tiện theo dõi.




    1. Các lỗi nhẹ:


    Người chơi phạm các lỗi này bị bắt khi hạ bài ù và không được tính điểm (ù lành làng).


    a. Treo tranh: Sau khi đánh đi, trên bài vẫn có ít nhất 1 quân đã ăn dưới chiếu

    - Ăn phu có quân nhà không hạ.
    - Phỗng tái kiến không hạ phu dọc (tạm thời chưa áp dụng trong phiên bản Tổ Tôm Sân Đình lần này)

    b. Không Phỗng trước khi ù: Nếu bài Phỗng được để ù nhưng không bấm Phỗng trước khi bấm Ù thì bị lỗi này.
    c. Không chọn Ù không phỗng khi xướng ù: trên bài có 2 quân giống nhau xếp vào 2 phu, khi lên quân thứ 3 thì không cần bấm phỗng trước khi ù, nhưng phải chọn Ù không phỗng trong bảng xướng cước.
    d. Khê khàn:

    - Không dậy khàn khi có quân giống quân trong khàn đánh ra.
    - Khi ù không dậy khàn.

    e. Không úp khàn, không úp Thiên khai.
    f. Trả chén sai thủ tục:

    - Không trả chén khi ù
    - Không trả chén ngay khi Phỗng tái kiến trong ván chơi.
    - Xướng trả chén sai quân.
    - Không xướng đúng ăn cả, ăn 1 đánh 2, bí hoàn bí, yêu hoàn yêu, thấy phỗng không phỗng (kiến bất tái)

    g. Bất thực trùng trục:

    - Lên bài xin bất thực, nhưng khi ù 3 quân đó không xếp được vào phu bí hoặc phu dọc nào.
    - Xin bất thực khi khàn không xếp được vào phu nào ngay từ đầu.
    - Bất thực trùng trục không áp dụng cho bất thực Yêu.

    h. Xướng thiếu Tiền ù hậu dậy: Trường hợp quân ù lên có thể dậy khàn nhưng quân ù lại đi vào phu dọc phải chọn Tiền ù hậu dậy trong bảng xướng cước.
    i. Lỗi bỏ ù: Không ù quân trước mà lại ù quân sau.
    j. Lỗi không xướng ù: Quá 60s mà không hoàn thành hạ bài và xướng ù sẽ bị bắt lỗi này.

    2. Các lỗi nặng:

    - Người chơi phạm các lỗi này sẽ bị phạt và trả cho mỗi người chơi khác 12 điểm (tương đương ván ù Thập điều).
    - Các lỗi nặng sẽ làm ván chơi dừng lại và chuyển sang đánh ván mới.


    a. Bất thành phu: Sau mỗi lượt ăn - đánh mà các quân bài dưới chiếu không được xếp tròn vào các phu.
    b. Đánh phu dưới chiếu: Đánh 1 quân mà có thể ghép được tròn bài (không què quân nào) với phu ăn dưới chiếu
    c. Đánh 2 quân trước đó không phỗng: Nếu lên cây có thể phỗng mà không phỗng, sau đó đánh cả 2 cây đi thì bị bắt lỗi này.
    d. Đánh 2 quân trước đó không ăn để tạo phu: Nếu lên cây có thể ăn được thành phu mà không ăn, sau đó đánh cả 2 cây đi thì bị bắt lỗi này.
    e. Đánh cả phu đi: Đánh cả 3 cây có thể tạo thành phu, lưng.
    f. Đánh 2 quân bất thực khi đã lộ quân khàn: Xin bất thực, sau đó đánh đi 2 cây trong bất thực, dưới chiếu lại hạ phu có cây thứ 3.
    g. Đánh đi cây đã ăn trước đó.
    h. Không phỗng quân trước, phỗng quân sau: Bỏ phỗng quân trước mà phỗng quân sau. Trừ trường hợp phỗng để ù.
    i. Không ăn quân trước ăn quân sau:

    - Không ăn quân trước sau lại ăn đúng quân đó. Trừ trường hợp quân đó là quân để ù và phải bấm ù.
    - Lỗi không phỗng rồi ăn quân sau: Lên quân có thể phỗng được nhưng không phỗng, sau đó lại ăn tạo phu dọc rồi đánh 1 quân phỗng đi.

    j. Không ăn phu trước ăn phu sau: Không ăn quân đến trước tạo phu lại ăn quân đến sau để tạo phu khác và đánh 2 quân có thể tạo phu ban đầu đi.
    k. Ăn lại cây đã đánh trước đó: Đánh đi 1 quân, sau ăn lại đúng quân đó. Trừ trường hợp quân đó là quân để ù và phải bấm ù.
    l. Lỗi phá phu nhà ăn phu làng:

    - Lỗi ăn 1 đánh 2: Lấy 1 quân trong phu có sẵn, ăn tạo thành phu mới và đánh 2 quân của phu ban đầu đi.
    - Lỗi phỗng 1 đánh 2: Lấy 1 quân trong phu có sẵn, phỗng tạo thành phu mới và đánh 2 quân của phu ban đầu đi.

    m. Lỗi tham lưng bỏ phu: Phá phu có sẵn để ăn tạo thành lưng, sau đó đánh các cây còn lại của phu ban đầu đi.
    n. Lỗi không ưu tiên ăn phu nhiều cây hơn: Cây của làng có thể ăn vào 2 phu. Người chơi không ăn vào phu có thể trôi nhiều cây hơn, sau đó đánh các quân đó đi.
    o. Lỗi không còn quân để đánh: Trong quá trình chơi bài, người chơi hạ bài, chỉ còn các quân Yêu trên tay, không thể đánh được quân nào và chưa Ù thì bị bắt lỗi này.
    Lỗi không còn quân để đánh có thể xảy ra trong 2 trường hợp:
    * Các quân bài đã ăn đủ thành phu dưới chiếu, chỉ còn Yêu trên tay nhưng chưa có lưng để Ù.
    * Người chơi ăn 1 cây và bấm nút Hạ lại bài và hạ hết các phu trên tay, chỉ còn Yêu.


    3. Các lỗi nặng bị phạt khi hạ bài ù:



    Người chơi phạm các lỗi này sẽ bị phạt và trả cho mỗi người chơi khác 12 điểm (tương đương ván ù Thập điều).

    a. Ù không lưng: Hạ bài ù và các cây bài không thể xếp thành bất kỳ lưng nào.
    b. Bất thành phu: Sau khi hạ bài và xếp các quân chưa tròn vào các phu đã bấm Xướng ù
    c. Đánh quân bất thực khi bí hoàn bí: Bất thực sau đó đánh đi 1 quân, khi ù 2 quân còn lại khi hạ bài lại xếp vào phu bí.


    4. Lỗi xướng sai:

    a. Xướng cước lớn hơn cước mình có, xướng cước không có: Xướng sao đền vậy. Người bị bắt lỗi phải trả cho mỗi người chơi khác số tiền bằng cước mình xướng sai.

    b. Xướng thiếu cước mình có: Xướng sao ăn vậy. Ví dụ: Bài ù Lèo Tôm nhưng xướng Lèo thì chỉ được ăn tiền bài ù Lèo.
    Lưu ý: Nếu quên xướng Thông, Tam khôi, Tứ khôi... thì ván kế tiếp nếu ù chỉ được xướng Thông.


    :):):):D:D:D=))=))=)):)):)):)):x:x:x
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 22/7/21
    Mod01 thích điều này.
  8. Mod01

    Mod01 Administrator

    Cảm ơn chú đã có những chia sẻ và góp ý hết sức thiết thực và bổ ích ạ. Ý kiến của chú sẽ được chuyển tới đội phát triển sản phẩm để nghiên cứu, áp dụng . Chúc chú giải trí vui vẻ !
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.

  9. GỬI CẢ NHÀ, NHỮNG Ý KIẾN TRONG FACEBOOK TỔ TÔM DÂN GIAN VỚI NỘI DUNG TRÊN.


    1-GỬI CẢ NHÀ Ý KIẾN NGẮN GỌN về Ù Xuyên.

    1-Ù Xuyên Bí Tư và Ù Xuyên Năm Gian đều tính bằng Lèo.

    -Vậy để công bằng điều kiện phải như nhau.

    -Điểm then chốt giống nhau là: Ù thành phu với Bốn Quân Rác.

    2-Ù Xuyên Bí Tư = Ù thành Phu Bí với Bốn Quân Rác + Chờ duy nhất 1 tiếng.

    -Vậy điều kiện “Chờ Duy Nhất” là khó hơn, nên bỏ.

    -Trong Ù Xuyên Bí Tư, đã có ẩn ý “không Phỗng của làng” là điều kiện được xét đến.

    3-Ù Xuyên Năm Gian = Ù thành Phu Dọc với Bốn Quân Rác.

    -Hiện nay đã ít điều kiện hơn so với Xuyên Bí Tư.

    -Nếu bỏ điều kiện “Bốn Quân Rác” thì dễ hơn nhiều quá, không công bằng.

    -Trong Ù Xuyên Năm Gian, đương nhiên chỉ “chờ duy nhất”, nhưng không có ẩn ý “Phỗng của làng”.

    4-Các Cước Ù Phu Dọc Xiên 2, Xiên 3 chưa được tính.

    5-Mong cả nhà trao đổi làm sáng tỏ sự hợp lý, công bằng, minh bạch cho cước Ù Xuyên.

    Nguyễn Tiểu Thương


    2- Gửi bạn BÙI ĐỨC HÙNG

    1-Khái niệm quan trọng trong Tổ Tôm: Quân Rác = Quân Chưa Trôi = Quân Què = Quân Chưa Nằm Trong PHu Nào.

    -Khái niệm này rất RÕ RÀNG, CHUẨN MỰC.

    2- Có khái niệm này, LUẬT Tổ Tôm thành Văn Bản mới chuẩn, ngắn gọn, chính xác, không bàn cãi nổi:

    a-Ù Chi Nẩy: Chờ Chi + có Quân Rác 9 vạn, 8 sách + chưa vào Thành được.

    b-Ù Xuyên: Ù thành phu với Bốn Quân Rác.

    a- Ù Bạch Thủ: chờ duy nhất tiếng Phỗng + có quân trong Phỗng còn là Quân Rác.

    3-“Lệ Làng” còn không bao giờ sai nữa là “Luật TTSĐ”. Cứ coi là “Lệ Làng của TTSĐ” đi. Chúng ta trao đổi để đi đến sự hợp lý, công bằng nhất.

    4-Cảm ơn bạn đã có ý kiến.

    5-Xin cả nhà bàn thêm cho rộng đường dư luận. Bởi cả bạn và Mod1 đều có ý kiến nên mình viết rõ vào đây.

    Nguyễn Tiểu Thương



    Trích đăng ý kiến trong Facebook TỔ TÔM DÂN GIAN:


    Tào Nam Dương

    Quản trị viên

    Cảm ơn chú đã góp ý. Sân Đình sẽ kiểm tra và sửa nếu sai luật đã đề ra từ đầu ạ. Chúc chú giải trí vui vẻ!


    Bùi Đức Hùng


    Tào Nam Dương sửa lại luật diễn đàn anh ạ. Chứ bài này xuyên 5 gian là chuẩn rồi



    Hùng King

    Chuẩn thế còn gì bác. Què 23-56, lên 4 chả xiên khe vào giữa thì sao.

    Còn Xuyên Bí Tư là có 2 cặp, xuyên 1 cây vào giữa tạo thành Phu (có thể là Bí hoặc Ngang)

    Ví dụ:què 2 cây 9 vạn-2 cây 8 sách, nổi Chi Chi được hô Xuyên Bí tư Chi Chi nẩy



    Kiên Lê

    Các bố vẫn chưa hiểu xuyên 5 gian nhé. Ví dụ: 34_5_67. Ta ko cần để ý đến 4-6. Mà cứ 3-7 rác là đc nhé




    GỬI BẠN BÙI ĐỨC HÙNG

    “Xuyên Năm Gian- Xuyên Bí Tư”

    Cước ấy Ù được coi như bằng Lèo

    Bí Tư kèm điều kiện theo

    “Chờ Tiếng Duy Nhất”rõ nhiều khó hơn

    Cước Ù hai Tiếng bằng luôn

    Theo bạn nếu sửa “Năm Gian” dễ nhiều

    “Nhất Khinh – Nhất Trọng” chớ theo...



    GỬI BẠN KIÊN LÊ

    Bạn vào “CHẮN PHỎM CHẤM COM”

    Tìm mục: “LUẬT CHƠI TỔ TÔM SÂN ĐÌNH”

    Điều khoản rõ trong Lập Trình

    Từng điều kiện để tạo thành Ù XUYÊN

    TRong Game Bộ Luật Đầu Tiên

    Sân Đình đã có bạn nên xem rành

    Cảm ơn góp ý với mình

    Rộng đường dư luận, Luật thành CÔNG MINH.
     
    Mod01 thích điều này.
  10. GỬI MOD LẬP TRÌNH VỚI CẢ NHÀ

    Hôm nay, mình muốn trao đổi với cả nhà và MOD về các LỖI trong Luật Tổ Tôm Sân Đình(Điều 5 Luật TTSĐ). Rất mong các bạn chơi Tổ Tôm dành thời gian xem, có ý kiến cùng đóng góp cho Game Tổ Tôm. Các bạn có thể góp ý trên Diễn Đàn Tổ Tôm Dân Gian(Facebook) hoặc tốt hơn ở mục Góp ý về Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình(Chanphom.com).
    Luật TTSĐ là “Đầu Tiên, Duy Nhất” cho Game Tổ Tôm, cũng là một thứ “LỆ LÀNG” với chơi Tổ Tôm, nên có điểm “dị biệt” của nó. Bạn chơi cần xem để không mắc các lỗi tối thiểu này.

    Mình có ý kiến trên tinh thần cố gắng giữ nguyên văn bản Luật TTSĐ đã ban hành. Các điểm mình đề nghị MOD xem xét, sửa đổi, bổ sung trong Điều 5- Luật TTSĐ như sau:

    I- Góp ý về ký hiệu: Đề nghị thay đổi tên “Bài 5-Luật TTSĐ” thành “Điều V – Luật TTSĐ” cho khoa học, phù hợp các khoản mục sau, cho một bộ Luật.

    -Đưa vào tiếp các ký hiệu a,b,c thay các gạch đầu dòng.

    II-Góp ý với Điều V.1(Bài 5.1)

    1-Điều V.1.d: bổ sung:

    a-Phải Dậy Khàn trước khi Ù, nếu không thuộc trường hợp “Tiền Ù Hậu Dậy”.

    b-Nếu quên Dậy Khàn trong khi đánh thì chỉ khi Ù mới được Dậy Khàn, không làm lộ bài làng(Lỗi làm lộ này sau cũng nên phạt nặng, Bắt Báo).

    2-Điểu V.1.e: Sửa đổi:

    -Theo từ ngữ Tổ Tôm xưa, quên Úp Khàn, úp Thiên Khai mà không Bất Thực thì gọi là TREO KHÀN, TREO THIÊN KHAI(tương tự nghĩa Treo Tranh).

    -Treo Khàn(là tạo ra trên tay 3 Quân Rác); Treo Thiên Khai(là tạo ra trên tay 4 Quân Rác) sẽ không Ù được chứ không được Ù Lành Làng.

    Bảo đảm nguyên tắc: Ù mà trong bài còn Quân Rác sẽ bị Bắt Báo.

    -Cho nên Điều V.1.e: phải chuyển sang phần Lỗi Nặng. Ở Lập Trình tự động, không cho Ù Lành Làng.

    3-Điều V.1.f: Bổ Sung:

    -Không trả chén khi tất cả các quân trong Khàn Bất Thực đã hiện trên chiếu.

    -Trả chén khi các quân trong Khàn Bất Thực chưa hiện cả trên chiếu.

    - Hạ hết quân trong Khàn Bất Thực sớm cũng bị Ù Lành Làng.

    4-Điều V.1.g: Sửa đổi.

    a-Bất Thực Trùng Trục là khi hạ Ù, còn quân trong Khàn Bất Thực là Quân Rác.

    b-Bảo đảm nguyên tắc: Ù mà trên tay còn Quân Rác sẽ bị Bắt Báo, nên Bất Thực Trùng Trục Game không cho Ù Lành Làng, chuyển sang phần lỗi nặng.

    c-Cho phép Bất Thực ăn đón cả với quân thường(không phải Yêu) khi chưa có phu nào hoặc Bất Thực cả Yêu Đỏ.

    -Điều khoản này bảo đảm nguyên tắc dân chủ, “Được ăn thua chịu”, bài kín trên tay ai cấm được, hạ Ù không hồi tố.

    5-Điều V.1.h: Bổ sung:

    a-Khàn Úp được dậy sau cùng khi Ù, nếu không phải Ù với quân của Khàn. Khi Tiền Ù Hậu Dậy, cũng phải Dậy Khàn sau cùng.

    III-Góp ý với Điều V.2(Bài 5.2): các lỗi này được loại trừ khi Ù, theo nguyên tắc không hồi tố.

    1-Điều V.2.c và V.2.d: gộp thành 1 mục: không ăn tạo thành phu với quân của làng mà đánh đi cả hai quân trên tay.

    a-Không ăn phu thường: 2 Quân Rác với quân của làng.

    b-Không ăn phu phỗng: không phỗng mà đánh đi cả 2 quân của phỗng.

    2-Điều V.2.f: Sửa đổi.

    a-Đánh 2 quân trong Bất Thực Khàn. Lỗi này bị Bắt Báo kể cả lúc Ù.

    b-Lưu ý: Bất thực Thiên khai Bất Thực Khàn: được đánh đi 2 quân trong Thiên Khai đó. Bất Thực Khàn được đánh đi 1 quân trong Khàn.

    3-Điều V.2.i: Bổ sung

    a-Quân Trên tay khi hạ lộ dưới chiếu, chính là Quân đến trước nhất.

    4-Điều V.2.j: Bổ sung. Đây là lỗi BUÔN PHU(tên gọi của Tổ Tôm xưa).

    a-Phu trên tay khi hạ lộ dưới chiếu chính là PHu có đầu tiên.

    5-Điều V.2.l; V.2.m;V.2.n: Sửa đổi.

    a-Bỏ cả 3 điều này gộp làm một điều: không được ăn ít đánh nhiều khi tạo phu, đổi phu.

    b-Không có lỗi “Phá phu nhà, Ăn phu làng”. Đánh tổ tôm ai chẳng nhiều lúc làm vậy. Lỗi ở đây là “ăn ít, đánh nhiều”: chỉ tính các cây ăn, đánh dưới chiếu liên quan tới phu tạo thành.

    c-Không có lỗi “Tham Lưng bỏ Phu”: Lưng là phu và ngược lại. Nếu đổi phu thì không được “Ăn ít đánh nhiều”, phải ĂN LỢI QUÂN.

    IV-Góp ý Điều V.3(Bài 5.3): Bắt Báo khi Ù.

    1-Điều V.3.a: Sửa đổi: Ù Không Lưng.

    a-Hạ bài Ù mà chưa xếp riêng thành phu được ít nhất một Lưng nào.


    -Như vậy, bài có Lưng mà không xếp thành phu Lưng riêng cũng không được công nhận là Lưng.


    2-Điều V.3.b: Bổ sung. Bài hạ Ù còn Quân Rác. Kể cả các quân Bất Thực bị trùng trục, các quân Treo Khàn, Treo Thiên Khai.

    3-Điều V.3.c: Sửa đổi. Bỏ điều khoản này vì nó mâu thuẫn 2 qui định.

    a- Bất Thực Khàn được phép đánh đi 1 quân.

    b-Tổ Tôm được quyền đánh xén kín bài Phu trên tay, khi hạ Ù đều không hồi tố. Chỉ hồi tố đánh xén 1 quân trong Khàn Bất Thực khi Bí hoàn Bí là không công bằng, hợp lý.

    V-Ý kiến chung:

    1-Nội dung này mình đã đưa ra 1 lần trên Diễn Đàn mà không thấy các bạn có ý kiến. Trong khi hàng ngày cứ tranh luận ì xèo chính các vấn đề trên. Mình mong các bạn trao đổi để đi đến thống nhất cho các MOD dễ làm Game.

    2-Hai loại lỗi nhẹ nặng sau nên sửa thành 3 loại: lỗi Ù LÀNH LÀNG(0 điểm), LỖI NHẸ(chỉ phạt 6 điểm), LỖI NẶNG(phạt 12 điểm).

    3-Vì là Luật, nên không căn cứ “Lệ Làng”, cần xây dựng công bằng, khoa học, minh bạch.

    4-Sau đây mình trích đăng BÀI 5-LUẬT TTSĐ.

    Nguyễn Tiểu Thương.


    1. Các lỗi nhẹ:


    Người chơi phạm các lỗi này bị bắt khi hạ bài ù và không được tính điểm (ù lành làng).



    a. Treo tranh: Sau khi đánh đi, trên bài vẫn có ít nhất 1 quân đã ăn dưới chiếu

    - Ăn phu có quân nhà không hạ.
    - Phỗng tái kiến không hạ phu dọc (tạm thời chưa áp dụng trong phiên bản Tổ Tôm Sân Đình lần này)

    b. Không Phỗng trước khi ù: Nếu bài Phỗng được để ù nhưng không bấm Phỗng trước khi bấm Ù thì bị lỗi này.
    c. Không chọn Ù không phỗng khi xướng ù: trên bài có 2 quân giống nhau xếp vào 2 phu, khi lên quân thứ 3 thì không cần bấm phỗng trước khi ù, nhưng phải chọn Ù không phỗng trong bảng xướng cước.
    d. Khê khàn:

    - Không dậy khàn khi có quân giống quân trong khàn đánh ra.
    - Khi ù không dậy khàn.

    e. Không úp khàn, không úp Thiên khai.
    f. Trả chén sai thủ tục:


    - Không trả chén khi ù
    - Không trả chén ngay khi Phỗng tái kiến trong ván chơi.
    - Xướng trả chén sai quân.
    - Không xướng đúng ăn cả, ăn 1 đánh 2, bí hoàn bí, yêu hoàn yêu, thấy phỗng không phỗng (kiến bất tái)

    g. Bất thực trùng trục:

    - Lên bài xin bất thực, nhưng khi ù 3 quân đó không xếp được vào phu bí hoặc phu dọc nào.
    - Xin bất thực khi khàn không xếp được vào phu nào ngay từ đầu.
    - Bất thực trùng trục không áp dụng cho bất thực Yêu.

    h. Xướng thiếu Tiền ù hậu dậy: Trường hợp quân ù lên có thể dậy khàn nhưng quân ù lại đi vào phu dọc phải chọn Tiền ù hậu dậy trong bảng xướng cước.
    i. Lỗi bỏ ù: Không ù quân trước mà lại ù quân sau.
    j. Lỗi không xướng ù: Quá 60s mà không hoàn thành hạ bài và xướng ù sẽ bị bắt lỗi này.

    2. Các lỗi nặng:


    - Người chơi phạm các lỗi này sẽ bị phạt và trả cho mỗi người chơi khác 12 điểm (tương đương ván ù Thập điều).
    - Các lỗi nặng sẽ làm ván chơi dừng lại và chuyển sang đánh ván mới.



    a. Bất thành phu: Sau mỗi lượt ăn - đánh mà các quân bài dưới chiếu không được xếp tròn vào các phu.
    b. Đánh phu dưới chiếu: Đánh 1 quân mà có thể ghép được tròn bài (không què quân nào) với phu ăn dưới chiếu
    c. Đánh 2 quân trước đó không phỗng: Nếu lên cây có thể phỗng mà không phỗng, sau đó đánh cả 2 cây đi thì bị bắt lỗi này.
    d. Đánh 2 quân trước đó không ăn để tạo phu: Nếu lên cây có thể ăn được thành phu mà không ăn, sau đó đánh cả 2 cây đi thì bị bắt lỗi này.
    e. Đánh cả phu đi: Đánh cả 3 cây có thể tạo thành phu, lưng.
    f. Đánh 2 quân bất thực khi đã lộ quân khàn: Xin bất thực, sau đó đánh đi 2 cây trong bất thực, dưới chiếu lại hạ phu có cây thứ 3.
    g. Đánh đi cây đã ăn trước đó.
    h. Không phỗng quân trước, phỗng quân sau:
    Bỏ phỗng quân trước mà phỗng quân sau. Trừ trường hợp phỗng để ù.
    i. Không ăn quân trước ăn quân sau:

    - Không ăn quân trước sau lại ăn đúng quân đó. Trừ trường hợp quân đó là quân để ù và phải bấm ù.
    - Lỗi không phỗng rồi ăn quân sau: Lên quân có thể phỗng được nhưng không phỗng, sau đó lại ăn tạo phu dọc rồi đánh 1 quân phỗng đi.

    j. Không ăn phu trước ăn phu sau: Không ăn quân đến trước tạo phu lại ăn quân đến sau để tạo phu khác và đánh 2 quân có thể tạo phu ban đầu đi.
    k. Ăn lại cây đã đánh trước đó: Đánh đi 1 quân, sau ăn lại đúng quân đó. Trừ trường hợp quân đó là quân để ù và phải bấm ù.
    l. Lỗi phá phu nhà ăn phu làng:

    - Lỗi ăn 1 đánh 2: Lấy 1 quân trong phu có sẵn, ăn tạo thành phu mới và đánh 2 quân của phu ban đầu đi.
    - Lỗi phỗng 1 đánh 2: Lấy 1 quân trong phu có sẵn, phỗng tạo thành phu mới và đánh 2 quân của phu ban đầu đi.

    m. Lỗi tham lưng bỏ phu: Phá phu có sẵn để ăn tạo thành lưng, sau đó đánh các cây còn lại của phu ban đầu đi.
    n. Lỗi không ưu tiên ăn phu nhiều cây hơn: Cây của làng có thể ăn vào 2 phu. Người chơi không ăn vào phu có thể trôi nhiều cây hơn, sau đó đánh các quân đó đi.
    o. Lỗi không còn quân để đánh: Trong quá trình chơi bài, người chơi hạ bài, chỉ còn các quân Yêu trên tay, không thể đánh được quân nào và chưa Ù thì bị bắt lỗi này.
    Lỗi không còn quân để đánh có thể xảy ra trong 2 trường hợp:
    * Các quân bài đã ăn đủ thành phu dưới chiếu, chỉ còn Yêu trên tay nhưng chưa có lưng để Ù.
    * Người chơi ăn 1 cây và bấm nút Hạ lại bài và hạ hết các phu trên tay, chỉ còn Yêu.


    3. Các lỗi nặng bị phạt khi hạ bài ù:



    Người chơi phạm các lỗi này sẽ bị phạt và trả cho mỗi người chơi khác 12 điểm (tương đương ván ù Thập điều).


    a. Ù không lưng: Hạ bài ù và các cây bài không thể xếp thành bất kỳ lưng nào.
    b. Bất thành phu: Sau khi hạ bài và xếp các quân chưa tròn vào các phu đã bấm Xướng ù
    c. Đánh quân bất thực khi bí hoàn bí: Bất thực sau đó đánh đi 1 quân, khi ù 2 quân còn lại khi hạ bài lại xếp vào phu bí.


    4. Lỗi xướng sai:


    a. Xướng cước lớn hơn cước mình có, xướng cước không có: Xướng sao đền vậy. Người bị bắt lỗi phải trả cho mỗi người chơi khác số tiền bằng cước mình xướng sai.

    b. Xướng thiếu cước mình có: Xướng sao ăn vậy. Ví dụ: Bài ù Lèo Tôm nhưng xướng Lèo thì chỉ được ăn tiền bài ù Lèo.
    Lưu ý: Nếu quên xướng Thông, Tam khôi, Tứ khôi... thì ván kế tiếp nếu ù chỉ được xướng Thông.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 18/8/21
    Mod01 thích điều này.
  11. Mod01

    Mod01 Administrator

    Cảm ơn chú đã có những góp ý quí báu giúp Sân Đình xây dựng và hoàn thiện game Tổ Tôm. Các ý kiến của chú đều rất thiết thực và giá trị ạ.
    Có 1 vấn đề khá nhạy cảm và khác với đa số luật chơi trong dân gian là không cho ù lành làng với các lỗi treo khàn, treo thiên khai mà là phải bắt lỗi nặng ( Bất thành phu):


    đề xuất.

    Sân Đình xin phép được tham khảo thêm ý kiến của chú và Cộng đồng về vấn đề này ạ!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  12. CUỐI TUẦN NÓI CHUYỆN PHỖNG BỊ BÁO

    Chúng ta cùng MOD xây dựng Luật Game Tổ Tôm trên tinh thần tiếp thu vốn cổ có chọn lọc. Nguyên tắc Luật là công bằng,minh bạch,khoa học. Mỗi Điều Luật được phân tích, chứng minh, không mâu thuẫn với Luật khác.

    Theo mình việc Phỗng liên quan với các Luật Sau:

    -Luật ăn ĐỔI PHU(còn gọi là ăn phu đến sau, bỏ phu trước) bị bắt thành BUÔN PHU.

    -Theo mình ăn ĐỔI PHU buộc phải được LỢI QUÂN, không được ăn 1 đánh 1, tệ hơn là ăn 1 đánh 2 vì ưu tiên QUÂN CÓ TRƯỚC(nằm trong PHU CÓ TRƯỚC).

    -Dưới Chiếu, ăn Đổi Phu bị xét đến khi đánh đi QUÂN LIÊN QUAN.

    -Có 2 trường hợp, “Lệ Làng” nhiều nơi đang mâu thuẫn với các luận điểm trên mình trình bày để cả nhà thảo luận.


    I-PHỖNG 3 ĐÔI LIÊN TIẾP: tức là đổi 2 Phu Dọc thành 3 Phu Phỗng.

    1-Đổi Phu mà không đánh đi quân liên quan thì Đổi Phu thoải mái.

    -Ví dụ: có 2 dọc 456 sách, 456 sách. Phỗng 3 đôi 4,5,6 sách không đánh đi quân 3 sách hay 7 sách nào. Đây là Đổi 2 Phu Dọc thành 3 Phu Phỗng.Vậy thì chẳng có lỗi nào bị bắt cả. Tuy vậy xét Luật "Ăn Đổi Phu phải Lợi Quân", vậy không có 1 Bí hạ kèm(Bis4,5,6) khi phỗng đôi thứ ba hoặc không phải Phỗng Ù đôi thứ ba sẽ bị bắt báo.

    2-Đổi Phu có đánh đi quân liên quan:

    -Nếu có đánh đi 1 quân 3 sách(hoặc 7 sách), phải hạ một bí 4 (4 văn, 4 vạn) xuống để trình bày ăn 2 đánh 1. (hoặc Bí 5, Bí 6).

    -Tương tự, nếu đánh đi 2 quân 3 sách(hoặc 2 quân 7 sách) thì phải hạ được 2 bí kèm theo để trình bày ăn 4 đánh 2.


    II- PHỖNG 1 ĐÔI VÀ ĐÁNH ĐI QUÂN LIÊN QUAN:

    Ví dụ: Bài có 34567 sách, rác thêm 1 con 6 sách.Phần lớn “Lệ Làng” đều cho phép phỗng 6 sách, đánh đi 7 sách. Theo mình vậy là bị Báo, vì Đổi Phu không ăn được Lợi Quân (ăn 1 đánh 1) là sai. Phu 34567 sách là Phu Có Trước, nên 7 sách là Quân Đến Trước. Phỗng 6 sách là tạo ra Phu Phỗng có sau, là ăn quân 6 sách có sau, do vậy ăn 1 đánh 1 khi Đổi Phu phải bị Báo.


    III-PHỖNG Ù: nhân tiện nhắc lại 2 trường hợp Phỗng Ù của TTSĐ.

    1-Quên Phỗng quân A vẫn được phép Phỗng Ù A: Đây là một sáng tạo của TTSĐ, bảo đảm phù hợp Luật chung là Không Hồi Tố lúc Ù. Công bằng với việc “Đánh Đi còn được ù lại” hoặc “không ù Quân A trước, lại Ù quân A sau”.

    2-Nếu không thuộc trường hợp “Ù không phỗng”, nếu có Phỗng A, dù là Yêu hay nằm trong bí, nếu Ù với quân A đều phải báo Phỗng A rồi mới báo ù. Đây là một “dị luật Sân Đình” cũng đang được cả làng tranh luận.


    IV-CUỐI CÙNG: TTSĐ sắp đi vào thực chiến, rất mong MOD với cả nhà, tổng kết lại các vấn đề còn tranh luận, nhất là các “Dị Luật Sân Đình” để khi chơi, cả nhà không mắc các lỗi oan uổng.

    Các Dị Luật đã sửa đổi, cũng mong nhắc Lập Trình đã thay đổi để cả nhà cùng biết: ví dụ Dị Luật “Ăn Quân chất khác cùng 1 bí”, “Ăn thêm quân thứ 4,thứ 5 trong phu dọc”, “Phỗng Tái Kiến”, “Trả Chén Dậy Khàn”, “Bất thực trùng trục”, “Ù Chi Nảy lẻ Quân Rác sao”, “Chi Nẩy Lèo”, “Bạch Thủ chạm thành”, “Xuyên 4 Quân Rác”, “Các Khôi”...

    Nguyễn Tiểu Thương

    -P/S: chút lỗi từ tay đánh máy, là phu dọc 34567 sách, rác 1 quân 6 sách. Xin phép sửa thẳng vào bài viết.


    :):):):x:x:x
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 29/6/22
    Mod01 thích điều này.
  13. Mod01

    Mod01 Administrator

    Cảm ơn chú đã có nhiều góp ý quí báu. Những ý kiến của chú sẽ được bộ phận phát triển sản phẩm xem xét nghiên cứu thêm để hoàn thiện sản phẩm ạ!

    Cá nhân cháu nhận thấy như sau:
    - Trường hợp có 3 đôi thông đã thành 2 phu dọc phá ra ăn thành 3 phỗng mà không ù thì đa số các vùng miền trong dân gian đặc biệt là vùng Bắc Ninh ( Hiệp hội Tổ Tôm Điếm Bắc Ninh) không cho phép. Lý do được đưa ra: 1. Luật truyền thống từ xưa các cụ để lại thế rồi, 2 . Các quân đã thành phu cho ăn đánh như vậy khác nào cho buôn phu, 3. chống phỗng bửa, phá bài làng. Vấn đề này lập trình Tổ Tôm Sân Đình đã có 1 cải cách nhỏ là cho phép nếu lợi quân hơn ( 1 trong 3 phỗng có bí đi kèm). Vấn đề này Sân Đình sẽ tham khảo thêm ý kiến của Cộng đồng ạ.
    - Vấn đề thứ 2 cháu cũng đồng quan điểm với chú. Nếu đã có phu 4567 trên tay phỗng 6 có thể đánh 7 nhưng nếu đánh đi tiếp 4,5 hoặc hạ 4,5 ăn phu mới mà không ù thì phải bị báo. (Phu 4567 đến trước, đổi phu mà không lợi quân hơn,chỉ là ăn 1 đánh 1).
    - Vấn đề thứ 3 việc phải phỗng với quân ù khi cầm 1 đôi ( kể cả là yêu hoặc đôi đã vào phu bí). Xin được giải thích với chú và Cộng đồng như sau: 1. Tăng độ khó cho game: User có phỗng thì buộc phải nhớ là có phỗng . Thứ 2. User có phỗng tức là bài đã có quyền ưu tiên ăn trong ván bài vậy thì phải có trách nhiệm phải báo phỗng nếu ù. Việc này được khá nhiều Tôm Thủ đồng tình.. Cũng mong chú và ace khác coi như đây là 1 dị luật của Tổ Tôm Sân Đình.

    Rất hoan nghênh chú và Cộng đồng tiếp tục đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm để hoàn thiện sản phẩm cũng như xây dựng sân chơi chung cho Cộng đồng ạ!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  14. GỬI MOD1 VỚI CẢ NHÀ

    Khi xây dựng Luật Game TTSĐ, vì từ xưa chỉ có “Lệ Làng” truyền miệng, hoặc một số văn bản không đầy đủ, không thống nhất nên chúng ta vừa tiếp thu vốn cổ, vừa mạnh dạn hoàn thiện. Mình nói là “HOÀN THIỆN”, chứ không chủ động thay đổi. Chúng ta cùng xây dựng một Luật, theo ngôn ngữ chuyên môn là “PHÁP ĐIỂN HÓA TRÒ CHƠI TỔ TÔM TRONG GAME ONLINE”. Cách thức là tổng hợp, hoàn thiện các qui định, qui tắc chơi đã có(chủ yếu từ các “Lệ Làng”). Mục tiêu là có LUẬT TTSĐ công bằng, minh bạch, khoa học và phù hợp thời đại, phù hợp trong Game.

    Mỗi điều luật đều được soạn thảo lại với tinh thần trên, bảo đảm không chồng chéo, mâu thuẫn để hậu thế khỏi phê phán. Nhiều tiêu chuẩn đạo đức phong kiến, Nho giáo bị loại bỏ chính vì sự bất hợp lý, không phù hợp thời đại.

    Bàn bạc cụ thể vào việc PHỖNG BA ĐÔI liên tiếp, không có đánh đi Quân Liên Quan bị bắt báo, mình nhắc lại các ý kiến:

    1-Nói là đa phần “Lệ Làng” qui định vậy: không bàn tới sai đúng “Lệ Làng”.

    2-Nói về PHỗng Phá Bài: không có ai qui định là Phỗng Phá hay không phá.Không có qui định xét bắt báo Phỗng , nếu không đánh đi quân liên quan.Tại sao Phỗng Ba Đôi lại xét đến, vậy là không thống nhất, chồng chéo qui định.

    3-Đổi Phu trong trường hợp này không phải là lỗi BUÔN PHU vì:

    -Chơi Tổ Tôm thường xuyên ăn Đổi Phu và không bị Bắt Báo. Tại sao ở đây lại không cho ăn Phỗng Đổi Phu?

    -Ăn Đổi phu chỉ bị xét đến Bắt Báo khi có đánh đi Quân Liên Quan.Tôi Phỗng mà không đánh đi Quân Liên Quan(hoặc có đánh mà ăn Lợi Quân) thì lỗi ở đâu?

    - Ăn Đổi Phu khi đánh đi Quân Liên Quan bị Bắt Báo nếu không trình bày được là ăn Lợi Quân. Nhiều “Lệ Làng” còn dễ dãi cho ăn Đổi PHu “ăn 1 đánh 1”mới là sai.

    -Bắt Báo trong ăn Đổi PHu, thành lỗi BUÔN PHU, liên quân đến đánh đi Quân Có Trước nằm trong Phu Có Trước(thường là Phu Trên Tay khi hạ xuống chiếu).

    4-“Phỗng Bửa” là một khái niệm chỉ dùng cho nhận xét cách đánh của Tôm Thủ, không bị tạo thành Luật nào để Bắt Báo. “Phỗng Bửa” gọi là phá bài làng là của Tôm Thủ non tay vì “PHỗng Bửa” là phá bài mình nghiêm trọng, không chỉ ván đó mà cả một cuộc chơi, trong một làng chơi.

    5-Cũng như cả nhà, non nửa Thế Kỷ mình theo các “Lệ Làng” khi chơi Tổ Tôm. Nhưng để xây dựng Luật Tổ Tôm cho sân chơi Game rất mới và cho cả mai sau, tính khoa học, công bằng phải để lên cao nhất, khỏi con cháu thắc mắc, mất công thay đổi sự bất hợp lý.

    Trong Sân Đình, mình còn là em của nhiều người, nhưng cũng thuộc nhóm cao tuổi. Thật lòng, mình thấy thế hệ mình để lại hậu thế nhiều cái so với địa cầu này kém lắm, cần đổi mới, nâng cao. Cho nên, nếu phải sửa đổi một chút “Lệ Làng” của Tổ Tôm xưa cũng là lẽ thường thôi.

    -P/S: bài trước mình đã sửa đổi phu dọc là 34567 sách. Về dị luật Phỗng Ù, mình thừa nhận và không góp ý thay đổi.

    Nguyễn Tiểu Thương.


    :):):):x:x:x
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 29/6/22
    Mod01 thích điều này.
  15. TỪ NGỮ TỔ TÔM THẾ KỶ 20 CHO GAME ONLINE



    VIẾT TẮT:

    -TT: Tổ Tôm.
    - Tt: TÔM THỦ( người chơi Tổ Tôm).
    -TTSĐ: Tổ Tôm Sân Đình, chơi trên Internet trang Chanphom.com.
    -TT5: Tổ Tôm Bí Ngũ. TT4(TT Bí Tứ),TT3(Tài Bàn), TTĐ(Tổ Tôm Điếm). -BT: Bất Thực. -BTK: Bất Thực Khàn. -BTTK: Bất Thực Thiên Khai. -VIẾT HOA: các từ ngữ của TT sẽ được viết hoa.


    1- TỔ TÔM: tên gọi Bộ Bài Lá hiện nay chỉ có người Việt Nam chơi.
    a-Tên gọi: Tổ Tôm người ta suy đoán có thể là biến thể của từ Hán-Việt “Tụ Tam”. “Tụ Tam” là tổ hợp nhỏ nhất(gọi là 1 phu bài) gồm 3 quân bài.
    b-Nguồn gốc: Theo tiền nhân, Tổ Tôm được người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ chơi cách đây gần 300 năm.Từ hình vẽ có trang phục mang phong cách người Nhật và chữ viết là chữ Hán cách điệu,trước đây người ta có hiểu sai về nguồn gốc của trò chơi này. Tuy vậy biết rằng lúc đó người Kinh chỉ thạo dùng chữ Hán, chữ Nôm và hiện nay có riêng người Việt chơi, nên có thể khẳng định Tổ Tôm có xuất xứ Việt Nam.Tài liệu văn bản của người Nhật, người Hoa đến nay cũng không xác nhận Tổ Tôm là trò chơi của họ. -Có một điều thú vị về Tổ Tôm liên quan tới Bộ Bài Tây(Tú Lơ Khơ). Trò chơi Phỏm(Tá Lả) xuất xứ từ người Việt khoảng 30 năm trước với các tổ hợp ngang, dọc và có Ù nhiều khả năng là hệ quả của trò chơi Tổ Tôm được vận dụng vào Bộ Bài Tây.
    c-Kết luận: Tổ Tôm là bài lá dân gian của người Việt, phổ biến đến nay chỉ có người Việt Nam chơi.Tổ Tôm là một trong vài thứ trò chơi bài lá dân gian giàu chất trí tuệ, đậm tính nhân văn nhất của nhân loại. Do vậy Tổ Tôm là một tài sản “Văn Hóa Phi Vật Thể” của người Việt mà chúng ta nên gìn giữ, lưu truyền.


    2-BỘ BÀI TỔ TÔM: gồm có 120 lá bài. Cứ bốn lá bài giống hệt nhau, tạo ra một quân bài được phân biệt bởi SỐ và CHẤT.
    a-Có 9 HÀNG SỐ 1,2,3,4,5,6,7,8,9(nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu). Thực ra có ba Quân Yêu Đỏ: Chi Chi, Ông Cụ, Thang Thang có thể coi là hàng số 10, dùng làm số đếm khi bắt cái.
    b-Có 3 HÀNG CHẤT Văn, Vạn, Sách. Kinh nghiệm để nhớ thứ chữ tượng hình rắc rối của người xưa truyền lại là: “VẠN VUÔNG, VĂN CHÉO, SÁCH LOẰNG NGOẰNG”. c- Ba Quân đặc biệt gọi là YÊU ĐỎ: Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ(YÊU HỒNG). -Địa phương có nơi tên gọi hơi khác như ÔNG LÃO(quân Ông Cụ), THƯƠNG THƯƠNG(quân Thang Thang)…

    d-Hình Ảnh quân bài:

    d.1-QUÂN BÀI THƯỜNG CHẤT VĂN


    [​IMG]


    d.2-QUÂN BÀI THƯỜNG CHẤT VẠN

    [​IMG]




    d.3-QUÂN BÀI THƯỜNG CHẤT SÁCH


    [​IMG]


    d.4-QUÂN BÀI BỘ YÊU


    [​IMG]


    3-CHƠI TỔ TÔM: Bộ Bài Tổ Tôm thường dùng cho năm trò chơi: Tổ Tôm BÍ NGŨ(TT5); Tổ Tôm BÍ TỨ(TT4); TÀI BÀN(Tổ Tôm Bí Tam:TT3); Tổ Tôm Điếm(TTĐ); CHẮN(chỉ dùng 100 quân, bớt đi 3 quân YÊU ĐEN: Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách và 2 quân YÊU ĐỎ: Thang Thang, Ông Cụ).Chơi Tổ Tôm cần có “đồ nghề” là Bộ Bài, Đĩa Nọc, Chén Bất Thực.Tổ Tôm Điếm là trò chơi TT5 trong lễ hội, cần nhiều điều kiện khác.
    a--TỔ TÔM BÍ NGŨ(TT5): 120 lá bài CHIA KÍN, đều thành 6 PHẦN BÀI, mỗi phần 20 lá bài.Chọn một phầnđể Làm Nọc, bớt đi một lá bài cho người có cái.SÂN ĐÌNH đang làm phần mềm cho Tổ Tôm Bí Ngũ(Ngũ được hiểu là có 5 phần bài dành cho người chơi).Tài liệu này cũng chỉ trao đổi về trò chơi TT5. Bài Ù Bí Ngũ: điều kiện là tròn bài và ít nhất có 1 Lưng khi quân ù hiện.
    b-TỔ TÔM BÍ TỨ(TT4): 120 lá bài chia kín, đều thành 5 phần, mỗi phần 24 lá bài. Một phần để làm Nọc, bớt 1 lá bài cho người có cái. Bí Tứ được hiểu là có 4 phần bài dành cho người chơi và 1 phần Nọc. Bài Ù Bí Tứ: điều kiện là tròn bài và ít nhất có 2 LƯNG RỜI khi quân ù hiện.
    c-TÀI BÀN(có thể gọi là Tổ Tôm Bí Tam - TT3): 120 lá bài chia kín đều thành 4 phần, mỗi phần 30 lá bài. Một phần để làm Nọc cũng bớt 1 lá bài cho người có cái.Tài bàn Ù: điều kiện là tròn bài và ít nhất có 9 Lưng(có cả Lưng Ghép, Lưng Tài)khi quân ù hiện.
    -TT3 phân biệt với trò chơi TT khác ở chỗ: có 3 người chơi; Ù cần nhiều lưng hơn; có các QUÂN TÀI; đánh được cả phu đi.
    d-CHẮN: bớt đi 20 quân bài Yêu (Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách, Thang Thang, Ông Cụ) còn 100 lá bài chia kín đều làm 5 phần, mỗi phần 20 lá bài. Mỗi phần chia bớt 1 lá để vào đĩa Nọc. Một phần để làm Nọc, bớt ra 1 lá cho người có cái. Vậy nhà cái có 20 lá bài, 3 nhà khác có 19 lá bài, Nọc có 23 lá bài. Chắn Ù: điều kiện là tròn bài và ít nhất có 6 chắn khi quân ù hiện.
    -Một số vùng chơi cả CHẮN BÍ NGŨ(năm phần chơi, dùng cả 120 quân bài).
    e-TÔM THỦ: e1: người chơi Tổ Tôm ta gọi là TÔM THỦ(viết tắt là Tt).Nếu đủ chân, TT5 sẽ có 5 Tt, Bí Tứ sẽ có 4 Tt, Tài Bàn sẽ có 3 Tt, Chắn sẽ có 4 Ct(Chắn thủ). -Trong mỗi Chiếu Làng còn có người ngồi xem(gọi là CHẦU RÌA), người phục vụ khác.
    e2: Người xưa còn gọi Tt bằng các tên khác: CHÂN ,TAY, CỬA, NHÀ...Cũng bởi vậy có các từ chỉ việc thiếu Tt như “KHUYẾT CHÂN”, “HỤT TAY”, “MẤT CỬA”, “THIẾU NHÀ”.
    e3: Nhiều vùng gọi chung các Tt tham gia ván bài là “LÀNG”, nên hay dùng từ “TRÌNH LÀNG”, “CHIẾU LÀNG”, “XIN LÀNG”, “LỆ LÀNG”, “HỎI LÀNG”...
    -P/S: Hiện ở Sân Đình gọi người chơi là TÔM THỦ, nghe cũng ổn.Do vậy ĐIỂM chơi cũng được gọi là TÔM(chuyển cho mình 1000 TÔM nhé).
    f-TỔ TÔM ĐIẾM: chơi TT5 với những điều kiện sân chơi, con người, dụng cụ thiết bị hỗ trợ…phức tạp hơn. TTĐ khác biệt cơ bản ở vai trò TRUNG QUÂN(người điều khiển cuộc chơi), HIỆU TRỐNG, HIỆU CỜ, Nọc Hòa.


    4-Ù:
    a-TT5 Ù khi bảo đảm điều kiện: TRÒN BÀI + CÓ LƯNG +QUÂN Ù hiện.
    b-Tôm thủ trong chiếu TT Ù với 1 lá bài khi có Tt khác đánh ra, mở nọc.
    c-Có hai trường hợp đặc biệt là THIÊN Ù hoặc Ù với thiên khai dậy khi động nọc.
    d-Ù là nước bài đặc biệt. Khi Ù người ta không HỒI TỐ với các nước bài trước đó. e-BÀI Ù: Bài Ù đủ 21 quân, không còn quân rác nào và có lưng.

    5- TRÒN BÀI: như mọi trò chơi bài lá khác, người ta sắp xếp các quân bài thành các tổ hợp, trong TT gọi là Phu. Khi bài của Tt không còn quân rác(mọi quân bài đều nằm trong phu) thì gọi là TRÒN BÀI. a-BÀI RÁC TRÊN TAY: gồm những QUÂN RÁC TRÊN TAY. b-BÀI RÁC DƯỚI CHIẾU: gồm những QUÂN RÁC DƯỚI CHIẾU.
    c- BÀI XẤU: bài có nhiều quân rác, MẢNG RÁC. Tt hay nói là “NĂM BÈ BẢY MẢNG”. d-BÀI ĐEN: là Bài Xấu, không ăn được phu, CHẠM ĂN toàn QUÂN KIỆT, không Ù được. Tt hay than thở: “Đen Như Cuốc”, “Nhọ Quá”.
    6-PHU BÀI: khi chơi Tổ Tôm, các Tt sắp xếp quân bài khi ăn , khi đánh thành các PHU BÀI: có 7 loại Phu Bài theo tính chất tổ hợp; 3 loại PHU THIẾU.
    a-PHU BÍ: là tổ hợp ít nhất 3 quân bài khác chất, cùng số. Ví dụ: 3 văn + 3 vạn + 3 sách.
    -Theo lối chơi mới của Sân Đình, Phu Bí tối đa có tới 12 quân bài. Ví dụ Bí Tam: 4 quân 3 văn + 4 quân 3 vạn + 4 quân 3 sách. -Một số “Lệ Làng” gọi Phu Bí tổ hợp bởi các quân “Không cùng hàng số” là “Bí Sườn”; có nơi chỉ gọi riêng “Nhị Vạn, Nhị Sách, Bát Văn” là Bí Sườn. -Mod1, Tào Nam Dương bổ sung một từ trong thơ xưa(Phan Kế Bính), gọi Phu Bí là “KẾT NGANG”.
    b-PHU DỌC: là tổ hợp ít nhất ba quân bài cùng chất, có số liên tiếp nhau. Ví dụ: 3 văn + 4 văn + 5 văn.
    -Phu Dọc tối đa có tới 9 quân bài liên tiếp. Ví dụ: 1 văn...2,3,4,5,6,7,8,9 văn.
    c-PHU YÊU: bất kỳ quân Yêu nào, dù đứng một mình, cũng được coi là 1 Phu, không phải Quân Rác.
    -Sáu Quân Yêu: 1 văn, 1 vạn, 1 sách, chi chi, thang thang, ông cụ.
    d-PHU LƯNG: Tổ Tôm khi Ù ngoài điều kiện tròn bài, còn phải có Lưng. Có chín tổ hợp Phu là Lưng khi chơi Tổ Tôm:
    d1: Lưng Tôm: Tổ hợp 7 văn + 3 vạn + 3 sách.
    d2: Lưng Lèo: Tổ hợp chi chi + 9 vạn + 8 sách.
    d3: Lưng Sườn(từ xưa các cụ gọi là Bí Sườn): 8 văn + 2 vạn + 2 sách.
    d4: Lưng Yêu Đỏ 1: thang thang + 9 vạn + 9 sách(Lưng yêu Đỏ Đơn).
    d5: Lưng Yêu Đỏ 2: thang thang + ông cụ + 9 sách(Lưng Yêu Đỏ Kép).
    d6: Lưng Yêu Đen 1: 1 văn + 2 văn + 3 văn(Lưng Yêu Đen Đơn).
    d7: Lưng Yêu Đen 2: 9 Văn + 1 Vạn +1 Sách(Lưng Yêu Đen Kép).
    d8: Lưng Trùng Tam: Phỗng (ăn Phỗng được trong ván chơi) + Khàn: là Phu gồm 3 quân giống hệt nhau: như phỗng 3 văn hoặc Khàn 3 văn Úp.
    d9: Lưng Trùng Tứ: Khàn Dậy(ăn được trong ván chơi) + Thiên Khai: là Phu gồm 4 quân giống hệt nhau như Khàn 3 văn dậy hoặc Thiên Khai 3 văn Úp.
    -P/S: khi chơi TT4, TT3 còn có các LƯNG GHÉP, LƯNG GHÉ, LƯNG RỜI, LƯNG TÀI ta không đề cập ở đây. d10:Hình ảnh 9 Bộ Lưng Tổ Tôm:

    [​IMG]


    +LƯNG GHÉ, LƯNG GHÉP: có 2 quân chi chi, 2 quân 9 vạn nếu 3 quân 8 sách phỗng(hoặc nằm khàn) thì chơi Bí Tứ chỉ tính là 1 Lưng. Dư 1 quân chi, 1 quân 9 vạn đối với 3 quân 8 sách là Lưng Ghé, Lưng Ghép chỉ được tính thêm 1 lưng khi chơi TT3. Nếu 3 quân 8 sách tách rời, được tính là 2 Lưng khi chơi TT4(là 2 LƯNG RỜI). +LƯNG RỜI: 2 Lưng giống hệt, tách rời nhau được tính là 2 Lưng Rời khi chơi TT4.
    e-PHU TRÒN: thực ra chính là PHU BÀI hoàn chỉnh; một tổ hợp tối thiểu có 3 quân bài “TỤ TAM TỬ ĐẮC THÀNH NHẤT PHU”hoặc Quân Yêu.
    -PHU Ù: là Phu Tròn từ Quân Ù tạo nên. f-PHU TRÊN TAY: các PHU có trên tay kể cả Yêu, làng chỉ biết khi HẠ Ù. Khi cần thiết, Tt có thể đánh xén quân bài trong Phu Trên Tay(loại trừ Yêu). -Phu Trên Tay là PHU ĐẾN TRƯỚC(PHU CÓ TRƯỚC) đầu tiên khi xét sai đúng lúc ăn đánh về thời điểm “Trước, Sau” của “Quân, Phu liên quan”. - Quân úp ăn cài Khàn, Khàn Úp hay Thiên Khai Úp để dưới chiếu nhưng kín với làng, vẫn thuộc Phu TRên Tay. Phu Ăn Cài Khàn gọi là Phu Ẩn(giống như Khàn Úp, Thiên Khai úp). Tương ứng với Phu Ẩn là ĂN KÍN, BÀI KÍN.
    g-PHU DƯỚI CHIẾU: các PHU Tt trình với làng dưới chiếu. Đánh quân bài thuộc Phu Dưới Chiếu hoặc xếp bài BẤT THÀNH PHU dưới chiếu sẽ bị Báo. Các phu bài Tt trình làng dưới chiếu gọi là BÀI LỘ. Phu tạo ra Bài Lộ gọi là PHU LỘ, quân cả làng nhìn thấy dưới chiếu gọi là QUÂN LỘ. -Thời điểm xác định phu dưới chiếu với nhiều Lệ Làng chưa thống nhất, Tt cần lưu ý. -Khi ăn quân dưới chiếu sẽ tạo ra các PHU LỘ. Xét sai đúng khi “Ăn Chọn Quân”, “Ăn Chọn Phu” cần lưu ý xem xét “PHU LỘ TRƯỚC”. h-CẠ, DẬP DÒM: h1: Là Phu Thiếu, chưa tổ hợp đủ ít nhất 3 bộ phận(3 quân phù hợp). Ví dụ Cạ Tam(3 vạn, 3 sách) còn thiếu 3 văn mới tạo thành Bí Tam. Cũng gọi là Dập Dòm 3, thiếu 3 văn(CẠ BÍ). Cạ 4,5 văn thiếu 3 văn(hoặc 6 văn) gọi là CẠ DỌC. h2-CẠ còn một nghĩa hẹp là chỉ Tt khác cùng trong bàn chơi, khi người ta nói “HỢP CẠ”. -Tôm Thủ THH có bổ sung 2 từ địa phương: + Dọc Què : 2 quân cùng chất, thiếu 1 để tạo phu dọc. + Bí Thiếu: mới có 2 hàng cùng số, thiếu cây ở hàng thứ 3. h3-CẠ BÍ TƯ: 4 Quân Rác gồm 2 Phỗng chờ nước ăn(hoặc Ù) là Phu Bí 5 quân. -Ví dụ: Cạ Bí Tư Tam thiếu 3 văn là đôi 3 vạn với đôi 3 sách. h4-CẠ NĂM GIAN: 4 Quân Rác cùng Chất gồm 2 cặp Số liên tiếp chờ nước ăn(hoặc Ù) là Phu Dọc 5 quân. -Ví dụ: Cạ Năm Gian thiếu 4 văn là 2356 văn.


    7-QUÂN BÀI: ta gọi Quân Bài thay LÁ BÀI, CÂY BÀI, CON BÀI cho thống nhất.
    a-QUÂN TRÔI: là Quân Trong Phu gồm có 4 loại
    a1: Quân Trôi trong Phu Trên Tay:quân có trong các tổ hợp Phu tròn trên tay. Có thể đánh xén Quân Trôi trong Phu Trên Tay khi cần thiết.Phu Trên Tay là Phu có đầu tiên nên Quân Trôi của nó là Quân Trôi có trước,có đầu tiên khi làng phân xử Quân đến Trước, Quân Đến Sau lúc ăn, đánh.
    a2: Quân Trôi trong Phu Dưới Chiếu:quân có trong các tổ hợp Phu tròn ăn dưới chiếu. Không được đánh Quân Trên Tay Trôi theo Phu Dưới Chiếu, trừ khi “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”.
    a3: Quân Trôi trong PHU ẨN: quân có trong các Phu tổ hợp từ Khàn, Thiên Khai chưa dậy, đang úp dưới chiếu.
    a4: Mọi quân Yêu đều là Quân Trôi. -Khác với QUÂN YÊU là các QUÂN THƯỜNG. Quân Thường nằm trong các Phu là Quân Trôi. Quân Thường chưa nằm trong Phu là Quân Rác. Tổ hợp Quân Thường(hơn 1 Quân Thường) chưa tạo thành Phu là CẠ. a5-Khi “Ăn một quân của làng” có thể trôi được mấy quân của nhà trên tay, cũng gọi là “Ăn Quân Của Nhà”. -Ví dụ: Bài có Cạ Tam thiếu 3 văn: đến 3 văn ăn Bí Tam 3 vạn, 3 sách gọi là ăn được 2 quân nhà(3 vạn, 3 sách). Nếu dưới chiếu trước đó đã hạ 456 văn thì được phép đánh đi 2 văn(quân trôi theo dọc 456 văn nếu ăn với 3 văn) mà không phạm lỗi “Đánh phu dưới chiếu” vì “Ăn 2 Đánh 1”(ăn được 3 vạn, 3 sách và đánh đi 1 quân 2 văn).
    b-QUÂN RÁC: các Quân Bài chưa nằm trong Phu (tổ hợp đủ) đều là quân rác.
    -Nhiều nơi gọi là QUÂN QUÈ, QUÂN CHƠ LƠ... -QUÂN RÁC TRÊN TAY: những quân bài trên tay chưa xếp được vào phu nào. -QUÂN RÁC DƯỚI CHIẾU: những quân bài Tt không ăn được nằm lộ tại các cửa.
    c-QUÂN RẺ: quân bài được đánh giá cả làng đều dễ ăn, Ù và còn nhiều.
    d-QUÂN ĐẮT: quân bài được đánh giá nhiều nhà khó ăn, Ù và còn ít.
    e-QUÂN Ù: quân bài Tt Ù với nó.
    e1: Quân Ù từ mở Nọc.
    e2: Quân Ù từ người khác đánh ra.
    e3: Quân Ù từ Thiên Khai dậy khi Động Nọc.
    e4: Khi Thiên Ù, Quân Ù nhiều vùng ước định là Quân Bắt Cái.
    f-QUÂN NHÁI: cửa trên vừa có nó không ăn được, mở nọc lại hiện ra chính nó.
    g-QUÂN LÀNH BÀI: quân bài đánh ra, làng ít có khả năng Ù hay ăn, nhất là về cuối trận.
    h-QUÂN BẮT CÁI: là quân bài nhà cái nhận được thêm khi Bắt Cái.Ở TT chiếu, do Nhà Bắt Cái tùy chọn 1 trong 2 quân thường theo qui tắc “Nhất Yêu Nhị Cửu”. Trong TTSĐ, Nhà Bắt Cái chỉ dùng 1 quân đưa vào Bài Cái, cho nên đó là Quân Bắt Cái luôn. -Trong bài Thiên Ù, Quân Bắt Cái chính là Quân Ù.
    i- QUÂN ĐẾN TRƯỚC:
    i1-Trường hợp ĐƠN GIẢN: quân giống hệt một quân đã đến trước không ăn, sau đến quên mất lại ăn. -Ví dụ, bài lẻ 3 vạn, 3 sách; 3 văn vòng trước xuất hiện, đón Tôm không ăn, vòng sau quên lại ăn là Báo.
    i2-Trường hợp NÂNG CAO: ăn Quân đến sau có cùng chức năng với quân đến trước đã không ăn mà không có cơ sở lý giải, là Báo.
    -Ví dụ: vẫn bài trên, lẻ 3 vạn, 3 sách; vòng trước không ăn 3 văn, vòng sau lại ăn 7 văn là Báo.Nếu Hạ cả Bí Tôm xuống, lý giải 7 văn có sẵn trên tay thì được.
    i3-Trường hợp PHỨC TẠP: “Quân đến sau, Quân đến trước” không dễ thấy như 2 trường hợp 7.i1 và 7.i2, lại ẩn vào trong “Phu có trước, Phu có sau”.Vận dụng Luật “Ăn Đổi Phu không Lợi Quân” là bị bắt báo, nhiều nơi gọi là BUÔN PHU.
    -Ví Dụ 1 : dưới chiếu ăn 4,5,6 sách; nếu phỗng 7 sách và đánh đi 8 sách là bị Báo, dù là “Ăn một đánh một”. Vì “PHu có trước” 4,5,6,7,8 sách chỉ cần đánh 7 sách sẽ tròn bài lại bị bỏ đi để lập ra phu Phỗng 3 quân 7 sách(Phu có Sau) là phạm luật.Ở đây, quân 8 sách trên tay là “Quân đến trước” vì nó nằm trong “Phu có trước” là 4,5,6,7,8 sách. Lệ Làng nhiều nơi đang cho đánh thế này là điều TTSĐ sẽ cân nhắc, lựa chọn.
    -Ví dụ 2: Có phỗng 2 văn,nằm trong phu 1,2,3 văn trên tay có sẵn. Phỗng 2 văn đánh đi 3 văn, lúc này chưa sao. Vòng sau 1 văn đến cửa trì, ăn và hạ 1 văn trên tay xuống vậy là Báo. Vì phu “1,2,3 văn” là “Phu có trước”nên 3 văn là Quân đến trước.Trường hợp này, người đánh cao đành để treo tranh 1 văn trên tay không hạ. Đánh tiếp nếu Ù rồi Hạ. Làng không tinh sẽ bắt “Treo tranh 1 văn”, cho Ù Lành Làng”. Làng tinh sẽ bắt Báo lại nước bài phỗng 2 văn. Mình ủng hộ cho Ù Lành Làng vì nguyên tắc khi Ù, không hồi tố các nước bài trước. -Ví dụ 3: Bài có Bí Ngũ(2 quân 5 văn), 2 quân 6 văn, 1 quân 4 văn: tức là có dọc 456 văn (rác thêm 1 quân 6 văn và Bí Ngũ). Nếu bạn phỗng 6 văn đánh đi 4 văn; sau đó hạ Bí Ngũ ăn 5 binh 5 văn là bị Báo. Vì 4 văn là Quân đến trước(Quân trôi có sẵn trên tay). Bạn phỗng 6 văn(ăn quân 6 văn là quân đến sau). Đổi phu dọc 456 văn thành phu phỗng 3 quân 6 văn, không được lợi quân nào.
    k-QUÂN ĐẾN SAU: theo khái niệm Quân Đến Trước, để tính ra thứ tự Quân Đến Sau. Ăn Quân Đến Sau mà đánh đi Quân Đến Trước là bị báo.
    -Quân đến sau bị bắt báo là quân giống hệt, quân cùng chức năng (nếu trong phu dọc không tính từ quân thứ tư; trong phu bí không tính quân khác chất).
    l-QUÂN KIÊNG:
    l1: Quân Kiêng đầu hội chơi, người ta kiêng đánh những Quân Bài 6 văn, 9 văn. Nhiều vùng Kiêng kỹ, cả 4 sách, 7 sách.
    l2: Quân Kiêng Cước Sắc: một số nơi người ta Kiêng Ù bài Kính Tứ Cố (bài đen tuyền chỉ có 4 Quân Ông Cụ), nhất là khi còn Tứ Thân Phụ Mẫu. Trong Game , điều kiêng này ít được Tt quan tâm.Tôm thủ cũng ít khi đánh ra các QUÂN CƯỚC SẮC(tạo ra cước Tôm, Lèo, Tứ Trụ). -Kính Tứ Cố trong Game chỉ kiêng nếu trong Bài Ù có cả Cuốc(6 vạn)+Vác Hòm(9 vạn)+Xe đòn(4 vạn), Hoa lên Chùa(2 vạn,5 vạn).
    l3: Quân Kiêng vừa Ù: quân vừa Ù cũng ít khi Nhà Cái đánh đi đầu tiên.
    l4: Quân Kiêng Bắt Cái: Quân bắt cái dù là quân rác cũng ít khi được đánh đầu tiên. Có thành ngữ thông tục mô tả: “ĐánhCái lấy Ấy mà Ù”.
    m-QUÂN PHỖNG: Quân làng đánh ra hay Mở Nọc mà Tt phỗng được. Lưu ý các Quân PHỗng Ù. -Gần với Quân Phỗng còn có QUÂN KHÀN, QUÂN THIÊN KHAI.
    n-QUÂN HẾT BỐN: quân bài đã hiện trên mặt chiếu đủ cả 4 lá. Không còn chờ để ăn hay ù với nó nữa.
    0-QUÂN CẠN(QUÂN KIỆT): Quân bài được suy đoán rất ít khả năng còn hiện lên trên chiếu.
    p-QUÂN ĐEN, QUÂN ĐỎ: 120 quân bài Tổ Tôm có 2 loại màu ĐEN và ĐỎ.
    p1: QUÂN ĐEN có 92 lá bài gồm có 3 bộ Yêu Đen(Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách);Tất cả các bộ quân từ Nhị đến Thất; Bộ Bát có Bát Văn; Bộ Cửu có Cửu Văn.
    p2: QUÂN ĐỎ có 28 lá bài gồm có 7 Bộ Quân: 3 bộ Yêu Đỏ (Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ);2 Bộ Bát là Bát Vạn, Bát Sách; 2 Bộ Cửu là Cửu Vạn, Cửu Sách.
    q-QUÂN LỘ: quân bài hiện dưới chiếu tất cả làng đều nhìn rõ. Đôi khi gọi là QUÂN HIỆN. -QUÂN ÉP LỘ: khi Ăn Kín với Khàn, chiếu hiện quân liên quan ép Lộ Khàn, kể cả ÉP BÁO.
    r-QUÂN LIÊN QUAN: trong quá trình ăn đánh, chỉ những Quân Liên Quan đến phu, quân hiện dưới chiếu mới bị xem xét sai đúng.
    s-QUÂN ĐỨNG: Quân đánh ra làng không thể Phỗng được(bạn Nguyễn Trọng Tấn, một Tôm thủ TPCNang bổ sung như vậy là chính xác hơn). t-QUÂN BAY: quân bài khi hiện ra mặt chiếu có nhiều khả năng bị phỗng.
    u-QUÂN NHÀ: 20 quân thuộc bài Tt có lúc đầu ván. -QUÂN NHÀ ĐÃ ĂN: là Quân Nhà nằm trong Phu Dưới Chiếu. -QUÂN NHÀ ĐÃ BỎ: là Quân Nhà đã đánh đi. v-QUÂN LÀNG: các quân hiện dưới chiếu không phải QUÂN NHÀ.


    8 – NỌC: phần bài Người Bắt Cái để ở giữa chiếu (trên đĩa Nọc) cho Tt mở dần.
    a-BÀI NỌC: là tất cả lá bài trong NỌC. Phần bài chọn Bắt Cái(Bài Nọc) bao giờ cũng bớt 1 Quân Bắt Cái vào BÀi Cái cho Người Có Cái. Có nơi gọi là “LỌC”.
    -Chơi TT5,Bài Nọc có 19 quân.
    b-MỞ NỌC như BỐC NỌC: Nọc được các Tt mở liên tục cho đến khi có người Ù. Khi Nọc chỉ còn 5 quân bài, thì không mở nữa, ván bài Hòa. -Thông thường ở TT Chiếu, Nhà Cái là người chịu trách nhiệm Mở Nọc cho Làng, có đôi nơi gọi là NHÀ NỌC. Người Chịu Bài(nếu có)sẽ mở Nọc cho làng.
    c-ĐẾM NỌC, KIỂM NỌC: ván bài khi hòa,Tt đếm số quân bài trong Nọc có đúng còn 5 không. Thực ra, khi chơi đủ 5 người, tổng số quân rác tại các cửa là 15 thì ván bài Hòa. Mỗi người CHỊU BÀI, nọc dư thêm 3 quân để tính ván hòa(4 người chơi nọc còn 8; 3 người chơi nọc còn 11).
    d-ĐỐC NỌC: Quân bài mở cuối cùng của Nọc. Trong TTSĐ là Quân Bài có số thứ tự là 6. Tương tự, Quân Bài trong nọc sau quân ù các Tt hay gọi là ĐỘI NỌC, ÔM LƯNG.
    e-CHÁY NỌC: bốc hết Nọc mà ván bài vẫn Hòa. RÓC NỌC có ý nghĩa tương tự.
    f-KHÓA NỌC: Tổ Tôm Chiếu, 1 trong 2 quân dùng Bắt Cái, để ngửa trên cùng Bài Nọc, là quân Khóa Nọc, để chống gian lận. Trong Lập Trình TTSĐ không có quân lộ này vì chỉ Bắt Cái bằng 1 quân bài và Nọc mở tự động.
    g-MỞ CAO, CAO TAY BỐC: chỉ việc Tt chọn lựa Mở Nọc, thay vì ăn quân nhà trên đánh xuống hoặc quân mở ở cửa nhà trên. Khi chơi Tổ Tôm, do nhiều quân bài hơn, nước bài phức tạp hơn, Ù được cả quân Tt đánh ra, nên việc Mở Cao, Cao Tay Bốc càng quan trọng.
    -Thành ngữ hài hước của dân gian “Khi Đi Vợ Dặn Cao Tay Bốc” là từ ý nghĩa này. h-ĐẤM YÊU: khi mở Nọc cửa trì được quân Yêu. Bài lúc đã chờ ù, đôi khi Đấm Yêu làm VỠ CHỜ vì không còn quân đánh xén.
    i-ĐỘNG NỌC: là một trường hợp của Dậy Thiên Khai,thời điểm trước khi mở quân đầu tiên của Nọc. k-LẬT NỌC: khi hết ván hoặc có người Bị Báo, nhiều nơi sẽ Lật Nọc(ngửa Nọc). Ai Lật Nọc sai sẽ bị làng phạt.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 18/12/22
    Mod01 thích điều này.
  16. TỪ NGỮ TỔ TÔM THẾ KỶ 20 CHO GAME ONLINE(P.2)
    9-CÁI: Quyền hạn khởi đầu ván bài.
    a-NHÀ CÁI: chỉ Tôm Thủ đánh ra quân bài đầu tiên khi vào ván. Chơi TT, CÓ CÁI là rất LỢI BÀI.
    a1: BẮT CÁI ĐẦU HỘI-CÁI Ù: Nhà Cái được chọn lựa đầu hội do Bắt Cái Đầu Hội chỉ định hoặc là Tt vừa Ù. Một số nơi gọi là KHAI HỘI.
    a2: ĐẦU KÊ: Ván chơi Hòa, Tt được KÊ (ĐẦU KÊ) hoặc Tt Chịu Bài sẽ có Cái tiếp theo. Quân bài cuối cùng của Nọc mở để Hòa ở Cửa Trì Tt nào, Tt đó được ĐẦU KÊ.
    Trong TTSĐ là khi mở quân số 6.
    -Nhà “ĐẦU KÊ” không ù thì gọi là “KÊ DÙ”.
    a3: CẢ LÀNG BỎ BÀI: sẽ BẮT CÁI LÀNG, như Bắt Cái đầu hội.
    a4: CÁI BÁO: Tt bị bắt Báo cũng có Cái ván sau đó.
    a5: Bắt Cái Đầu Hội không chọn Nhà Cái theo thành ngữ “Nhất Nhị Tại Vị” như nhiều nơi hiểu nhầm. Vận dụng như vậy, trong 5 Tôm thủ sẽ có người thiệt thòi. Để công bằng hơn khi bắt cái làng đầu hội trong Game, nên coi 3 Quân Yêu Đỏ Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ là số 10(để người số 5 không thiệt thòi).TTSĐ lưu ý vận dụng điều này vì chỉ bắt cái 1 quân.
    a6-Thủ tục CHỊU BÀI: Chơi TT5, một người được CHỊU BÀI(BỎ BÀI). Đầu ván bài, hoặc khi cửa trên đã xuất hiện quân bài đầu tiên, là thời điểm Tt có bài xấu được phép CHỊU BÀI và báo với làng. Một số vùng qui định khi qua vòng cũng phải Chịu Bài rồi. Thông thường, người BỎ BÀI sẽ bốc nọc cho làng và vào Gà Trong(nếu có) một dịch. Nếu ván bài Hòa, người Chịu Bài được Cái ván tiếp theo.
    b-NHÀ BẮT CÁI: người chọn Bài Nọc, lấy quân để tạo ra Nhà Cái, Bài Cái lúc Đầu Hội; các ván sau chỉ chọn Bài Cái thôi.
    b.1:-BẮT CÁI ĐẦU HỘI, Nhà Bắt Cái thường là Tt cao tuổi nhất hay chủ nhà, cũng công bố luật lệ chơi. Bắt Cái Đầu Hội do vậy rất quan trọng. Thực ra tới cả trăm qui định có thể khác nhau, cần có một văn bản ghi “Luật Chơi” hoặc công bố chơi theo Luật TT nào đã ban hành sẽ đỡ “CÃI NHAU NHƯ MỔ BÒ”.
    b.2:-BẮT CÁI THƯỜNG: Các ván sau, Nhà Bắt Cái là Tt ván trước Có Cái. Sau ván Ù Thông Bắt Cái theo vòng ngược chiều kim đồng hồ, tính từ Tt vừa Bắt Cái.
    b.3-BẮT CÁI LÀNG: như Bắt Cái Đầu Hội chỉ không phải giao lệ lại.
    b4-Ù từ Tam Khôi trở đi, bắt cái theo vòng ngược chiều kim đồng hồ.
    b5-BẮT CÁI XẾP CHỖ: Đầu Hội, các Tt sẽ chọn 1 quân tùy ý trong Nọc, rồi xếp chỗ từ Nhỏ đến Lớn, ngược chiều kim đồng hồ. Hết Hội hay lúc có Tt Ăn Gà Trong thì BẮT CÁI ĐỔI CHỖ.
    c-BÀI CÁI:
    c1: ở Tổ Tôm Chiếu, Nhà Bắt Cái chọn Bài Nọc, để lên đĩa, lấy 1 quân bất kỳ ngửa lên. Chọn thêm 1 lá từ phần bài bất kỳ, cộng tổng 2 số, lấy phần dư của phép chia cho 5, đếm ngược chiều kim đồng hồ, chọn ra Bài Cái(đồng thời là NHÀ CÁI khi Bắt Cái Đầu Hội). Quân thêm cho Bài Cái là 1 trong 2 Quân Lộ. Bài Cái có 21 quân.
    -Khi Nhà Bắt Cái di chuyển vị trí “CỬA BẮT CÁI” thì gọi là “LÀM PHÉP”, “GIỞ VÕ”.
    -Ván bài đánh xong mà Hòa, chỉ “BẮT CÁI MỘT QUÂN” gọi là “BẮT CÁI KÊ”,“CHO KÊ”, “CHO CÁI HÒA”.

    c2: Bài Cái có thể chọn vận dụng thành ngữ “Nhất Nhị Tại Vị” vì không gây nhiều ảnh hưởng tới ván chơi.
    c3: Trong TTSĐ, chỉ bắt cái từ 1 Quân Bài Nọc, đếm luôn ngược chiều Kim đồng hồ, từ vị trí chọn Bài Nọc, để xác định ra Bài Cái.
    c4: Tt bị báo, Bài Cái được chọn một số vùng vận dụng “CHO CÁI RÚC”: chọn 1 quân bất kỳ trong Bài Nọc không ngửa lên để đếm chọn, cho kín vaò phần bài tùy chọn làm Bài Cái.

    10-CỬA:
    -Tại các cửa có quân rác thuộc Bài Rác.
    -Giữa cửa trì, cửa trên Tt bầy các phu tròn dưới chiếu của mình là Bài Ăn.
    a-CỬA là vị trí giữ hai Tôm Thủ. TT5, đủ người sẽ có 5 cửa. Có nơi gọi cửa là “KHE”.
    b-CỬA TRÌ: Cửa bên tay phải của Tt, không nên gọi là “Cửa Của Mình”, các cụ cười, nhất là chơi TTĐ ở lễ hội. Người chơi còn hay dùng lẫn Cửa Trì với CỬA DƯỚI.
    c-CỬA TRÊN; Cửa bên tay trái của người chơi, là Cửa Trì của Nhà Trên.
    -Đôi khi người ta dùng từ “ĐẦU CÁNH”, “CUỐI CÁNH”, “CHÉO CÁNH” để chỉ các cửa, các người chơi.
    d-CỬA CHÉO: các cửa không liền với Tt.
    e-CỬA Ù: Nơi Quân Ù hiện hoặc xác định Tt được ưu tiên Ù. Các CỬA TRƯỚC, CỬA SAU tính theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ. Ưu tiên người ở CỬA TRƯỚC, CỬA TRÊN.
    -Phỗng, Dậy Khàn, Dậy Thiên Khai thì Quân Ù vẫn phải tính theo thứ tự Cửa Ù, không được ưu tiên như CHÍU khi chơi CHẮN. CỬA SAU thua CỬA TRƯỚC.

    11-XẾP BÀI:
    a-XẾP BÀI Ở TỔ TÔM CHIẾU:
    a1: Các Tt nhận phần bài của mình và tiến hành xếp.
    a2: XẾP 1 LỚP: Quân Yêu dồn bên trái đầu tiên, rồi xếp các Phu theo thứ tự Phu Lưng, Phu có Yêu, Phu Bí trước, Phu Dọc sau; Từ nhiều đến ít, từ nhỏ đến lớn; dập dòm cũng theo qui tắc đó; cuối cùng là Quân Rác. Nếu Có Cái Đầu Hội thì lưu ý Quân Kiêng.
    a3: XẾP 2 LỚP: các Quân Yêu, Phu Lưng để hàng dưới, phía trong.
    a4: Xếp xong đếm quân (TTSĐ không cần đếm vì bao giờ cũng đủ), Xem Lưng, Kiểm phỗng, Khàn, Thiên Khai.
    a5: Xếp phu ăn dưới chiếu: quân ăn của làng phải xếp đầu tiên. Nếu có sẵn 1 Quân trên tay giống vậy phải xếp thứ hai. Nếu có quân thứ ba trên tay giống vậy phải xếp sau cùng của phu(Ăn 5 Binh), quân thứ tư giống vậy xếp tiếp quân số 3(Ăn Lục Binh).Quân ăn thêm vào phu vòng sau thì xếp riêng 1 hàng với quân giống nó trong phu.Không để quân giống quân mới ăn trong phu cũ nằm kẹp giữa các quân khác.
    -Phu ăn dưới chiếu xếp dọc; phu trình ăn với Thiên Khai hoặc phu ăn cài khàn kiểu xếp riêng; Phu ăn thường xếp theo thứ tự trái qua phải. Để kín bài, Tt hay vận dụng “HẠ LẨN”.
    -TT chiếu, quân làng đến nếu ăn sẽ hô “ĂN”(hoặc phỗng, dậy khàn, dậy thiên khai). Chơi TTĐ thì gõ một tiếng trống “TÙNG”(hoặc 2,3,4 tiếng nếu ăn phỗng, khàn, thiên khai)
    a6-Người xưa khi nói xếp bài đánh Tổ Tôm hay mô tả “BẢY MẢNG”, “BA HÀNG”.
    b-XẾP BÀI TRONG TTSĐ
    b1: Khi NHÀ CÁI chia bài xong, bạn Kích XẾP BÀI, kiểm tra nhanh bài trên tay bên trái có KHÀN, THIÊN KHAI thì Úp. 3 ô LỆNH về Khàn, Thiên Khai phía phải, trên cao màn hình.
    b2: Kiểm tra nhanh, xử lý Khàn, Thiên Khai (nếu có) rồi Kích chuột XẾP XONG, để làng không chờ, bức xúc.
    b3: XẾP XONG sẽ tự động đưa các lá bài vào phu. Lập Trình TTSĐ chưa ưu tiên PHU BÍ như trong Tổ Tôm Chiếu, nhưng cũng đã xếp tạm ổn.
    b4: Xếp bài trong Game không sợ “LÁT BÀI”, “NGHÍA BÀI” nên Tt tìm cách xếp thuận lợi tối đa cho cách chơi của bản thân. Bài liên tục được kiểm tra, xếp lại theo hướng có lợi hơn, theo diễn biến ván chơi.
    c-Ý KIẾN RIÊNG: Đặc biệt, hai phu dọc nối dài trong LT TTSĐ chưa xếp liền, làm Tt khó tìm ra các phương án có lợi cho nước bài, cần xếp lại. Đề nghị MOD Lập Trình điều chỉnh phần xếp bài một chút.
    d-“Thượng Cùng Hạ Kiệt” là một thao tác “Hạ Bài ăn thành phu” trong Tổ Tôm Chiếu. Trong Game chưa đề cập vấn đề này, Lập Trình tự động xếp đúng. HẠ PHU(HẠ BÀI) đúng “Thượng Cùng Hạ Kiệt” tránh các lỗi “Trái Bỉ”(còn nói là “Trái Vỉ”), “Kẹp Cổ”.
    -Ví dụ: Ăn quân A của làng, thì bao giờ quân A xếp đầu tiên. Nếu có 1 quân A trên tay giống thế thì hạ liền. Nếu có 2 quân A(thậm chí 3 quân A) thì “ăn 5 Binh”, “Ăn 6 Binh”.Ăn thêm quân B vào Phu Bí, quân B có sẵn phải kéo ra xếp lên trên cùng hoặc ghép vào đứng riêng với quân B vừa ăn.
    -Vấn đề này cũng chưa qui định rõtrong nhiều “Lệ Làng”.
    -SINH KỀ: từ địa phương mô tả việc “HẠ NHÁP”, “XẾP ÚP NHÁP” thế Ù khó khi xin phép Làng(bạn Tứ CLB TT Hưng Yên cung cấp).


    12-ĂN QUÂN: là ăn 1 quân tạo thành phu của mình (hoặc ăn thêm vào Phu có sẵn) dù là người trên đánh hay mở nọc, phỗng, dậy Khàn, dậy Thiên Khai. Ù, Dậy Thiên Khai và “Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu” là trường hợp “Ăn Quân đặc biệt”. Người ta cũng dùng từ ĂN PHỖNG, ĂN Ù, ĂN KHÀN, ĂN THIÊN KHAI, ĂN THƯỜNG, ĂN YÊU, ĂN CHỌN, ĂN PHỖNG, ĂN LỖI.. Mô tả ăn quân khi chơi Tổ Tôm người xưa có dùng từ “ĂN XUYÊN”, “GHÉ BÍ”. Lưu ý đến “hai ý nghĩa ăn”trong khái niệm khi Ăn quân của làng là trôi được thêm mấy quân của mình(Ăn trôi được mấy quân của nhà).
    -ĂN QUÂN CỦA LÀNG: là phần lớn các trường hợp nêu sau đây.
    -ĂN QUÂN CỦA NHÀ: là các quân của bài mình được ăn(trôi thêm) với QUÂN CỦA LÀNG hiện trên mặt chiếu hoặc phu sẵn trên tay. Khái niệm này để tính SỐ QUÂN ĂN ĐƯỢC khi xét ăn, đánh nhiều ít, có bảo đảm “ăn nhiều đánh ít” không.
    a-ĂN YÊU: Quân Yêu ăn của làng chỉ cần để riêng nó dưới chiếu thôi, nếu có trên tay thì phải hạ xuống khỏi Treo Tranh. Chỉ Ăn Yêu được khi mở cửa trì, phỗng, dậy Khàn, có Thiên Khai Yêu,Ù. Yêu mở cửa trì buộc phải ăn nếu không bị cướp quyền.
    b-ĂN CÀI KHÀN: Ăn 1 quân tạo thành phu phải tổ hợp với Khàn Úp dưới chiếu. Quân ăn sẽ để lộ, còn quân trên tay hạ xuống theo và Khàn thì vẫn úp kín. Ăn như vậy còn gọi là ĂN KÍN, ĂN ẨN.
    c-ĂN LỘ KHÀN:Ăn 1 quân tạo tạo thành phu phải tổ hợp với Khàn Úp dưới chiếu nhưng lại làm lộ ra tên Khàn đó. Giống nhiều vùng, TTSĐ cho Ăn Lộ Khàn, như vậy là hợp lý.
    d-ĂN CHẦY: ăn quân đến sau, ăn quân đánh đi rồi...tóm lại là ăn sai bài thì trong TT5 gọi là ĂN CHẦY. Thành ngữ đủ là “Ăn Chầy, Phỗng Bửa”.ĂN CHẦY là bị bắt báo. Cũng có nơi gọi là “Ăn Chằng, Phỗng Bửa”.
    e-ĂN MÒN: ăn thêm vào phu có sẵn, đánh ra quân mới, hại cho bài làng gọi là ĂN MÒN. Thành ngữ đủ là “Ăn Mòn, Đánh Chéo”.
    f-ĂN MỘT ĐÁNH MỘT:
    f1: Ăn phu để trôi 1 quân có sẵn trên tay, đánh đi 1 quân cũng có sẵn trên tay, liên quan đến phu quân ăn dưới chiếu, phải giải thích để làng không Bắt Báo khi được phép “Ăn Chọn Phu Bằng Quân”, “Ăn Chọn Quân”.
    -Giải thích theo khái niệm cơ bản: khi ĂN MỘT QUÂN CỦA LÀNG thì ĂN ĐƯỢC THÊM 1 QUÂN CỦA NHÀ(trôi được) và đánh đi 1 quân trên tay cũng trôi được với quân của làng mới ăn. MỘT QUÂN của nhà ăn được với MỘT QUÂN của nhà đánh đi tạo nên số đếm “Ăn 1 Đánh 1”.
    f2: Trường hợp này hết sức lưu ý qui định “Quân Có Trước”, nhất là dạng “Quân Có Trước” nằm trong “PHu Có Trước”, đặc biệt trong “PHu Trên Tay” sẽ hạ(có thể là Phu Lộ trước).
    -Ví dụ: Bài có 3 vạn, 3 sách, 3 văn, 7 văn. 3 văn đến không ăn, sau đó ăn 7 văn hạ kèm bí tôm đánh 3 văn đi là Bị Báo. Vì phu Bí Tam lộ với làng trước, được coi là Phu Có Trước. Do vậy ăn 7 văn, đánh 3 văn là phạm Luật “Ăn Đổi Phu Bằng Quân”, “Ăn Sau Bỏ Trước”.
    f3: LỆ LÀNG qui định điều này có khác nhau.Ví dụ: bài ăn dưới chiếu 345 văn, trên tay có đôi 6 văn, 1 quân 7 văn. Thấy phỗng 6 văn không phỗng, sau hạ 6,7 văn nối vào và đánh đi 1 quân 6 văn. Với nguyên tắc 7 văn là Quân Có Trước, vậy không phỗng mà đánh đi 6 văn là đúng. Tổ Tôm xưa bắt lỗi này là BUÔN PHU = “Ăn đổi phu không Lợi Quân”. Một số Lệ Làng trường hợp này cho phỗng 6 văn, đánh đi 7 văn.
    g-ĂN MỘT ĐÁNH HAI: ăn phu mới trôi 1 quân trên tay , lại đánh đi 2 quân liên quan trên tay(tạo thành phu) . Trường hợp này bị Bắt Báo. Ví dụ: bài có 3,4,5 văn và 3 sách, ăn của làng 3 vạn hạ Bí Tam 3 văn, 3 vạn, 3 sách rồi đánh 4,5 văn đi. Giải thích: Ăn 1 ở đây là chỉ ăn được 1 quân 3 sách trên tay; Đánh 2 là đánh đi 4,5 văn đáng lẽ trôi với 3 văn.
    h- ĂN HAI ĐÁNH MỘT:
    h1: ăn 2 Quân rác trên tay, đánh đi 1 Quân Liên Quan đã nằm trong Phu Dưới Chiếu, phải giải thích với làng.
    h2: Ví dụ: bài có 2 văn, 4, 5 văn với 3 vạn, 3 sách. Đến 3 văn, hạ bài ăn 3,4,5 văn dưới chiếu. Mở Nọc được 6 văn lại ăn, hạ vào 4,5 văn; hạ thêm 3 sách, 3 vạn với 3 văn dưới chiếu thành Bí Tam, đánh đi 2 văn.
    h3: LỆ LÀNG nhiều nơi cũng không cho đánh 2 văn, nên phải lưu ý.Với nguyên tắc ưu tiên cao nhất là tròn bài lại “Ăn Hai Đánh Một”, việc được đánh 2 văn là đúng, nhưng nhớ hạ Bí Tam.
    -Vận dụng Luật “ĂN ĐỔI PHU LỢI QUÂN LÀ ĐƯỢC”. “ĂN ĐỔI PHU KHÔNG LỢI QUÂN LÀ LỖI BUÔN PHU”.
    i-ĂN HAI ĐÁNH HAI: là ăn 1 quân A của làng (hoặc có sẵn) với 2 quân rác có sẵn trên tay, rồi đánh đi 2 quân rác trên tay cũng tạo thành được phu với quân A đó. Ở đây vận dụng Luật cho phép "ĂN CHỌN PHU BẰNG QUÂN"
    -Ví dụ: có 4,5 văn và 3 vạn, 3 sách. Ăn được 3 văn của làng(hoặc trên tay có sẵn), muốn ăn phu dọc hay phu bí thì tùy, được đánh đi 2 quân còn lại.
    k-ĂN BA ĐÁNH HAI: là biến thể của trường hợp Ăn Hai Đánh Một.Được ăn quân A của làng(hoặc có sẵn trên tay) thành phu dọc hoặc phu bí với 3 quân rác rồi đánh đi 2 quân rác cũng tạo được thành phu với quân A đó và phải giải thích với làng.Bản chất thế bài này là được phép “ĂN NHIỀU ĐÁNH ÍT”.
    -Ví dụ: bài có 2,4,5 văn với 3 vạn, 3 sách: ăn của làng 1 quân 3 văn rồi đánh đi 3 vạn, 3 sách. Hoặc bài có 4,5 văn với 2 quân 3 vạn, 1 quân 3 sách thì ăn 3 văn thành Bí Tam rồi đánh đi 4,5 văn.
    -Tương tự có “ĂN 4 ĐÁNH 4” khi ăn 1 quân với CẠ BÍ TƯ và đánh bỏ CẠ NĂM GIAN(hoặc ngược lại). Có “ĂN 4 ĐÁNH 3” hoặc ngược lại; “ĂN 3 ĐÁNH 3”…
    l-ĂN NĂM BINH: là Ăn Phu Bí mà trên tay hạ xuống có 2 quân giống với quân ăn của làng. Ví dụ: bài có 3 văn, 3 văn, 3 vạn, 3 sách ăn thêm của làng 3 văn mà không phỗng, hạ cả Phu có 5 quân bài là Ăn Năm Binh. Tổ Tôm Chiếu hạ 2 quân 3 văn đầu tiên với 1 quân 3 văn cuối cùng của Phu. Game lập trình chưa chuẩn Ăn 5 Binh vẫn hiện thành phỗng trên chiếu dù vẫn tách quân ra lập thành phu khác được, cần hoàn thiện thêm.
    m-ĂN LỤC BINH: khi Bất Thực Khàn, nhà trên đánh xuống hoặc Mở Nọc cửa trì đúng vào quân trong Khàn Bất Thực mà không Phỗng Tái Kiến, thì mình ăn Phu Bí với quân đó, phu hạ sẽ gồm 6 quân bài là Ăn Lục Binh.
    -Ví Dụ: có Khàn 3 văn Bất Thực, trên tay có sẵn 3 vạn, 3 sách; 2 quân 4 văn, 2 quân 5 văn. Mở Nọc cửa trì được 3 văn, hạ Bí Tam: 4 quân 3 văn với 3 vạn, 3 sách.Tổ Tôm chiếu hạ 2 quân 3 văn đầu tiên với 2 quân 3 văn cuối cùng của phu.
    n-ĂN CẢ: khi Bất Thực Khàn hoặc Bất Thực Thiên khai mà không đánh đi quân bài nào trong Khàn hoặc Thiên Khai đó, lúc Ù phải HÔ Ù: Ăn Cả TRả Chén.
    o- ĂN LỖI, ĂN SAI: là các trường hợp ăn quân mà bị bắt báo khi đang đánh hoặc không được điểm khi Ù.
    o1-ĂN BUÔN trong lỗi BUÔN PHU cũng là dạng ăn sai. Ví dụ: bài có 3 vạn, 3 sách, 3 văn đến 7 văn ăn tạo ra Bí Tôm rồi đánh 3 văn đi.
    o2-Có các dạng ĂN SAI BỊ BÁO khi chơi TT: ĂN QUÂN SAU BỎ QUÂN TRƯỚC (giống hệt hay cùng chức năng) + ĂN ÍT ĐÁNH NHIỀU(chỉ xét các Quân Liên Quan) + ĂN CHỌN QUÂN, ĂN CHỌN PHU sai + ẮN ĐỔI PHU mà không Lợi Quân + ĂN BẤT THÀNH PHU + ĂN PHẠM “MỘT THÀNH HAI CHỜ”.
    o3-ĂN CHỌN PHU: Có 2 cạ rác cùng ăn được với 1 quân của làng(hoặc quân có sẵn trên tay). Ví dụ có cạ 45 văn và 3 vạn, 3 sách cùng ăn được với 3 văn của làng(hoặc có sẵn trên tay). Tt được tùy chọn nếu Ăn Chọn Phu bằng quân và phu có cùng một thời điểm.
    -Lưu ý: nếu 2 Cạ cùng ăn được với 1 quân trên tay, Tt phải ưu tiên Phu Lộ trước. Ví dụ: trên tay có sẵn cạ 7 vạn, 7 sách với cạ 3 vạn, 3 sách và 1 quân 7 văn.Nếu đã có 7 vạn, 7 sách đến cửa ăn mà không ăn thì không được phá cạ 7 đánh đi rồi hạ Bí Tôm.
    -Trường hợp đặc biệt, có 3 cạ rác cùng ăn được với 1 quân của làng(hoặc có sẵn trên tay cũng được tùy chọn ăn 1 cạ và đánh đi 2 cạc kia. Ưu tiên phu lộ trước.
    -Một số “Lệ Làng” không cho phép “Ăn Chọn Phu Bằng Quân”.
    o4-“ĂN CHỌN QUÂN”:
    o41-Khi 2 quân rác cùng ăn được với 1 CẠ(dù trên tay hay ăn của làng) thì được tùy chọn(nếu có cùng 1 lúc) hoặc phải ưu tiên phu lộ trước.
    -Lưu ý: Bài có 3 vạn, 3 sách, 3 văn, 7 văn. Khi chưa có 3,7 văn của Làng đến cửa ăn, được tùy chọn đánh đi 3 văn hoặc 7 văn. Nếu đã có 3 văn của Làng đến không ăn thì sau đó không được đánh đi 3 văn nếu ăn hạ Bí Tôm(vì Phu Bí Tam đã lộ trước).
    o42-Khi 2 quân rác cùng ăn được với 1 quân(dù quân của nhà hay quân của làng)thì Tôm thủ được quyền tùy chọn ăn 1 quân và đánh quân kia đi. Phải Ưu tiên phu lộ trước.
    -Ví dụ: dưới chiếu hạ 3456 sách và 456 vạn; trên tay rác 2 vạn với 3 văn; làng đến 3 vạn(hoặc trên tay có 3 vạn) thì được quyền ăn 2 vạn đánh đi 3 văn. Đây là trường hợp “Ăn 1 Đánh 1” nên không được “Ăn Đổi Phu” từ phu dọc 23456 vạn sang phu bí tam(3 vạn, 3 sách,3 văn) rồi đánh 2 vạn đi vì phu dọc lộ với làng trước. Nếu từ đầu có cả 2 phu dọc(3456 vạn, 3456 sách) và 2 quân phải chọn đều ở trên tay thì được tùy chọn ăn đánh giữa 2 vạn với 3 văn.
    o5-ĂN ĐỔI PHU: tạo thành 1 phu mới và bỏ đi một phu cũ liên quan. Ăn Đổi phu phải lợi quân.
    -Nhiều Tt Sân Đình đề nghị không cho “Ăn Đổi PHu Lợi Quân” khi phải đánh đi quân xếp được vào phu đã từng hiện dưới chiếu trước đó hoặc chỉ cho phép đánh đi quân nối theo phu dọc.(8/06/2022)
    -Việc “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”có vấn đề phải lưu ý. Theo ý kiến bạn Lưu Gia Hân(Tôm thủ Nam Định) chỉ nên cho phép Đổi Phu Dọc thành phu bí và đánh đi quân trước đó có thể nối tiếp vào phu dọc. Khi đổi phu bí thành phu dọc, không cho phép đánh quân bài trên tay lúc trước xếp được vào phu bí. Đây là một giải pháp trung dung cho nhiều Lệ Làng khác nhau khá hợp lý, là một ngoại lệ của Luật “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”.
    o6-Quân bài đã đánh đi không được ăn lại, nhưng được Ù lại và phải Hô Ù “Đánh Đi Ù Lại”.
    p-ĂN BẤT THÀNH PHU: ăn quân của làng rồi đánh 1 quân đi mà dưới chiếu có quân rác trong Bài Ăn(có thể do lỗi không xếp tròn phu), gọi là Ăn Bất Thành Phu sẽ Bị Báo. Khi Ù gọi là lỗi “Ù BẤT THÀNH PHU”.
    -Lưu ý: trong TTSĐ, có thể bị bắt lỗi này dù đánh đúng nhưng do không xếp lại các Phu Tròn trên chiếu.
    q-ĂN CHẶN: ăn 1 quân cửa trì không có thêm tác dụng với bài mình rồi đánh đi 1 quân khác nhà dưới khó ăn. Đôi khi là Ăn Chặn cước sắc hoặc quân rẻ, quân cạn và nói là “CẤU LẠI”. PHỖNG CHẶN cũng tương tự vậy.
    r-ĂN THÀNH, ĂN VÀO THÀNH, ĂN CHẠM CHỜ, ĂN CHẠM THÀNH, ĂN THẬP THÀNH:
    r1: Là ăn 1 quân rồi đánh đi 1 quân rác để bài Thành (hoặc Thập Thành), Chờ Ù, Thập Thành hoặc được Chạm Chờ, Chạm Thành. Ăn Vào Thành như Ăn Thành.
    r2: Lưu ý: Khi Nọc chỉ còn 1 quân mở là Hòa, Tt mà ăn là phải bảo đảm Ăn Thành(hoặc Thập Thành), nếu không đánh đi đúng quân làng Ù sẽ phải Đền Làng ván bài đó.LỆ LÀNG nhiều nơi “Bắt Chặt”, “Một Ly Ông Cụ”, làng Ù vào quân khác cũng phải đền.Với TTSĐ chính là khi Nọc chỉ còn Quân Số 6, trên đĩa. Nọc khi mở Quân Số 7 muốn ăn ít nhất phải được Chờ Ù.
    r3: TTSĐ hiện nay chưa lập trình được “Một Thành, Hai Chờ” sẽ bổ sung sau.
    s-ĂN KÌM: ăn quân ở cửa trì dù không có tác dụng với việc Ù rồi Đánh Lành nhằm ngăn cản nhà dưới lợi bài. Từ này nằm trong thành ngữ “Ăn Kìm Đánh Đì”. Ăn Kìm gần giống với Ăn Chặn.
    t-ĂN DỌC, ĂN BÍ: là ăn 1 quân vào Phu Dọc hoặc Phu Bí.
    u-ĂN KHOAN: là nhắc nhở Tt khi ăn quân thì chậm thôi phòng có người Phỗng hay Dậy Khàn đúng quân đó sẽ lộ bài. Ăn Khoan nằm trong thành ngữ “Ăn Khoan, Phỗng Nhanh”.
    v-KHÔNG ĂN QUÂN NỌ LẠI ĂN QUÂN KIA, ĂN NỌ ĐÁNH KIA: chỉ các trường hợp ăn sai, bị Báo, như “không ăn 3 văn lại ăn 7 văn”, “ăn 4 vạn đánh đi 7 vạn”....Không vận dụng cho từ quân thứ tư của phu dọc(cùng chất, khác số) hoặc quân khác chất cùng số trong phu bí. Cũng là cách nói nôm na của “Buôn Phu”, “Bỏ Phu”không đúng Luật.
    x-XOAY BÀI: Ăn Quân, Đánh Quân rồi tạo ra phu mới từ các phu có sẵn mục đích để bài tốt hơn.
    -“XOAY PHU” có nghĩa tương tự.
    -Khi xoay bài dưới chiếu, làm mất đi một phu có trước đó do tách các quân của nó tạo ra các phu khác thì gọi là “TẢN PHU”.
    -Theo loại Phu tạo thành, Tt gọi là “XOAY DỌC”, “XOAY NGANG”.
    y-ĂN QUÂN TRONG TTSĐ: Kích chuột vào quân ăn, quân trên tay vào phu, rồi Kích ĂN. Nếu cần điều chỉnh Phu Ăn, thì dùng chuột và nút Hạ Lại Bài.Học để biết sử dụng được nút “Chọn Từng Quân”, “Chọn Cả Phu”.
    -Lưu ý ĂN QUÂN tạo thành Phu có số lá bài tối thiểu Hạ lộ trên mặt chiếu là rất quan trọng, tránh bị báo, lộ bài, sau này đánh xén, đổi phu, phỗng...Hạ quân ăn Phu đúng là thước đo quan trọng trình độ của Người Chơi.Lệ Làng mình, hạ Phu ăn thừa 1 quân là vào gà trong 1 Dịch, thừa 5 quân là vào 5 Dịch, bằng thua ván Lèo rồi. Ăn quân lợi bài, kín bài thể hiện Tt ĂN CAO hay ĂN THẤP.
    z-ĂN ĐÓN: là các trường hợp Bất Thực chưa có phu dọc hoặc từ phu đã có ăn thêm quân tạo ra dập dòm mới(cạ mới) để ĐÓN ĂN quân sau tổ hợp thành phu. Nhiều lúc ĂN ĐÓN còn tạo ra Cạ Mới để Chờ Ù. Thực ra ĂN ĐÓN chính là thủ pháp ĐÓN ĂN.
    -Tương tự nước bài “Ăn Đón” là “ĂN GHÉ”, "ĂN MƯỢN". Có thành ngữ mô tả: “ĂN XUYÊN,GHÉ BÍ”.
    -Liên quan việc ăn quân tạo phu còn hai thành ngữ “HƠN CHỰC KÉM ĐỪNG” với “ HƠN TRỰC KÉM ĐỪNG” để lý giải nước bài. Thành ngữ này mình đã trao đổi với Mod1 và thống nhất sử dụng “CHỰC” như văn học dân gian đã viết là hợp hơn. Bạn ChoiHayThua1 trong Game TTSĐ có bổ sung thành ngữ địa phương “HƠN ĐƯỢC KÉM ĐỪNG”(6/2022). Có bạn còn đưa ra thành ngữ tương tự “HƠN THỰC KÉM ĐỪNG”.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 7/11/22
  17. TỪ NGỮ TỔ TÔM THẾ KỶ 20 CHO GAME ONLINE(P.3)

    13-ĐÁNH QUÂN: Tt bỏ đi 1 quân bài trên tay để làng có thể ăn hoặc Ù.Thao tác này thực hiện khi Tt có cái hoặc sau khi ăn quân của làng.
    a- Không được đánh quân Yêu ở bài trên tay.
    b-Không được lấy quân hạ dưới chiếu đánh đi. Không được đánh đi quân đã Trôi theo Phu, quân đang hiện dưới Chiếu.
    c-Nếu không phỗng thì không được đánh đi cả phỗng đó.
    d-Không được đánh cả phu đi.
    e- ĐÁNH ĐÌ: đánh quân bài để làng (mà chủ yếu nhà dưới) không ăn không ù được.Có ĐÌ CHÍNH CHỮ và ĐÌ KHÔNG CHÍNH CHỮ.
    f- ĐÁNH LÀNH, LÀNH BÀI: đánh quân bài làng khó Ù, khó tạo ra cước sắc, khó ăn.
    g-ĐÁNH CHÉO: Ăn Mòn rồi đánh ra quân bài có nhiều liên quan. Từ này nằm trong thành ngữ “Ăn Mòn Đánh Chéo”.
    -Đánh Chéo còn có nghĩa hẹp, ám chỉ chơi xấu như “ĐÁNH CẠ”.
    h- ĐÁNH CAO, ĐÁNH THẤP, CAO TAY:nói về trình độ của người chơi.
    -Thực ra, bài lá yếu tố đỏ đen chiếm tới non nửa kết quả.Nhưng một canh bài đủ dài, thí dụ 3 giờ đồng hồ, kết quả phản ánh được trình độ người chơi. Đánh bị báo, đánh cho nhà dưới Ù nhiều, hay đánh quân bài về cuối làng Ù, phỗng nhiều Ù ít, bị báo, không biết ĐIỀU BÀI... là thể hiện Đánh Thấp.Ở vòng bài thứ ba, tức là lúc Nọc còn khoảng 10 quân, người Đánh Cao đã xác định rõ hướng bài Đánh Hòa.
    -Người “Đánh Cao”, xếp bài xong, nhớ vài phỗng, dăm mảng rác, quân “Chạm Yêu Đánh Gì” rồi cụp bài lại, quan sát làng chơi. Ít khi phải “XÒE QUẠT”, chăm chăm nhìn vào bài mình để tính từng “NƯỚC BÀI”.
    -Vận dụng chiến thuật “NHẤT CAO NHÌ KÍN”, có HƯỚNG ĐÁNH, LƯỢNG BÀI ngay từ đầu mỗi ván.


    i-ĐÁNH HÒA: ăn kìm, đánh đì, mở Nọc tối đa để bài Hòa. Khi Nọc còn ít quân (còn khoảng 5 quân mở) hoặc lúc bài xấu không bỏ được, nhiều người đã chủ trương Đánh Hòa.
    -Chơi Tổ Tôm, cao thấp thể hiện rõ trong thủ pháp “CẦM HÒA”, “ĐIỀU BÀI”.
    k-ĐÁNH BẨN: là mô tả các trường hợp Đánh Láo, Đánh Bịp, Thông Lưng,BƠM BÀI, Bài Thửa, Ăn Non, Chọn chỗ, thay đổi qui tắc chơi trong bàn không đồng thuận, gây hấn trong bàn, nói năng tục tĩu....Những tay chơi tao nhã thì không dùng đến từ này, chứ chưa nói đến việc không bao giờ Đánh Bẩn.
    -Còn một kiểu “Đánh Bẩn” là “BÙNG”, “CHẠY LÀNG”…cũng gây nhiều bức xúc cho chiếu Tổ Tôm.
    l-ĐÁNH BÁO: bị Làng bắt Báo phải đền. Có diễn biến nước bài bị “BỨC LỘ”, “BỨC BÁO”.
    l1: đánh ra 1 quân bài trên tay hay ăn 1 quân của làng(ĂN BÁO) mắc lỗi nặng bị Bắt Báo. Quân đánh ra chỉ bị xem xét khi là Quân Liên Quan(có liên quan với quân bài, phu bài hiện dưới chiếu hoặc lúc Ù).
    -Khi chưa Ù được “Đánh Xén 1 Quân” quân trong BTK.
    l2-Các dạng Đánh Báo: ĐÁNH PHU DƯỚI CHIẾU + ĐÁNH YÊU + ĐÁNH NHIỀU ĂN ÍT + ĐÁNH QUÂN ĐẾN TRƯỚC, ĂN QUÂN ĐẾN SAU + ĐÁNH QUÂN ĐÃ ĂN HOẶC QUÊN ĂN + ĐÁNH PHẠM LỖI “MỘT THÀNH HAI CHỜ”.
    l3-Nguyên tắc: xác định ăn, đánh quân bài sai đúng phải theo Luật, với các khái niệm “ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG” ngắn gọn, rõ ràng, thống nhất chứ không dùng từ ngữ mơ hồ dạng “Tham”, “Bửa”, “Phá Làng”, “Lợi Bài”, “Cao Thấp”, “Hơn Kém Nước”....
    l3.1: Định Lượng: bằng việc đếm số quân ăn đánh để bảo đảm Luật cơ bản.
    l3.2: Định Tính: theo thời gian, theo không gian, theo nhân gian(TAM GIAN)...
    m-ĐÁNH PHẢI BÀI: là đánh quân, ăn quân hợp lý, bình thường.
    n-ĐÁNH MỘT LY ÔNG CỤ: chơi bài với qui định chặt chẽ, nghiêm ngặt.
    o- CHẠM YÊU ĐÁNH GÌ: là việc Tt luôn chọn sẵn 1 quân bài để khi mở Nọc cửa trì được 1 quân Yêu sẵn sàng đánh ngay đi không cần nghĩ nhiều.
    p-ĐÁNH PHU DƯỚI CHIẾU: chính xác là đánh quân bài trên tay trôi được theo phu đang có dưới chiếu sẽ bị BẮT BÁO(quân ăn được với phu,quân dưới chiếu).
    q-ĐÁNH XÉN: đánh đi một quân trôi trong phu trên tay, phải kín với làng lúc chưa Ù.
    r-ĐÁNH Ù: theo Điều 14.x.
    s-ĐÁNH TẨY, GOM ĐỎ: nhằm mục đích Ù Tứ trụ có các nước bài “ĐÁNH TẨY ĐỎ”, “ĐÁNH GOM ĐỎ”.
    -Ngăn chặn một nhà đang Ù nhiều gọi là “HÃM ĐỎ”.


    14-Ù: Tt BÁO Ù với làng khi có 1 quân bài hiện ra (do người khác đánh, mở Nọc, dậy Thiên Khai) mà bài tròn, có lưng. Ù = BÀI TRÒN + CÓ LƯNG + QUÂN Ù hiện.
    -Khi Ù không bị “HỒI TỐ” diễn biến ăn đánh trước đó, chỉ phạt lỗi khi Ù Lành Làng, Ù Báo.
    -Thủ tục Ù thực ra có 5 bước: CHỜ Ù, BÁO Ù, HẠ Ù, HÔ Ù, XƯỚNG CƯỚC SẮC Ù.
    xong mới Hạ Ù.
    - NGUYÊN CHIẾU: Khi Hạ Ù, Bắt Báo thì Bài Trong Chiếu Làng để nguyên để xét lỗi. Khi chưa xác định xong việc sai đúng của ván Ù thì Bài Rác và Nọc phải “giữ nguyên hiện trường”.
    a-THIÊN Ù:
    a1: Tt có cái, bài Thập Thành luôn. Quân Ù được coi là Quân Bắt Cái.
    a2: TTSĐ chưa qui định các cước sắc kèm theo Quân Ù trong Thiên Ù.Với xu hướng để TT ù to, nâng cao, nên cho hưởng các cước sắc kèm theo Quân Bắt Cái trong Thiên Ù như Bạch Thủ, Xuyên, Chi Nẩy....TT Chiếu nhiều vùng thì chưa có khái niệm này.
    a3: Tất nhiên có thưởng sẽ có phạt, như vậy Thiên Ù mà Quân Bắt Cái (chính là Quân Ù)khi cần phải hô các điều kiện kèm theo như “Ù Không Phỗng, Tiền Ù Hậu Dậy, Tiền Dậy Hậu Ù...” mà quên thì cũng bị Ù Lành Làng.
    b-Ù LÀNH LÀNG: Ù mà Tt mắc lỗi nhẹ không được điểm như lỗi Treo Tranh; lỗi xếp quân dưới chiếu như Trái Vỉ(có nơi gọi là Trái Bỉ), Kẹp Cổ; lỗi Khê Khàn hoặc Thiên Khai, Treo Khàn hoặc Treo Thiên Khai(khi khàn hoặc thiên khai đã trôi hết trong phu);Lỗi HÔ Ù sai với làng diễn biến về Phỗng, Khàn, Thiên Khai theo qui định; quên HÔ Ù “Đánh Đi Ù Lại”, “Yêu Hoàn Yêu”, “Bí Hoàn Bí”, “Thấy Không Phỗng”, “Ù không phỗng”...
    -Một số vùng gọi Ù Lành Làng là Ù “Đeo Kính”, Ù “Phong Trào”(có hoa không quả), Ù Lấy Cái...
    -Lỗi TREO KHÀN, TREO THIÊN KHAI nhiều “Lệ Làng” và TTSĐ cho Ù Lành Làng nên chuyển sang lỗi bị Bắt Báo, nếu khi Ù còn quân rác trong bài(quân của Khàn, Thiên Khai treo chưa vào hết các phu). Cho Ù Lành Làng như vậy phá vỡ Luật Cơ Bản: Ù trên bài còn Quân Rác.
    c-Ù BÁO: Ù mà làng phát hiện mắc các lỗi nặng và phải đền làng, cũng còn gọi là Ù LÁO, Ù XỌE.
    -Ù BÁO gồm có Ù KHÔNG LƯNG + Ù BẤT THÀNH PHU + Ù SAI CƯỚC SẮC. Trường hợp thừa thiếu quân không xảy ra trong Game Online nên không đề cập tới.
    d-Ù CHÈO ĐÒ: là Ù Báo, không được đền làng ngay, mà phạt trả lại bằng ván Ù sau.
    -TTSĐ chưa có mục này. Do là trò chơi trên Internet, mọi lỗi nặng đều bị phạt điểm ngay để trả luôn cho các Tt khác.
    e-Ù TRẢ ĐÒ: Ù trả nợ cho ván Ù CHÈO ĐÒ.
    -TTSĐ không có mục này.
    f-Ù THÔNG: Ù tiếp theo ván Ù trước đó. Có Ù Thông đến nhiều ván, mà từ ván Ù thứ ba gọi làTam Khôi, ván thứ tư là Tứ Khôi ...đến N Khôi..
    g-Ù LẤY ĐƯỢC: Ù nhiều quá làng ghét hoặc Ù mắc lỗi.
    h-Ù ĐÈ: khi Ù thì cướp quyền Ù của nhà khác ở cửa sau (cửa dưới).Có Ù ĐÈ thì có lúc BỊ ĐÈ.
    i-Ù NĂM BINH: phải hô Ù Năm Binh khi Quân Ù là quân A; lại có phỗng A nhưng không phỗng được vì A nằm trong ít nhất 2 phu khác nhau (còn gọi là Ù không phỗng). Cùng tính chất với Ăn Năm Binh.
    -TTSĐ chưa có mục này được thay thế bằng hô “Ù Không Phỗng”.
    k-Ù LỤC BINH: tính chất như Ù Năm Binh và Ăn Lục Binh.Hô “Ù Không Phỗng”thay thế được khi Ù Lục Binh.
    -TTSĐ đã bổ sung mục này.
    l-Ù VỌNG:
    l1: là trường hợp Ù với Thiên Khai của nhà khác dậy khi động Nọc. Ù Vọng được tính cước sắc bằng Lèo.
    l2: TTSĐ nên cho Ù Vọng cước bằng Lèo.
    l3: Trong TTSĐ: Thiên Khai tự động dậy khi mở Nọc cây đầu tiên hoặc Tt tự dậy trước khi đánh quân đầu tiên. Tt nào chờ đúng vào quân bài trong Thiên Khai đó, dù là dạng Cạ nào, Phu nào hoặc đã Thập Thành thì được Ù.
    -TTSĐ chưa bổ sung trường hợp “QUA MẶT DẬY THIÊN KHAI”.
    l4-Các trường hợp Ù Vọng trình bày trong Điều 14.v tương ứng với Thiên Khai Dậy.
    l5-TTSĐ chưa lập trình được Ù Vọng.Nhiều nơi không có cước Ù Vọng hoặc chỉ cho Ù Vọng với Thiên Khai của Nhà Cái hoặc khi bài chờ Ù có hơn 1 quân rác.
    m-Ù KHÔNG PHỖNG:
    m1: Ù với quân bài A, mà trên tay có phỗng A nhưng chia vào ít nhất 2 phu nên Phỗng bài không tròn, vậy phải hô Ù Không Phỗng.
    m2: Thay thế việc Hô Ù Năm Binh, Ù Lục Binh đều xướng Ù không Phỗng để tránh lỗi được.
    m3: TTSĐ có mục HÔ Ù KHÔNG PHỖNG, không sử dụng mục HÔ Ù Năm Binh là dễ hơn cho các Tt.
    n- BỎ Ù:
    n1: không Ù khi đang chờ mà Quân Ù hiện trên chiếu.
    n2: Trong TT Chiếu, nếu Bỏ Ù, sau đó lại Ù được thì được phép Ù Lành Làng.
    n3: TTSĐ hiện nay cũng cho Bỏ Ù được phép Ù Lành Làng, nhưng khi thi đấu giải , việc này sẽ ảnh hưởng đến thứ tự các Tt trong bàn chơi nên cần xem xét. Tương tự trường hợp Bỏ Ù trong thi đấu Giải Chắn các ván cuối cùng.
    -Sau này TT thi đấu Giải, cũng nên vận dụng phạt “TƯỚC QUYỀN THI ĐẤU” hoặc “TRỪ ĐIỂM” nếu bỏ Ù trong 3 ván cuối vòng.
    o-XƯỚNG Ù:
    o1: thông báo với làng mình đã Ù và có cước sắc thế nào, có điều kiện gì khác Ù thông thường. (thực ra nêu điều kiện Ù đặc biệt được gọi là HÔ Ù).
    o2: XƯỚNG Ù rất quan trọng, có thể mắc lỗi để bị thiệt điểm (nếu XƯỚNG Ù thiếu cước), có thể Ù Lành Làng(nếu HÔ Ù thiếu điều kiện theo qui định), có thể đền làng (nếu XƯỚNG Ù thừa cước thì “XƯỚNG SAO ĐỀN VẬY”).
    -Lưu Ý: TTSĐ và nhiều Lệ Làng khi Xướng Sai, chỉ bắt đền ván Ù bằng Cước sắc sai(ví dụ ù không có Lèo mà Xướng Thập Điều Lèo chỉ đền ván Lèo) đó là XƯỚNG SAI SAO ĐỀN VẬY. Còn chuẩn mực, nghiêm ngặt, ván Xướng sai đó phải đền Thập Điều Lèo mới thật là XƯỚNG SAO ĐỀN VẬY.
    o3: thực ra XƯỚNG Ù có bốn bước: BÁO Ù + HẠ Ù + HÔ Ù + XƯỚNG CƯỚC SẮC Ù.
    p-TIẾNG Ù: nghĩa là VÁN Ù hoặc Quân Ù. Ví dụ: nói “Tiếng Ù Lèo” nghĩa là ván đó nếu Ù sẽ có Lèo. Nói chờ “Một Tiếng Bát Sách”: chờ Quân Ù là Bát Sách.
    q-CƯỚC SẮC Ù:tên riêng của từng ván ù tương ứng số Điểm, Dịch được hưởng kèm theo.
    Ù Suông là Tiếng Ù cơ sở được coi là không có CƯỚC SẮC. Mọi dạng ù khác(trừ Báo hay Ù Lành Làng) đều có Cước Sắc như Thông, Tam Tứ Ngũ...Khôi, Tôm, Lèo, Bạch Thủ, Xuyên, Tứ Trụ (Kính Cụ, Thập Điều, Bạch Định,Chi Nẩy), Kính Tứ Cố, Thiên Ù, Ù Vọng. Lệ Làng có thể sáng tạo ra nhiều cước sắc khác Tt cần lưu ý. Cước Sắc sẽ qui định Số Điểm Dịch kèm theo.
    r-BÁO Ù:
    r1: khi Quân Ù hiện lên dưới chiếu, Tt BÁO Ù. BÁO Ù hay bị lẫn với XƯỚNG Ù, HÔ Ù.
    r2: TT Chiếu, khi Báo Ù nhiều người thận trọng còn hô NHỜ, NHỜ XA hoặc Phỗng để có thời gian kiểm tra lại rồi mới Báo Ù.
    r3: TTSĐ: Báo Ù thì Tt nhấp nút Ù. Lưu ý Quân Ù rơi vào Phỗng trường hợp Bạch Thủ hoặc chưa có lưng thì phải Phỗng trước; rơi vào Khàn (trừ trường hợp Tiền Ù Hậu Dậy) thì phải Dậy trước, nếu không sẽ Ù Lành Làng.
    -Game Sân Đình đã sửa không bắt buộc Phỗng khi Ù trừ lúc phải tạo Lưng, Bạch Thủ.
    s-HÔ Ù: Sau khi Báo Ù, hạ xong các phu, xử lý Dậy Khàn Úp, Tt HÔ Ù, nêu các điều kiện Ù ở trường hợp phải nêu. Nếu không có các điều kiện phải HÔ, thì XƯỚNG CƯỚC SẮC luôn, trường hợp này HÔ Ù ẩn luôn trong XƯỚNG Ù.
    t-Ù VỚI PHỖNG A:
    t1: Ù CÓ PHỖNG: trường hợp cần Phỗng để có lưng hoặc chờ Bạch Thủ, Quân Ù A (là Quân Phỗng Ù) hiện lên, Tt phải hô Phỗng. Có phu Phỗng A hiện lên mặt chiếu, rồi mới BÁO Ù. Nếu không phỗng là Bị Báo.
    t2: Ù KHÔNG PHỖNG: nếu Quân Ù A lại đi vào hai phu, ba phu khác nhau thì không được Phỗng. Tt Báo Ù ngay, hạ hết phu dưới chiếu rồi HÔ Ù. Nhớ Hô Ù KHÔNG PHỖNG, nếu quên Hô là Ù Lành Làng, nếu Ăn Phỗng là bị Báo.
    u-Ù VỚI KHÀN A:
    u1: Với Khàn A Úp, Quân Ù không phải A, thì Báo Ù, hạ hết phu trên tay, Dậy Khàn rồi Hô Ù, Xướng Ù.
    u2: Với Khàn A Úp, Quân Ù lại là quân A, thì vận dụng theo “Tiền Ù Hậu Dậy” hoặc “Tiền Dậy Hậu Ù” ở Điều 17.g, Điều 17.h.
    u3: Khàn A Úp khi ăn Cài Khàn, ăn Lộ Khàn cũng vận dụng như trên.
    -TRong TTSĐ, khi còn quân trên tay ăn vào Phu Khàn, cài hết vào Khàn đó rồi dậy sau cùng, nếu Khàn không phải Quân Ù.
    u4: Khàn A khi Bất Thực thì vận dụng Điều 17.a, lưu ý với Phỗng Tái Kiến(Phỗng Khi Thấy) hoặc Kiến Bất Tái(Thấy Không Phỗng). Từng bước Báo Ù, Hô Ù, Xướng Ù, Phỗng Ù (nếu có) phải thực hiện đúng, nếu không sẽ Ù Lành Làng(như Điều 17.a.3).
    u5: Lưu Ý: khi còn quân rác thuộc khàn A(khàn A không tạo ra phu dọc, phu bí nào, hoặc còn quân A là Quân Rác khi Ù) đừng Báo Ù, nếu không sẽ Bị Bắt Báo.
    v-Ù VỚI THIÊN KHAI A:
    v1: Khi Thiên Khai A của làng: bài của Tt chờ Ù đúng quân A(hoặc Bài Thành ù được với A), thì Động Nọc Dậy Thiên Khai(hoặc nhà có Thiên Khai tự Dậy), Tt Báo Ù ngay. Lấy 1 quân của Thiên Khai A về bài mình, tạo phu xong, hạ hết bài, Hô Ù, Xướng Ù tiếp.
    v2: Khi Thiên Khai A của bài mình, làng đánh ra Quân Ù, chưa Động Nọc: Tt Báo Ù, Dậy Thiên Khai rồi mới hạ phu dưới chiếu. Lệ Làng nhiều nơi chưa qui định rõ điều này.
    v3: Khi Thiên Khai A của bài mình, mở Nọc quân đầu tiên là Quân Ù(Động Nọc): Thiên Khai tự động Dậy,Tt Báo Ù, hạ phu với Quân Ù xong, hạ hết phu trên tay, rồi Hô Ù, Xướng Ù tiếp. Điều này cũng chưa được qui định rõ trong nhiều Lệ Làng.
    v4: Khi Thiên Khai A của bài mình lại cùng quân rác B trên tay, kết hợp thành CẠ CHỜ Ù chưa Động Nọc: Quân Ù C hiện lên, Báo Ù,lấy Quân Ù C về cùng quân rác B trên tay, cài vào Thiên Khai Úp. Dậy Thiên Khai tạo thành Phu, Hạ hết phu trên tay, tiếp tục Hô Ù, Xướng Ù. . Điều này cũng chưa được qui định rõ trong nhiều Lệ Làng.
    v5: Khi Thiên Khai A của bài mình lại cùng quân rác B trên tay, kết hợp thành CẠ CHỜ Ù mà mở Nọc quân C đầu tiên(Động Nọc) chính là Quân Ù: Dậy Thiên Khai, Tt Báo Ù, lấy quân C về xếp phu, hạ hết phu trên tay, tiếp tục Hô Ù Xướng Ù.
    v6: Với Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu hoặc Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn thì vận dụng như với trường hợp của Ù với Khàn. HÔ Ù khi Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn cần lưu ý: Hô Ù chung cho cả cụm “Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn... Trả Chén Làng”. TTSĐ phần này Lập Trình cho trả 2 chén cùng lúc mới được, nếu trả và hô từng chén thì là cả một qui tắc rắc rối kèm theo. Lệ Làng nhiều vùng đều chưa qui định rõ “Trả Chén Ngửa, Úp”; chưa có câu Hô Ù “Bất Thực Thiên Khai ăn 3 đánh 1, Bất thực Khàn ăn 2 đánh 1” khi đánh đi 2 quân trong Thiên Khai.
    Theo mình để ngắn gọn, dễ cho Tôm Thủ, không phiền phức “Chén Úp, Chén ngửa”, trường hợp này nên cho hô Ù “Bất Thực Thiên Khai Bất thực Khàn A, ăn 2 đánh 2 trả chén làng”. Bấm “Trả Chén”, cả “2 Chén Bất Thực” được trả một lúc.
    v7: TRường hợp đặc biệt: Khi Động Nọc Dậy Thiên Khai có hơn 1 Tt Ù, thì ưu tiên Quân Thiên Khai là Quân Ù có trước. Ví dụ: Tt A chờ Ù 3 vạn, Tt B chờ ù 3 sách, Tt C có Thiên Khai 3 Sách và cũng chờ ù 3 vạn. Mở Nọc quân đầu tiên là 3 Vạn, Tt B được ưu tiên Ù với 3 Sách.
    -Bài có Thiên Khai A lại được Thiên Ù, thì Báo Ù,Dậy Thiên Khai, Hạ hết phu trên tay rồi Hô Ù, Xướng Ù tiếp tục. Điều này nhiều “Lệ Làng” cũng không qui định rõ.
    v8: Lưu Ý: Trong điều 14.v, tất cả vận dụng ý nghĩa “Động Nọc là chưa Mở Nọc”, nên Dậy Thiên Khai trước rồi mới có quân Mở Nọc. Lệ Làng nhiều vùng chưa qui định rõ điều này, nên nếu không phân biệt rõ “Động Nọc” có trước “Mở Nọc”, điều 14.v sẽ có nhiều thay đổi.
    x-ĐÁNH Ù:
    x1: Tt A đánh ra một quân bài để Tt khác ù với quân bài đó.
    x2: Đánh Ù thông thường trong ván chơi, nếu có Gà Trong, Tt A đánh ù phải vào gà 1 dịch.
    x3: Đánh Ù Đền: Tt A đánh ra quân bài phạm lỗi với qui định “Một Thành Hai Chờ” và Tt khác Ù với quân bài đó, thì phải đền ván ù thay cả làng.
    x4: Đánh Ù Báo Đền: nếu quân đánh ra làng ù, lại là quân bị bắt báo, thì Tt A sẽ bị đền cả làng ván báo. Có Lệ Làng qui định Tt A chỉ đền cho người Ù ván báo đó. Đánh “Một Ly Ông Cụ”, Tt phải đền cả ván ù cho người Ù và Đền Làng gọi là ĐỀN CHỒNG, ĐỀN KÉP.
    y-HẠ Ù: sau Báo Ù, là thao tác Hạ Ù. Hạ Ù phải chuẩn, nếu không sẽ ù lành làng (ví dụ dậy khàn sai, sai phỗng) hoặc Đền Làng nếu Bất Thành Phu. Trong TTSĐ, Hạ Ù chậm còn bị Ù lành làng.
    z-HÒA: là ván chơi không có ai Ù,không ai Báo.
    z1: HÒA THÔNG THƯỜNG: mở hết Nọc, trong TTSĐ là mở hết quân số 6, không ai Ù, là ván bài HÒA. Người Đầu Kê được cái ván tiếp.
    z2: HÒA DO CẢ LÀNG CHẠY: cả làng nhất trí cùng BỎ BÀI, cùng CHỊU. Ván sau sẽ thực hiện BẮT CÁI LÀNG. TTSĐ chưa Lập Trình phần này.
    z3: HÒA TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẶC BIỆT: do có vấn đề nảy sinh trong ván chơi thuộc về sự cố người chơi, luật chơi, đồ chơi...

    15-CHỜ Ù: là CHỜ một quân bài hiện trên chiếu(Quân Ù) tổ hợp với bài đang có bảo đảm Tròn Bài + Có Lưng để Ù. Có nhiều dạng CHỜ Ù hoặc chuẩn bị được CHỜ Ù nêu dưới đây. Chờ Ù khác với CHỜ ĐÁNH, CHỜ ĂN. Trong điều kiện cần phải Chờ Ù của ván chơi, thường nói tắt là “CHỜ”; ví dụ “Một Thành Hai Chờ”.
    a-THÀNH : CHỜ Ù khi bài đã Tròn nhưng chưa có Lưng.
    -Lưu Ý: TTSĐ cần phân biệt rõ “Thành” khác với “Thập Thành” để lập trình khoa học cho các luật liên quan như “Một Thành Hai Chờ”, “Vào Thành”, “Ăn Thành”...
    b-THẬP THÀNH: CHỜ Ù khi bài đã Tròn, đã có Lưng, chỉ còn đợi hiện lên Quân Ù là Ù.
    c-THIÊN THÀNH: là bài THIÊN Ù, mà Quân Bắt Cái chính là Quân Ù(nếu là Nhà Cái). Với những người khác, là bài Thập Thành ngay khi mới chia(một số nơi qui định vậy hoặc chỉ có điều kiện là bài Thành).
    d-CHẠM THÀNH: bài chỉ còn lẻ 1 quân rác A, khi CHẠM YÊU (mở Nọc cửa trì được Yêu) hoặc ăn vào một phu có sẵn thì đánh 1 quân rác A đi để bài Thành (hoặc Thập Thành).
    e-LAI THÀNH, VÀO THÀNH, ĂN THÀNH: thực hiện ăn thêm 1 quân bài để bài Thành (hoặc Thập Thành).
    f-BUỘC VÀO THÀNH:
    f1: TT Chiếu nhiều vùng qui định bài chờ ù Bạch Định,chờ ù Chi Nẩy nếu có quân phù hợp buộc phải Vào Thành nếu không Ù sẽ là Ù Lành Làng hoặc bỏ 2 cước Tứ Trụ, chỉ tính các cước sắc còn lại.
    f2: TTSĐ chỉ qui định chờ Ù Chi Nẩy mới phải Buộc Vào Thành, không vào thành mà chiếu hiện lên Chi thì chỉ được Xướng Ù CHI LÈO.
    f3: Ý kiến riêng: Không nên Buộc Vào Thành trong mọi trường hợp(nếu là Chi Nẩy thì vận dụng 15.f2), bảo đảm xu hướng Ù to của thời nay; bảo đảm nguyên tắc “Được Ăn Thua Chịu”; bảo đảm không bất hợp lý với các cước Tứ Trụ khác như Thập Điều, Kính Cụ, thậm chí là Kính Tứ Cố.
    g-CHẠM CHỜ: bài chỉ cần ăn thêm 1 quân phù hợp là được CHỜ Ù.
    h-VỠ CHỜ: khi bài Chờ Ù, mở cửa trì bị Đấm Yêu hoặc Dậy Khàn không còn quân đánh xén, phải phá phu đánh đi, không còn được Chờ Ù nữa. Thậm chí bị Đấm Yêu hay Dậy Khàn ngoài ý muốn, không còn quân đánh xén để Vỡ Chờ, mà buộc phải đánh ra quân bài bị bắt báo, phải xin làng Báo gọi là XIN BÁO.
    i-CHỜ NHIỀU TIẾNG: bài Chờ Ù có thể chỉ chờ 1 Quân Ù. Khi chờ được nhiều Quân Ù thì được gọi là Chờ Nhiều Tiếng.Tôm thủ thường cố gắng chờ nhiều tiếng, tránh CHỜ TRÙNG. Khi chờ nhiều tiếng, tránh đánh ra quân bài mới, Tt thường BỎ VÀO THÀNH.
    k-BÓ CHỜ:là một số nước bài khi chơi Tổ Tôm, đi vào thế “BÓ BÀI”, bắt buộc phải theo “1 Tiếng Chờ”.
    k1-Ví dụ với Khàn: có khàn 7 văn, lại rác 568 văn, nếu không bất thực khi đã Dậy Khàn 7 văn; lại không “Tiền Thực Hậu Dậy” ăn với 568 văn thì chỉ đánh được 8 văn và “Bó Chờ” 4 văn với 56 văn hoặc đánh tiếp 1 quân rác và “Bó Chờ” Bí tương ứng.
    k2: Ví dụ với phỗng: nếu rác đôi 4 văn với 5 văn, quên phỗng 4 văn thì “Bó Chờ Ù” với phỗng 4 văn(khi đánh 5 văn đi) hoặc 36 văn(khi đánh 4 văn đi).
    k3-Ý kiến riêng: cho nên làm Luật TTSĐ, hết sức tránh các trường hợp “Bó Chờ”, “Bó Bài” này.
    k4--TRong diễn biến ván chơi, nhiều khi Tôm thủ thực hiện nước bài “HOÃN CHỜ”, “BUÔNG CHỜ”, “BỎ CHỜ” khi mắc vào tình thế bị động.
    l-CHỜ Ù RỘNG: Chờ Ù từ 3 Quân Ù trở lên, Làng thường nói đó là “Chờ Rộng”,ngày xưa đôi nơi gọi là “CHỰC RỘNG” .
    -CHỜ Ù HẸP: chỉ Chờ Ù với 1 quân Ù duy nhất.
    -CHỜ KIỆT: khi Chờ Ù vào Quân Kiệt. Ăn phu hoặc Chờ Ù vào Quân Kiệt, Làng hay nhận xét là “BẮT KIỆT”(từ Bắt Kiệt này Mod1 Tào Nam Dương sưu tầm hẳn một câu thơ của Phan Kế Bính nói đến).
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 2/12/22
    Mod01 thích điều này.
  18. TỪ NGỮ TỔ TÔM THẾ KỶ 20 CHO GAME ONLINE(P.4)

    16-PHỖNG: bài trên tay có hai quân giống hệt nhau là tạo thành Một Phỗng. Khi trên chiếu hiện lên quân đó ở bất kỳ cửa nào mà hô Phỗng, sẽ là ĂN PHỖNG, GỌI PHỖNG tạo thành 1 Phu Phỗng. Dưới Chiếu sẽ được một Phu bài gồm 3 quân giống hệt nhau, tạo thành 1 Lưng Trùng Tam. Không được tách ra 1 quân trong Phu Phỗng để tạo thành phu riêng biệt khác.
    a-PHỖNG CỐT TỬ: Một Phỗng có thể tạo ra ưu thế đặc biệt(thường Phỗng xong được chờ) cho bài trên tay gọi là Phỗng Cốt Tử. Thấp hơn một cấp độ quan trọng là PHỖNG CHƠ LƠ.
    b-PHỖNG YÊU: có sẵn hai Quân Yêu giống hệt nhau Phỗng 1 Quân Yêu thứ ba giống thế khi mở Nọc.Phỗng Yêu cũng là 1 Lưng Trùng Tam.
    b-PHỖNG BỬA: thực hiện PHỖNG mà bài trên tay lẻ thêm ra, càng khó dẫn đến ù. Từ này có trong thành ngữ “Ăn Chầy, Phỗng bửa”.
    c-PHỖNG TAY TRÊN: Phỗng quân bài hiện ra tại cửa ăn của nhà trên.
    -Chơi TT, Phỗng là một lợi thế, nhưng cũng bất lợi khi gây khó cho các nhà khác là gây khó cho mình. Tt nhiều kinh nghiệm rất ít Phỗng, đặc biệt là Phỗng Tay TRên(nhất là Phỗng Yêu) nếu Phỗng không thật cần thiết.
    d-PHỖNG THÀNH: thực hiện Một Phỗng mà sau đó chỉ đánh đi một quân là bài Thành.
    e-PHỖNG Ù:
    e1: Ù với đúng quân bài vào Phỗng. Tổ Tôm Chiếu nhiều vùng qui định Quân Ù nếu đã xuất hiện trước đó mà bỏ Phỗng thì không được Phỗng Ù, theo qui định “Không Phỗng Quân Trước, Không Được Phỗng Quân Sau”.
    e2: TTSĐ qui định chỉ buộc phải Phỗng Ù trong trường hợp bài chưa có lưng hay chờ Bạch thủ.
    e3: Ý KIẾN RIÊNG: Đa số các vùng chơi TT Chiếu qui định không phỗng quân trước thì không được Phỗng Ù quân sau. Qui định này mâu thuẫn với nguyên tắc Ù LÀ KHÔNG HỒI TỐ CÁC NƯỚC BÀI TRƯỚC ĐÓ (đương nhiên gồm nước Bỏ Phỗng); không công bằng khi so với qui định “ĐÁNH ĐI CÒN Ù LẠI ĐƯỢC”(đánh quân trong phu đi nặng tội hơn còn được tha mà) hoặc “KHÔNG Ù QUÂN RA TRƯỚC, ĐƯỢC Ù QUÂN RA SAU”. TTSĐ cho PHỖNG Ù khi Quên Phỗng trước đó là khoa học, hợp lý.
    e4:QUÊN PHỖNG:có Phỗng A, khi A hiện dưới chiến mà không phỗng. Nếu đã quên không phỗng thì chỉ được phép đánh đi 1 quân trong phỗng thôi.
    f-PHỖNG NHANH: thực hiện Phỗng phải nhanh, tránh Phỗng chậm nhà khác đã hạ Phu làm bài bị lộ. Từ này nằm trong thành ngữ “Ăn Khoan Phỗng Nhanh”.
    g-PHỖNG PHÁ LÀNG: thực hiện Phỗng không có lợi cho bài mình nhưng giảm thiểu cước sắc, ngăn nhà đỏ,đánh quân lành cho chóng hòa lúc cuối Nọc...
    h-PHỖNG LƯNG: Phỗng tạo ra Lưng đầu tiên của bài.
    i-PHỖNG TÁI KIẾN:
    i1- Định Nghĩa: khi Bất Thực Khàn A, hiện lên quân A mà thực hiện Phỗng. Dịch nôm nghĩa Hán Việt là Phỗng khi THẤY quân trong Khàn Bất Thực tạo lại hình dáng đầu tiên của Khàn.
    i2-Điều Kiện: TT Chiếu qui định chỉ được Phỗng Tái Kiến khi có một phu dọc đi với quân trong Khàn. Tức là khi Phỗng Tái Kiến hạ phu Phỗng đồng thời phải có một phu dọc kèm theo. TT Chiếu nhiều vùng cũng không phân biệt rõ là phu dọc có từ đầu ván bài hay có thể tạo ra trước khi Phỗng Tái Kiến. TTSĐ đã lập trình theo TT chiếu nhưng không bắt báo mà chỉ phạt lành làng nếu Ù.
    i3: Khi Phỗng Tái Kiến, Tt trả chén cho làng và hô “Bất Thực Khàn A ăn cả trả chén làng”.
    i4: Tổ Tôm Chiếu còn có khái niệm “KIẾN BẤT TÁI”, chính là khái niệm “THẤY KHÔNG PHỖNG” trong TT SĐ.
    -Trong ván bài, nếu quân trong Khàn Bất Thực hiện lên mà không Phỗng Tái Kiến thì khi Ù, khi “Trả Chén” nhớ hô “Thấy Không Phỗng” để tránh bị phạt Ù Lành Làng.Nếu đã có 2 phu dọc dưới chiếu tạo từ quân trong khàn(hoặc 3 phu liên quan BTK dưới chiếu) thì không phải hô; đương nhiên được xét tránh lỗi Phỗng Lộ.
    -Nếu Bất Thực Khàn quên lấy chén(Treo Khàn) thì không được Phỗng Tái Kiến. Nếu Phỗng Tái Kiến không có trả chén, sẽ bị Bắt Báo.
    k-PHỖNG PHỤC VỤ: Tt A Phỗng liên tục, để cho nhà dưới lợi bài Ù nhiều, làng bình luận Tt A là “Phỗng Phục Vụ”.Đặc biệt nhà dưới vừa Ù, đánh ra một quân, lại phỗng ngay để họ lợi bài, gọi là “PHỖNG QUẶT”.
    l-PHỖNG BẬY:
    l1: thực hiện Phỗng và bị làng bắt Báo. Một số vùng gọi là PHỖNG ẨU, PHỖNG LÁO.
    -Ví dụ: Phỗng 7 văn rồi đánh 6,8 văn đi.
    l2: Phỗng một quân bài đã xuất hiện trước đó mà không Phỗng. Báo vì phạm lỗi “KHÔNG PHỖNG TRƯỚC LẠI PHỖNG SAU”.
    l3: Phỗng một quân bài mà quân Phỗng đã lộ trong phu dọc dưới chiếu. Báo vì phạm lỗi “PHỖNG LỘ”. Lưu ý Phỗng Tái Kiến hợp lệ bởi vì còn 2 quân bài trong Phỗng trên tay.
    l4: Phỗng 1 quân bài A khi phỗng A đã nằm cả trong phu bí dưới chiếu là Phỗng Lộ, bị bắt Báo. Nếu BTK A, còn 1 quân A trên tay, thì phỗng được nếu có 1 phu Bí A và một phu Dọc có A dưới chiếu(là phỗng tái kiến).
    l5: - PHỖNG BA ĐÔI LIÊN TIẾP mà không lợi quân là bị Báo dù không đánh đi quân liên quan. Nếu chưa Ù khi phỗng đôi thứ ba, phải có ít nhất 1 phu Bí kèm theo với 1 phỗng hạ dưới chiếu.

    17-KHÀN: Khàn là tổ hợp 3 quân giống hệt nhau có ngay trên tay lúc bắt đầu ván chơi. Khàn mà úp xuống chính là một Phu Tròn, là Lưng Trùng Tam.
    a-KHÀN BẤT THỰC: Bất Thực là Không Ăn.
    a1: Không tạo thành phu Khàn nữa(không Ăn Khàn) là “Bất Thực Khàn”, sẽ không úp xuống chiếu mà cầm trên tay. Khi Bất Thực Khàn thì phải lấy Một Chén về để báo làng trước khi “VÀO VÁN”(Nhà Cái công bố lúc đánh quân đầu tiên) và thực hiện việc Trả Chén khi ăn, khi Ù đúng qui định.
    a2: Bất Thực Khàn được phép đánh đi một quân trong Khàn.
    -Nên có một qui định, “MỖI CHÉN BẤT THỰC LẤY VỀ ĐƯỢC ĐÁNH XÉN ĐI 1 QUÂN” dù ở Khàn hay Thiên Khai.
    a3: HÔ Ù khi Bất Thực Khàn A phải nêu rõ các diễn biến của Khàn Bất Thực lúc “Trả Chén” nếu không sẽ Ù Lành Làng. Có thể là các trường hợp “Bất Thực Khàn A ăn cả trả chén làng”, “Bất Thực Khàn A ăn hai đánh một trả chén làng”, “Bất Thực Khàn A Kiến Bất Tái ăn cả trả chén làng”, “Bất Thực Khàn A Kiến Bất Tái ăn hai đánh một trả chén làng”, “...Yêu Hoàn Yêu...”, “...Bí Hoàn Bí...”.Ở TTSĐ “Kiến Bất Tái” dịch luôn Tiếng Việt “Thấy Không Phỗng” là rất hay. Nếu đã “Trả Chén” lúc ăn đánh trước thì khi Ù không phải Hô Ù về BTK nữa.
    a4: TT Chiếu ở nhiều vùng qui định Bất Thực Khàn phải có ít nhất một phu dọc.
    a5: TTSĐ bỏ điều kiện Bất Thực Khàn buộc phải có phu dọc là hợp lý. Như vậy khắc phục được trường hợp bài có Khàn 7 văn, lại có 2 con 3 vạn, 2 con 3 sách (tạo thành Bí Tôm với 7 văn); có 2 con 7 vạn, 2 con 7 sách(tạo thành Bí Thất với 7 văn) và không có phu dọc kèm theo 7 văn. Nếu không cho Bất Thực Khàn 7 văn, trôi đi cả hai CẠ BÍ TƯ, phải đánh đi ít nhất 4 con thì phi lý quá.Tiền nhân nói đây là trường hợp bất thực cho 2 CẠ BÍ TƯ(cạ Bí tư Tam và cạ Bí tư Thất). Lưu ý Bất Thực Khàn khi Ù không có phu dọc, chỉ có một phu bí phải Hô Bí Hoàn Bí mới được có điểm.
    a6: Tổ Tôm Chiếu nhiều vùng qui định Bất Thực khi có nhiều Khàn phải thông báo KHÀN CAO, KHÀN THẤP là không cần thiết và vướng cho Game, TTSĐ bỏ mục này. TT Chiếu qui định phải thông báo bất thực khàn cao, thấp để chống trường hợp đổi khàn, trên mạng Internet việc này bị loại trừ, không thể đổi khàn được nên cũng bỏ điều khoản đó.
    a7: QUYỀN BẤT THỰC:-BTK là quyền của Tt.
    -Có điều khoản này, vì Tổ Tôm xưa nhiều Lệ Làng bắt buộc muốn BTK phải có sẵn 1 Phu Dọc(hoặc Phu Bí) hoặc không cho BT Yêu Đỏ.
    -TTSĐ cũng đang yêu cầu muốn lấy chén BTK bắt buộc có sẵn trên tay một phu ăn theo khàn đó, thậm chí phu này phải có lúc Ù. Điều kiện này nên xem xét sửa đổi.
    b-KHÀN ÚP: tức là không Bất Thực Khàn mà ÚP KHÀN trên chiếu. “Ăn Kín” Khàn. Game cũng tự động loại trừ việc “ÚP KHÀN GIẢ”. ”. KHàn Úp khi ăn, khi Ù phải để nguyên 3 quân không được tách ra.
    -Trong ván đánh, không được đổi Khàn Úp. Game đã lập trình loại bỏ việc đổi Khàn kể cả lúc chưa vào ván. Nên lập trình lại cho giống TT Chiếu, được ÚP LẠI KHÀN khi chưa vào ván.
    c-KHÊ KHÀN: Úp Khàn mà quên Dậy Khàn khi quân đó hiện ra trong khi đánh hoặc khi Ù. Khê Khàn nếu Ù thì là Ù Lành Làng. Đã quên Dậy Khàn lúc đánh thì chỉ khi Ù mới được Dậy sau. Ở TT chiếu, khi Ù Lành Làng vẫn phải dậy Khàn Khê để làng kiểm tra.
    d-KHÀN TREO, TREO KHÀN: có Khàn quên Úp Khàn, cũng không Bất Thực Khàn thì gọi là KHÀN TREO,theo các qui định hiện nay nếu Ù khi Khàn đã tròn trong phu cũng là Ù Lành Làng. TTSĐ đang lẫn Treo Khàn với Khê Khàn. Nay TTSĐ đã sửa là QUÊN ÚP KHÀN cũng ổn.
    -Treo Khàn(cả Treo Thiên Khai) chỉ được Ù Lành Lành nếu đó là Yêu hoặc lúc Ù các quân của Khàn, Thiên Khai đã nằm trong phu.
    -Game cũng tự động loại trừ việc ÚP KHÀN MUỘN khi đã vào ván.
    e-DẬY KHÀN:
    e1: úp Khàn, khi trên chiếu hiện lên quân trong Khàn thì DẬY KHÀN tạo thành phu có 4 quân giống hệt nhau, là 1 LƯNG TRÙNG TỨ.
    e2: Khi Ù, nếu Quân Chờ Ù không phải là Quân Trong Khàn, thì hạ xong hết bài mới Dậy Khàn. Tổ Tôm Điếm qui định điều này rất chặt chẽ, nếu Dậy Khàn trước là thành Ù Lành Làng. Các Tt lưu ý dậy đúng lúc, dù chưa bị phạt dậy sai thời điểm.
    -Ý kiến riêng: trong TTSĐ, thời gian dành cho chờ DẬY KHÀN nên dài hơn cho chờ ăn, chờ Phỗng 2 đến 3 giây đồng hồ. Lập trình cho Tt được xem lại Khàn mọi thời điểm.
    f-TIỀN THỰC HẬU DẬY(tức là TIỀN ĂN PHU, HẬU DẬY KHÀN): khi ÚP KHÀN, mà ăn được quân trong Khàn khi nhà trên đánh xuống hoặc mở Nọc cửa trì.
    -Lưu ý: chỉ hai trường hợp nêu trên là được “Tiền Thực Hậu Dậy” . Nhà trên mở Nọc dù không ăn thì nhà dưới cũng không thể “Tiền Thực Hậu Dậy”, chỉ có thể Dậy Khàn để ăn quân đó.
    -Lưu ý: Có một trường hợp “Tiền Thực Hậu Dậy”(hoặc Tiền Ù Hậu Dậy)chưa thấy làm rõ khi không Bất thực khàn A, nhà trên đánh ra hoặc mở cửa trì được A, lại ăn vào 2 phu bí có sẵn, cùng hạ xuống.Quan điểm cho phép “Tiền Thực Hậu Dậy”với phu bí là đúng.
    -TT Chiếu nhiều nơi chỉ cho “Tiền Thực Hậu Dậy” với phu dọc.


    g-TIỀN Ù HẬU DẬY: Úp Khàn A, ù với Quân Ù A nhưng phải dùng tạo ra thêm 1 phu khác, thì phải BÁO Ù, xếp phu mới tạo thành từ A, hạ hết bài rồi mới Dậy Khàn. Lúc HÔ Ù, cần HÔ rõ điều kiện Tiền Ù Hậu Dậy, sau đó mới XƯỚNG Ù (CƯỚC SẮC Ù).TTSĐ trường hợp này cho Dậy Khàn ngay sau khi hạ Phu A.
    -Ví dụ: Úp Khàn 3 văn, trên tay lẻ 4,5 văn lại chờ Ù 3 văn, 6 văn; khi chiếu hiện lên 3 văn thì BÁO Ù, hạ phu 345 văn, hạ hết các phu khác rồi Dậy Khàn. Khi HÔ Ù nhớ HÔ thêm điều kiện Tiền Ù Hậu Dậy rồi mới Xướng Cước Sắc.
    h-TIỀN DẬY HẬU Ù: Úp Khàn A, ù với Quân Ù A, mà không cần tạo thêm phu mới nào ở trường hợp Tiền Ù Hậu Dậy thì Dậy Khàn, Báo Ù rồi mới hạ các phu khác trong bài. Lúc HÔ Ù, cần HÔ rõ điều kiện Tiền Dậy Hậu Ù rồi mới Xướng Cước Sắc. TT chiếu nhiều vùng và TTSĐ bỏ mục Hô Ù này.
    i-KHÀN YÊU: là ban đầu bài trên tay có 3 Quân Yêu giống hệt nhau.
    -Bất Thực Khàn Yêu, khi Ù dù quân yêu không tổ hợp với quân khác thành phu dọc, phu Bí thì 3 quân yêu đã Bất Thực Khàn vẫn được tính là phu tròn, vẫn được Ù.Khi quân Yêu không tạo được bất kỳ phu nào khác phải HÔ Ù là Yêu Hoàn Yêu.
    -BTK nếu tạo ra hơn 1 phu kèm theo thì không phải hô “Bí hoàn Bí, Yêu hoàn Yêu”; loại trừ khi ù 3 quân yêu vẫn đứng riêng biệt thì vẫn hô “Yêu hoàn Yêu”.Trong TTSĐ qui định nếu Yêu trong BTK chỉ tạo ra 1 phu Bí thì cũng phải hô “Yêu Hoàn Yêu” là chưa hợp lý.
    -Lệ Làng nhiều vùng chỉ cho Bất Thực Yêu Đen. Theo mình nên cho Bất Thực cả Yêu Đỏ, mới rộng nước cho chơi Tổ Tôm, nhất là những ván bài có gà, cần khống chế số quân đỏ, tránh Dậy Khàn bị động.
    k-BẤT THỰC TRÙNG TRỤC:
    k1:TTSĐ: Không cho Bất thực ăn đón Khàn A khi không có phu dọc hoặc phu bí trên tay từ lúc chia bài tổ hợp bởi quân trong khàn A. Lưu Ý, Khàn Yêu không phụ thuộc điều này vì được vận dụng qui định “YÊU HOÀN YÊU”.Lập Trình Game không cho lấy chén để “Bất thực không phu ăn đón” nên không có lỗi này.
    k2: TT Chiếu xưa qui định khi Ù Bất Thực Khàn chỉ ăn vào một phu bí thì bị phạt lỗi “Bất Thực Trùng Trục” cho Ù Lành Làng. Vì tiền nhân bắt buộc muốn Bất thực khàn phải có ít nhất 1 phu dọc.
    k3: TTSĐ hay hơn không bắt buộc Bất Thực Khàn phải có tổ hợp phu dọc kèm theo khi Ù. Khi Ù, điều kiện HÔ Ù đúng phải HÔ thêm “BÍ HOÀN BÍ” nếu khàn chỉ tạo ra một phu bí.
    -TTSĐ lập trình bắt buộc phải có ít nhất 1 phu A sẵn trên tay mới được Bất Thực, giống nhiều Lệ Làng ở nhiều nơi. Khi Ù,phải còn phu A nếu không bị bắt lỗi “Bất Thực trùng trục”.Theo mình, để mở rộng nước bài, chấp nhận cả Bất Thực ăn đón với mọi Khàn, khi chưa có phu nào kèm theo trên tay. Cái này phù hợp nguyên tắc “Được Ăn Thua Chịu”, “BÀI KÍN trên tay nào ai hay biết”.
    -TTSĐ không cho đánh xén 1 quân trong khàn bất thực nếu khàn có tạo ra phu bí sẽ bị bắt báo lúc Ù. Điều này bất hợp lý khi được đánh xén bất kỳ quân khác trong phu trên tay; bất thực khàn được phép đánh đi 1 quân; “Ù không hồi tố”. Lập Trình TTSĐ nên sửa đổi điều này.
    l-CẬY KHÀN:là thao tác khi ăn một phu phải LỘ KHÀN bằng cách ngửa lên 1 quân trong Khàn Úp. TTSĐ và nhiều “Lệ Làng” chưa làm rõ nước bài “Bức Lộ”, “Bức Báo” khi “Ăn Cài Khàn”.
    m-LƯU Ý: Với Khàn thường có một trường hợp đặc biệt: Quân của Khàn tạo một phu dọc với 3 Quân Rác. Ví dụ Khàn 5 vạn lại có lẻ 4,6,7 vạn. Nếu Úp Khàn, đánh đi 4,6,7 vạn sau đó lại bị Dậy Khàn, làng bắt Báo được vì ăn Hai Quân (úp khàn trôi được 2 cây 5 vạn) nhưng đánh Ba quân (4,6,7). Nếu không bị bó chờ 8 vạn. Nước bài này cũng liên quan “Bức Lộ”, “Bức Báo” dù Tt có thể tránh được bằng cách để “Khê Khàn”.
    -Nếu Bất thực Khàn 5 vạn, phải bó chờ Phỗng Tái Kiến, hoặc bó chờ 3,6 vạn vì chỉ được phép đánh 1 quân 5 vạn đi.
    -Do vậy, trong Luật TTSĐ phải qui định rõ về trường hợp này: Được phép ưu tiên Úp Khàn không bắt buộc Bất Thực nếu có đánh đi 467 vạn rồi phải dậy Khàn lúc chưa Ù cũng không Bị Báo (hay Bị Báo?). Mọi trường hợp đặc biệt phu sẵn liên quan đến Khàn đều xử lý như vậy, nếu là Khàn rơi vào tình thế ăn 1 quân đánh 2 quân trong Khàn khi BT như nói ở đây. Dù khi dậy Khàn, phải đánh đi 3 quân rác 467. Nếu không, Luật phải nêu rõ để Tôm Thủ biết xoay bài. Ở đây lựa chọn giữa 2 luật: ăn chọn phu lợi quân(lỡ có dậy Khàn) hoặc BT Khàn chỉ được phép đánh đi 1 quân trong khàn(nếu không úp khàn). Hoặc vẫn để như vậy, rơi vào “Bó Bài” như nêu ở trên.
    -Ý kiến riêng: riêng trường hợp “Bó Bài”, “BÓ CHỜ” này, mình chấp nhận.
    -Qui định BTK chỉ được phép đánh xén 1 quân trong Khàn ở ví dụ trên không được đánh đi 2 quân 5 vạn là mâu thuẫn với Luật được phép “Ăn Nhiều Đánh Ít”. Ở đây là “Ăn 3 Đánh 2”: Ăn được 4,6,7 vạn và đánh đi đôi 5 vạn. Qui định này là “Một Tiên Đề” được chấp nhận.

    18-THIÊN KHAI: là tổ hợp 4 quân bài giống hệt nhau có ngay trên tay khi bắt đầu ván chơi. Thiên Khai mà úp xuống chiếu là Ăn Kín một Lưng Trùng Tứ.
    a-ÚP THIÊN KHAI: 4 quân trong Thiên Khai đều úp kín xuống chiếu: “Ăn Kín” Thiên Khai.
    -Trong ván đánh không được đổi Thiên Khai Úp.
    b- DẬY THIÊN KHAI:
    b1: Thiên Khai Dậy khi Động Nọc mở quân đầu tiên, thường gọi là “ĐỘNG NỌC DẬY THIÊN KHAI”. Một ít nơi gọi là “CHẠM NỌC”.
    b2: Khi Dậy Thiên Khai, nếu các nhà khác chờ Ù đúng quân trong Thiên Khai đó, họ sẽ được Ù.
    b3: Các ván bài Ù Với Thiên Khai được nêu trong Điều 14.v.
    b4: TT SĐ, Thiên Khai tự động Dậy khi Động Nọc (mở quân đầu tiên của Nọc) hoặc trước khi đánh đi quân bài đầu tiên, người có Thiên Khai phải tự Dậy.
    b5-Tổ Tôm Chiếu có 4 hình thức Dậy Thiên Khai: ví dụ nhà A có Thiên Khai.
    b5.1: Nhà A lại có cái, trước khi đánh quân đầu tiên phải Dậy Thiên Khai.
    b5.2-Nhà A không có cái:
    b5.2.1: Động Nọc Dậy Thiên khai.
    b5.2.2: khi ăn đánh qua vòng thì Dậy Thiên Khai, gọi là “QUA MẶT DẬY THIÊN KHAI”.
    b5.2.3: trước khi đánh đi quân trên tay đầu tiên thì Dậy Thiên Khai.
    c-THIÊN KHAI ĂN KHÀN TRÌNH PHU: là Bất Thực Thiên Khai(không ăn Thiên Khai), chỉ úp 3 quân bài dưới chiếu (chỉ Ăn Khàn) cùng với một phu dọc tổ hợp từ 1 quân trong Thiên Khai. Phu này để lộ trình làng dưới chiếu. Trường hợp này Tt không phải lấy chén, có thể coi là một dạng “BẤT THỰC ẨN”, “CHÉN ẨN”.
    -Bất Thực Thiên Khai ăn Khàn Trình phu A dưới chiếu, thì A phải là 1 phu dọc.
    -Có “Lệ Làng” cho phép A là phu bí, thực hiện “Ăn Khàn Trình Phu Bí” bằng cách cậy lộ 1 quân trong Thiên Khai. TTSĐ không áp dụng qui định này.
    -Có “Lệ Làng” gọi là “THIÊN KHAI ĂN KHÀN TRÌNH TRÁNG”.
    d-BẤT THỰC THIÊN KHAI BẤT THỰC KHÀN: Thiên Khai A.
    d1: không ăn Thiên Khai A 4 quân, cũng không ăn Khàn A 3 quân mà cầm cả trên tay 4 quân A trong Thiên Khai, lấy về 2 cái Chén Bất Thực.
    d2: TT Chiếu nhiều vùng qui định nếu muốn Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn bắt buộc phải có ít nhất 2 phu dọc tổ hợp từ quân A trong Thiên Khai. Tương tự yêu cầu buộc có 1 phu dọc trong Bất Thực Khàn là không hợp lý nên TT SĐ cũng bỏ qui định này.Ví dụ tương tự khi Bất Thực Khàn 7 văn mà có Cạ Bí Tư vạn sách của các quân Tam, Thất khác. Lưu ý khi Ù mà quân A không tạo thành phu dọc tương ứng nào và chỉ tạo ra 1 phu bí thì phải HÔ Ù Bí Hoàn Bí mới có điểm.
    d3: Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn được phép đánh đi 2 quân trong Thiên Khai kể cả trường hợp Đánh Xén.
    -BTTK-BTK “ăn 2 đánh 2” trong trường hợp đặc biệt: ví dụ BTTK BTK 7 văn, trôi 6 quân rác là đôi 5 văn, đôi 6 văn, đôi 8 văn.Ở đây vận dụng “Ăn Đổi PHu Lợi Quân”(Ăn 3 đánh 2). Đổi phu Thiên Khai thành 2 phu dọc. Khi Hô Ù là “BTTK-BTK A, ăn hai đánh hai trả chén làng(TRả 2 chén 1 lúc, không cần phân biệt chén). Cho vận dụng Luật “Ăn 3 đánh 2” khắc phục cả trường hợp “BÓ CHỜ”ở Điều 17.m.
    d4: Khi Ù thì HÔ Ù, XƯỚNG Ù tương tự như khi Bất Thực Khàn, có khác số quân ăn và số quân đánh đi, số chén trả và không có Phỗng Tái Kiến hoặc Kiến Bất Tái.
    d5: TT Chiếu nhiều vùng qui định Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn lấy về 2 chén một úp, một ngửa cũng không cần thiết, gây rối cho Game, TTSĐ nên bỏ.
    Thực ra, người chơi đều không rõ trả chén ngửa, trả chén úp ra sao, kể cả trong Game.
    e-THIÊN KHAI HỎNG: tương tự Khàn, nếu quên Dậy Thiên Khai bị Khê Thiên Khai(trong Game Dậy Thiên Khai vẫn tự động rồi bị phạt ); nếu quên Thiên Khai trên tay bị Treo Thiên Khai và nếu Ù dù cả Thiên khai A đã tròn trong phu cũng sẽ Ù Lành Làng.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 7/2/23
    Mod01 thích điều này.
  19. TỪ NGỮ TỔ TÔM THẾ KÝ 20 CHO GAME ONLINE(P.5)

    19-ĐIỂM Ù: các dạng bài Ù với số điểm khác nhau. Câu vắn tắt qui định tính điểm Ù khi bắt đầu chơi Tổ Tôm Chiếu ở nhiều vùng Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hải Phòng,Vũng Tàu, Sài Gòn... vào Thế Kỷ 20 là “SUÔNG HAI, DỊCH MỘT, TÔM BỐN, LÈO NĂM; BỘI TAM, BỘI TỨ, BỘI LỤC”. Ù Suông là tiếng Ù cơ sở(không có Dịch nào) được qui định là 2 Điểm. Cũng có nơi chơi “Suông 3 Dịch 1”; TTSĐ tính theo công thức phổ biến nhất là “Suông 4 Dịch 2 Tôm 8, Lèo 10 ; Bội Tam, Bội Tứ, Bội Lục; Kính Tứ Cố bằng Hai Chi Nẩy. Bạch Thủ, Tam Khôi, Thiên Ù bằng Tôm; Xuyên, Vọng bằng Lèo”.
    -Các Tôm Thủ(cả Chắn Thủ) cũng từ Công Thức Điểm này để giao hẹn lúc bắt đầu chơi.
    a-ĐIỂM, DỊCH:sau đây tính theo công thức phổ biến mà TTSĐ đang vận dụng: “Suông 4 Dịch 2...” .TTSĐ chưa cộng Dịch(theo số Bội) cho cước Ù đặc biệt.
    -ĐIỂM: qui định số lượng đơn vị Điểm cho một tiếng Ù.
    -Dịch: là số Điểm Thưởng thêm cho một tiếng Ù(là cước sắc), 1 Dịch là 2 Điểm với qui tắc “Suông 4 Dịch 2...” trong TTSĐ.Dịch còn có ý nghĩa là số điểm cộng thêm của Tiếng Ù liền kề.
    b-TỨ TRỤ: là 4 Cước Sắc Ù nhiều Điểm khi chơi Tổ Tôm, được tính theo Ù Suông là “BỘI TAM, BỘI TỨ, BỘI LỤC”.Ù Thập Điều, Ù Kính Cụ bằng 3 ván Suông(Bội Tam), 3 Dịch; Ù Bạch Định bằng 4 ván suông(Bội Tứ),4 Dịch; Ù Chi Nẩy bằng 6 ván suông(Bội Lục),6 Dịch. Đặc biệt Ù Kính Tứ Cố bằng 2 ván Chi Nẩy, nhiều điểm hơn cả Ù Tứ Trụ.
    -Nhiều Tôm thủ có đề nghị cước ù Tứ Trụ và Kính Tứ Cố có thêm “Gà Ngoài” để khuyến khích, vượt hẳn so với Lèo, Xuyên. “Gà ngoài” tính chung là 6 Điểm hoặc bằng luôn số Dịch kèm(theo số Bội). Ví dụ Bạch Định = 16 Điểm + Gà ngoài = 16 +6=22 Điểm; hoặc Bạch Định = 16 điểm + 4 Dịch(4x2)=24 Điểm.
    c-Ù SUÔNG: tính là 4 Điểm.
    -Ù Suông là Ù ván đầu tiên, không có cước sắc gì kèm theo.
    d-Ù THÔNG = SUÔNG(4 Điểm) + 1 DỊCH (là 2 Điểm) = 6 ĐIỂM.
    -Ù THÔNG là ù ván thứ hai liên tiếp. Ù Thông ván thứ ba tiếp theo, được gọi là Tam Khôi, ù tiếp là Tứ Khôi...N Khôi.
    e-Ù TÔM = THÔNG (6 Điểm) + 1 DỊCH(2 Điểm) = 8 ĐIỂM. 1 Dịch.
    -Ù TÔM là ù mà trong bài có lưng THẤT VĂN + TAM VẠN + TAM SÁCH.
    f-Ù LÈO = TÔM + 1 DỊCH = 10 ĐIỂM. 2 Dịch.
    -Ù LÈO là ù mà trong bài có lưng CHI CHI + CỬU VẠN + BÁT SÁCH.
    g-Ù KÍNH CỤ =Ù THẬP ĐIỀU = BỘI TAM SUÔNG, 3 Dịch = 3x4=12 ĐIỂM.
    -Ù KÍNH CỤ là ù mà trong bài có 20 Quân Đen với 1 QUÂN ÔNG CỤ.
    -Ù THẬP ĐIỀU là ù mà trong bài có 11 Quân Đen với 10 QUÂN ĐỎ.
    -Có vùng gọi Ù Thập Điều là Ù THẬP HỒNG hay Ù MƯỜI ĐỎ.
    h-Ù BẠCH ĐỊNH = BỘI TỨ SUÔNG, 4 Dịch = 4x4 = 16 ĐIỂM.
    -Ù BẠCH ĐỊNH là ù mà trong bài chỉ có 21 Quân Đen.
    -Ngày xưa, các cụ cũng gọi ù “Bạch Định” là “TOÀN BẠCH”.
    i-Ù CHI NẨY = BỘI LỤC SUÔNG,6 Dịch = 6x4 = 24 ĐIỂM.
    -Ù CHI NẨY là Ù mà bài có quân rác Cửu Vạn, Bát Sách từ đầu ván chờ duy nhất một quân Chi Chi và không vào thành được.
    -Luật TTSĐ qui định Cửu Vạn, Bát Sách trở thành Quân Rác từ Quân Trôi do đánh xén thì không được Ù Chi Nảy. Ví dụ: bài có 45678 sách, rác đôi 9 vạn mà đánh xén 7 sách để chờ Chi chỉ được Ù CHI LÈO. Tuy vậy trong Lập Trình Game lại cho Ù với quân đánh xén.
    -Bất thực khàn 9 vạn hay khàn 8 sách được chờ Ù chi nảy khi có một đôi quân rác là 8 sách (hoặc 9 vạn) từ đầu ván.
    -Game lập trình Ù Chi Nẩy chưa đúng với Luật.
    k-Ù KÍNH TỨ CỐ = HAI CHI NẨY, 12 Dịch = 2x24 = 48 ĐIỂM.
    -Ù KÍNH TỨ CỐ là Ù mà bài có 17 Quân Đen với 4 QUÂN ÔNG CỤ.
    -Ý kiến riêng: để Ù KTC càng khó hơn, có thể thêm điều kiện 4 quân Ông Cụ khi Ù phải là 1 Lưng Trùng Tứ(Thiên khai Ông Cụ hoặc Dậy Khàn nó).
    Vì chỗ mình và nhiều nơi vẫn còn có người Kiêng Ù Kính Tứ Cố nên đưa thêm qui định hạn chế vào.
    l-Ù BẠCH THỦ = Ù TÔM = 8 ĐIỂM, 1 Dịch.
    l1: Ù BẠCH THỦ là Ù mà bài chờ chỉ 1 tiếng Phỗng Ù.
    -Bài Thành chưa có lưng, chỉ có 1 nước phỗng tạo lưng(dù là phỗng yêu, phỗng tái kiến) cũng được Bạch Thủ.
    -TTSĐ loại trừ Ù Bạch Thủ với phỗng trong Bất thực, phỗng tạo lưng Ù của bài thành.
    l2: Lệ Làng một số vùng qui định thêm không cho Ù Bạch Thủ với bài chạm thành.
    l3: TT Chiếu một số vùng thêm điều kiện Ù Bạch Thủ là 2 quân của Phỗng Ù đều là quân rác sẽ không hợp lý vì Cước Ù Bạch Thủ chỉ bằng Tôm, không đòi hỏi điều kiện khó thế.
    l4-TTSĐ qui định Ù Bạch thủ phải còn ít nhất 1 Quân Rác trong phỗng, không phải là Phỗng Ù Tái Kiến.
    l5- Thiên Ù: điểm dịch bằng Ù Tôm=Ù Bạch Thủ= 8 điểm, 1 Dịch.
    -Điều kiện: Nhà Cái khởi đầu ván có Bài Tròn + có Lưng + đủ 21 quân.
    -Quân Bắt Cái là Quân Ù.
    -Được xướng Cước Sắc theo Quân Ù(nếu có). Game chưa lập trình được điều này.
    -Phải thực hiện xếp bài, thủ tục Ù đúng như các ván bài thông thường.
    m-Ù XUYÊN NĂM GIAN = Ù LÈO = 10 ĐIỂM, 2 Dịch(Một số vùng gọi là Xuyên Tư).
    -Ù XUYÊN NĂM GIAN là Ù thành phu dọc có 5 quân mà Quân Ù xen vào 4 quân rác . Ví dụ bài còn quân rác 2356 văn, chờ Quân Ù 4 văn.Lưu ý các quân rác là chưa gá vào bất kỳ phu nào, đặc biệt không phải quân Yêu.
    -TTSĐ qui định thêm Quân Ù phải là quân chưa có trong bài Ù. Lập trình chỉ đòi hỏi 2 quân đầu cuối Phu Ù là Quân Rác.
    -Lưu ý qui định rõ trường hợp bài phải xếp ra Lưng có được Ù Xuyên Năm Gian không. Ví dụ, bài chưa có Lưng, phải tách 9 vạn, 9 sách với Thang Thang(thành Lưng), còn dư 5689 văn thì có được Ù 7 văn Xuyên 5 Gian không? 2, 3 văn có trường hợp tương tự.
    n-Ù XUYÊN BÍ TƯ = Ù LÈO = 10 ĐIỂM, 2 Dịch(một số vùng gọi là Bí Tư).
    n1: Ù XUYÊN BÍ TƯ là ù thành phu bí có 5 quân và duy nhất một Quân Ù xen vào giữa 4 Quân Rác. Ví dụ bài rác 2 con 4 vạn, 2 con 4 sách chờ Quân Ù 4 văn. Lưu ý các quân rác là chưa gá vào bất kỳ phu nào, đặc biệt không phải quân Yêu.Khi đã có lưng, không được Ù Xuyên Bí Tư khi Quân Ù là Nhị Văn(hoặc 8 văn) với quân rác Nhị Vạn, Nhị Sách(vì chờ được cả 8 văn hoặc 2 văn); hoặc Quân Ù là Tam Văn(hoặc 7 văn) với quân rác Tam Vạn, Tam Sách (vì chờ được cả với 7 văn hoặc 3 văn);hoặc quân ù là 9 văn(hoặc thang thang) với quân rác 9 vạn, 9 sách(vì chờ được cả thang thang hoặc 9 văn). Khi bài chưa có lưng, Ù được Xuyên Bí Tư với Quân Ù là 7 văn thành Bí Tôm (rác 2 quân 3 vạn, 2 quân 3 sách); hoặc 8 văn thành Bí Sườn(rác 2 quân 2 vạn, 2 quân 2 sách); hoặc Thang Thang thành Lưng Yêu Đỏ đơn (rác 2 quân 9 vạn, 2 quân 9 sách). TTSĐ cũng cần lưu ý lập trình điều này cho đúng luật. Luật TTSĐ loại trừ Thang Thang vì qui định quân Ù phải cùng hàng số. Qui định “cùng hàng số” này loại trừ 4 kiểu Xuyên của Bí Nhị, Bí Tam, Đỏ Đơn và Chi Nẩy.Luật Game cần điều chỉnh phần này cho khoa học.
    n2: Ù Xuyên Bí Tư cũng không tính cho trường hợp Bất Thực Khàn ăn đón, ví dụ Bất thực Khàn 4 vạn(không có phu nào kèm theo), rác thêm 1 quân 4 sách, thì lên 4 văn cũng không được tính là Xuyên Bí Tư. Trường hợp này, nếu là rác 2 quân 4 sách, lên 4 văn là Xuyên trôi 5 quân, cũng chưa thấy Lệ Làng xưa hay TTSĐ đề cập. Game TTSĐ đang lập trình tự động không cho Bất thực ăn đón khi không có bất kỳ phu dọc, phu bí nào kèm theo cho nên không cần xét đến mục này.
    n3: Ý kiến riêng: Ù Xuyên Bí Tư cũng nên bỏ điều kiện chờ duy nhất một Quân Ù, bớt độ khó vì cước ù cũng chỉ bằng Lèo.
    n4:Lưu ý lỗi Ù Xuyên:
    n4.1: Bài có Bí Ngũ(1 quân 5 văn, 1 quân 5 vạn, 2 quân 5 sách) và què 3,4,6,7 văn chờ Ù; chiếu hiện 5 văn không được Xướng Ù Xuyên Năm Gian, vì 5 văn sẵn có phải ghép đúng vào phu dọc(do trôi nhiều quân hơn theo qui định Ăn Chọn Phu ưu tiên).
    n4.2: Vẫn bài trên, nhưng Bí Ngũ có 1 quân 5 văn, 2 quân 5 vạn, 2 quân 5 sách chờ Ù; chiếu hiện 5 văn, được tùy xướng Xuyên Năm Gian hoặc Xuyên Bí Tư. (nếu Luật không qui định điều kiện quân ù phải là quân không có trên bài. Điều kiện này là qui định bất hợp lý nên sửa đổi. TTSĐ trường hợp này chỉ được Xuyên Bí Tư).
    o-Ù VỌNG: Ù với quân trong “Thiên Khai Dậy”. Game chưa lập trình được cước này.
    -Ù VỌNG=Ù LÈO=10 Điểm, 2 Dịch.
    p-Ù TAM KHÔI = TÔM = THÔNG +1 Dịch= 8 điểm, 1 dịch
    -TAM KHÔI là chỉ việc Ù đến ván thứ ba liên tiếp(Ù tiếp ván Thông).
    -Ví dụ:Ván thứ nhất ù Suông, ván thứ hai Ù Tôm, ván thứ ba Ù lèo thì có TAM KHÔI LÈO = LÈO + 1 Dịch TAM KHÔI = 10 + 2 = 12 ĐIỂM.
    -Game TTSĐ lập trình Tam Khôi được 2 dịch là chưa hợp lý.
    q-Ù TỨ KHÔI ĐẾN N-KHÔI= ĐIỂM Ù THÔNG THƯỜNG + THÔNG N KHÔI = ĐIỂM Ù THÔNG THƯỜNG + (N – 2) x DỊCH.
    -Ví dụ: TỨ KHÔI TÔM = TÔM + TỨ KHÔI = 8 + 4 = 12 ĐIỂM.
    BÁT KHÔI KÍNH CỤ = KÍNH CỤ + (8 – 2) x 2 ĐIỂM = 12 + 12 = 24 ĐIỂM.(Game)
    -Ý kiến riêng: Việc một nhà Ù Thông nhiều đầu tiên do nhà đó vào dây đỏ, trình độ cao và do nhà trên đánh có vấn đề.Với nguyên tắc thưởng phạt nghiêm minh, trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng, nên có phạt với nhà trên này. Ở chỗ mình, nhà dưới mà Ù Thông đến ván N là nhà trên phải vào gà trong (N-2)x 1 DỊCH, TTSĐ có thể xem xét nội dung này.
    r-CƯỚC KÉP: được nhiều cước sắc trong một ván Ù.
    -Bài Ù có nhiều cước sắc thì tính theo công thức = Điểm Dịch của Tiếng Ù cao nhất + Dịch của các cước sắc khác. Dịch cộng thêm của cước Thông, Tôm, Tam Khôi, Bạch Thủ, Thiên Ù là 1 Dịch, bằng 2 Điểm(Mỗi Khôi tiếp theo đều cộng thêm 1 Dịch). Dịch cộng thêm của cước Lèo, Xuyên, Vọng là 2 Dịch, bằng 4 Điểm. Tứ trụ thì số Dịch cộng thêm bằng số Bội.
    Ví dụ: Thập Điều, Chi Nẩy, Tôm = Chi Nẩy(24 điểm) +3 Dịch Thập Điều(6 điểm) +1 Dịch Tôm(2 điểm) = 32 Điểm.(Game)
    s-DỊ LUẬT KHÁC: Một số vùng có thêm các Tiếng Ù khác, nhưng không phổ cập như Xuyên 2 Quân, Xuyên 3 Quân (mình cứ hay gọi là XIÊN), KÍNH BÀ LÃO(mình gọi là cước SỢ VỢ)...
    -TTSĐ không dùng cước Ù XIÊN là hợp lý. Vì Ù trừ Ù CHẠM THÀNH, Thành, Thập Thành bao giờ Quân Ù chẳng XIÊN hai, ba quân thành Phu Dọc. Nếu tính Xiên cho Phu Dọc mà không tính XIÊN hai ba quân cho Phu Bí là bất hợp lý.

    20-CHIẾU: khi chơi Tổ Tôm, Chiếu là một ước lệ về vị trí ngồi của người chơi, nơi để bài, nọc, chén, các phu đã ăn, úp Khàn, Thiên Khai. Chuẩn bị cuộc chơi gọi là “TRẢI CHIẾU HẦU LÀNG”.
    a-CHIẾU LÀNG: chính là một bàn chơi, nếu đủ có 5 người chơi và đủ các phụ thuộc khác(người phục vụ, đồ chuyên dùng,bộ bài chuẩn, trang bị riêng).
    -Trong 1 Chiếu Làng, khi chơi Tổ Tôm Bí Ngũ có 5 nhà: bản thân Tôm Thủ A, NHÀ TRÊN, NHÀ DƯỚI, 2 NHÀ CHÉO.
    - Tôm Thủ cố gắng TRÁNH TRÊN, ĐÌ DƯỚI, PHỤC VỤ CHÉO CÁNH, tìm cách HỢP CẠ.
    b-DƯỚI CHIẾU: chính là trên MẶT CHIẾU, là trong CHIẾU LÀNG.
    -Mọi Quân Bài khi Ăn, Đánh liên quan với Phu, Quân Dưới Chiếu mới bị xem xét có phạm lỗi hay không gọi là Quân Liên Quan.
    c-VÀO CHIẾU: là tham gia vào bàn chơi.
    d-CAO THẤP: trong Chiếu Làng, hết cuộc chơi sẽ có người thua được, thông qua kết quả người ta phân biệt trình độ CAO THẤP.
    - Có câu sặc mùi “Tinh thần A.Q” là “SẮC NHƯ NƯỚC CŨNG THUA NHÀ VẬN ĐỎ”.
    - Trong Chiếu Làng có nhiều câu chê bai, khích bác, hài hước: “THẤP NHƯ VỊT”, “VỊT CHẶT CHÂN”, “CHIM CÁNH CỤT”' “MÁY PHÔ TÔ CÓP PY”, “PHỖNG PHỤC VỤ”, “CỦA NÚI”, “CHÈO ĐÒ CHO MÁT”, “TREO TRANH BÁN TẾT”, “GÀ, VỊT, ẾCH”, “MANG CHÉN VỀ UỐNG NƯỚC”, “ĂN CHIẾU”, “MỜI PHỤ HUYNH”, “LINGA GIÁO”, “TRẮNG CHIẾU”, “CUỐN CHIẾU"...

    21-CHÉN: dùng bất thực khi chơi Tổ Tôm, để trên chiếu, cạnh đĩa Nọc.Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu tuy là Bất Thực Thiên Khai nhưng không dùng Chén(ẨN CHÉN).
    a-SỐ CHÉN: số lượng chén dùng bất thực có thể nhiều hơn, nhưng thông thường mỗi Chiếu Làng chơi Tổ Tôm Chiếu chuẩn bị 3 chén(hoặc 5 chén).
    b-LOẠI CHÉN: các Chén Bất Thực đồng loại, nhưng khi dùng nhiều vùng có qui định thêm “Chén Úp, Chén Ngửa”.
    c-CHÉN ÚP, CHÉN NGỬA: qui định dùng chén ở một số vùng cho Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn.
    d-TRẢ CHÉN: thao tác trả lại CHÉN cho làng khi toàn bộ các quân bài trong Khàn Bất Thực đã lộ ra trên chiếu, dù là để ăn hay Ù. Khi Trả Chén cần hô đúng nếu không Ù sẽ bị phạt thành Ù Lành Làng.
    -Thao tác TRẢ CHÉN: HẠ PHU + BÁO TRẢ CHÉN + HÔ TRẢ CHÉN + TRẢ CHÉN.
    -Khi Ù phải Trả Chén, mà có cả Khàn A Úp khác(không liên quan Quân Ù), thì phải Trả Chén cùng với hạ hết phu trên tay rồi mới Dậy Khàn A.
    e-CHÉN Trong Lập Trình TTSĐ: số chén dự trữ cho bất thực là không hạn chế. Tuy có hình vẽ Chén Ngửa, nhưng không thực hiện “Chén Ngửa, Chén Úp” vì bất cập và không thật cần thiết. Mình cũng chưa rõ BTTK-BTK quên lấy “chén ngửa”mà chỉ lấy 2 “chén úp” có bị phạt “ù lành làng” không.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 7/11/22
    Mod01 thích điều này.
  20. Tôi xin góp ý 3 vấn đề:

    -Trong thời gian xếp bài, bài có khàn, đã chót úp khàn, nhưng muốn thay đổi, lấy lên để bất thực, thì không lấy lên được nữa. Cần phải sửa lại, có thể lấy lên để bất thực được (giống như kiểu đã lấy chén bất thực, nhưng không bất thực nữa vẫn có thể trả chén để úp khàn)

    -Khi bài thành, đã có lưng, cây bài lên, ù được, nhưng nó vào đôi phu bí, hoặc đôi yêu, nếu không bấm phỗng xong mới bấm ù thì bị bắt vì không hô phỗng. Như vậy không đúng. Người chơi có thể phỗng hay không phõng đều được, nếu không phỗng thì chỉ cần xếp lại cho vào phu là được (trường hợp bài chưa có lưng thì bắt buộc phải phỗng).

    -Khi ù, phải hạ hết bài mới được dậy khàn. Nếu bài có nhiều khàn, phải dậy khàn có ăn cài khàn trước, sau đó mới dậy các khàn còn lại.
     
    phamthanhtan03Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.