Giải nghĩa thành ngữ dân gian (sưu tầm)

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi Tôi yêu sandinh, 7/11/12.

  1. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Oan Thị Kính

    Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng “chú tiểu”. Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho “chú tiểu” ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.

    “Oan Thị Kính” là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.
     
    Nguyễn Tiểu ThươngMerry Kim thích điều này.
  2. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Há miệng mắc quai


    Ý nghĩa của thành ngữ há miệng mắc quai thường được người Việt nhận diện dễ dàng. Ai cũng hiểu thành ngữ này được dùng để chỉ hành vi né tránh, không dám nói đến khuyết điểm của người khác vì sợ đụng chạm đến cả những khuyết điểm mà mình cũng đã phạm phải.

    Với thành ngữ này, nói chung, người ta chỉ còn “vướng”, không hiểu chữ quai có nghĩa gì? Trong cách giải nghĩa còn nhiều ý kiến khác nhau.

    Nhiều người xem thành ngữ há miệng mắc quai vốn được bắt nguồn từ việc quan sát vật hoặc con vật xung quanh, sau đó mới dùng vật để ví với người. Theo hướng này, từ quai có hai cách lý giải khác nhau. Thứ nhất, quai được xem là các loại dây buộc ở miệng một số đồ dùng như giỏ, gùi... Vì sát cạnh miệng lại dây rợ lòng thòng nữa nên khi mở nắp, mở miệng các vật này thì để bị mắc quai. Sự lòng thòng của quai có thể có tính biểu trưng về bản thân sự khuyết điểm, sự mắc mớ, ràng buộc. Thứ hai, quai được xem là từ rút gọn của từ quai thiếc hay hàm thiếc ở miệng con ngựa. Mỗi khi ngựa định mở miệng thì bị quai thiếc ghì chặt thêm, siết lại mạnh hơn. Quả thật, cách hiểu như trên cũng có những cơ sở nhất định. Tuy nhiên, để thuyết phục hơn bắt buộc người giải thích phải có thêm cứ liệu và cách biện minh chắc chắn hơn nữa.

    Một số người lại giải thích theo một hướng khác. Theo hướng này thì thành ngữ há miệng mắc quai gắn liền với việc ăn nói của con người. Miệng trong tiếng Việt được biểu trưng cho cả hoạt động nói năng và ăn uống nói chung. Còn quai là từ rút gọn của từ quai hàm, một loại xương gắn liền với hàm, điều khiển hoạt động ăn nói của con người. Việc ăn uống của con người ta được liên hệ chặt chẽ với nhau qua sự điều phối nhịp nhàng của quai hàm. Khi ăn, quai hoạt động theo cách riêng, ngược lại khi nói, quai cũng điều khiển và hoạt động theo cách riêng phù hợp với nói. Vậy, khi ăn mà nói là bị “trái giò” và đương nhiên là khó nói, là “mắc quai”. Đấy là chưa kể mắc cả miếng ăn ở trong miệng nữa! Chính nhờ cái lôgích này mà thành ngữ há miệng mắc quai thoạt tiên được hình thành, nghĩa của nó không chỉ gắn liền với cả việc ăn cụ thể đồ này thức kia mà còn là ăn hối lộ, ăn đút lót. Cái lôgích để hình thành ý nghĩa này là đã ăn (của người ta) thì không thể nói gì (về chuyện xấu của người ta) được nữa.

    Từ ý nghĩ ban đầu này, dần dần thành ngữ há miệng mắc quai được mở rộng ra để chỉ những người do mắc khuyết điểm, hay hành động thái quá dẫn đến hậu quả không nói được người khác nữa, nói người là đụng chạm đến bản thân mình. Trong trường hợp này quai được hiểu theo nghĩa biểu trưng là “cái níu giữ, khiến không cho nói ra sự thật về ai đó”. Như vậy, dẫu có cái quai cụ thể hay cái quai vô hình thì nó đều có sức nặng và sức mạnh ghê gớm. Nó có thể trói buộc chân lý và lẽ công bằng ở đời, nó có thể làm người ta đánh mất mình. Ngày nay, khi mà bả vinh hao phú quý đang giăng bẫy khắp nơi, khi mà nạn ô dù và hối lộ đang còn trong xã hội, thì câu thành ngữ há miệng mắc quai âu cũng là một lời răn, lời cảnh tỉnh đối với mọi người.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  3. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Giàu làm kép hẹp làm đơn

    Trong tiếng Việt, “kép” và “đơn là hai từ trái nghĩa, “kép” là “đôi, hai, cặp”, trái với “đơn” là “một”. Với các ý nghĩa đó, người Việt gọi cái áo có hai lần vải là áo kép, chiếc lá cây gồm hai lá chét gọi là lá kép, cửa sổ hai lớp gọi là cửa sổ kép, bị thiệt thòi nhiều bề gọi là thiệt đơn thiệt kép, mưa gió giãi giề gọi là gió kép mưa đơn, v.v. “Kép” và “đơn” trong câu tục ngữ “giàu làm kép, hẹp làm đơn” chính là nằm trong tương quan ngữ nghĩa ấy.

    Trong văn chương Việt Nam, chúng ta thường biết đến nhiều câu đối rất hay của cụ Tam nguyên Yên Đổ, trong đó câu đối mà Nguyễn Khuyến cho người cô đầu ở Hà Nam để thờ mẹ cô, cũng vốn là cô đầu, nhân ngày giỗ:

    “Giàu làm kép, hẹp làm đơn, tống táng cho yên hồn phách mẹ. Cá kể đầu, rau kể mớ, tình tang thêm tủi phận đàn con”.

    Trong câu đối này, Nguyễn Khuyến đã hóm hỉnh mà lồng câu tục ngữ “giàu làm kép, hẹp làm đơn” vào để an ủi người cô đầu, làm mát dạ người “nơi chín suối”. Câu tục ngữ dùng trong vế đối này hàm chỉ mức độ to nhỏ của việc làm giỗ: nhà giàu có khả năng kinh tế thì làm cỗ to (kép), còn nhà nghèo, eo hẹp kinh tế thì làm cỗ nhỏ (đơn), tùy theo gia cảnh. Câu tục ngữ trên, ngẫm cho kĩ nhiều khi được hiểu với nghĩa rộng còn là cách thể hiện niềm tự hào kín đáo của một người biết lo liệu, thu xếp cho cuộc sống phù hợp hoàn cảnh riêng của mình:

    “Giàu làm kép, hẹp làm đơn, cơ cực đường nào, liệu đắn đo là kẻ phải.

    Đôi khi, trong sử dụng, câu tục ngữ này có dạng rút gọn là “giàu kép, hẹp đơn”. Về nghĩa, dạng đầy đủ và dạng rút gọn của câu tục ngữ đang xét không có gì khác biệt đáng kể.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  4. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Vừa ăn cướp vừa la làng

    Thành ngữ vừa ăn cướp vừa la làng, vừa đánh trống vừa ăn cướp được sử dụng với nghĩa khái quát hơn hàm chỉ những hành vi cố ý làm việc ác lại còn lớn tiếng vu cáo kẻ khác, làm ra vẻ như mình là nạn nhân. Đó là hành vi đổi trắng thay đen, đánh lừa dư luận.

    Tiếng Việt còn có Thành ngữ : Vừa đánh trống vừa ăn cướp hay: Vừa đánh trống vừa la làng.

    Trong cuộc sống chẳng thiếu gì kẻ xấu, ma lanh, gian xảo. Có kẻ đã ăn cướp của người khác rồi lại còn lu loa lên như thể mình bị mất của, để đổ vấy cho kẻ khác là phạm nhân. Thêm nữa, có kẻ làm trò cướp giật, bị đuổi bắt lại khôn khéo nhập đám đuổi bắt, thậm chí còn đóng cả vai người đánh trống ngũ liên, hô hoán đuổi bắt cướp. Cứ như thế, trong cuộc sống, trong văn học dân gian đã xảy ra bao nhiêu chuyện phiền nhiễu oái oăm, chướng tai gai mắt. Người mất của đôi khi bị oan uổng, bị đánh đập tàn nhẫn, bị trừng trị nhầm. Rõ là tiền mất tật mang. Trái lại kẻ ăn cướp do ma lanh mà đã kiếm chác được của cải lại còn được cảm thông, an ủi, thậm chí đôi khi được tiếng là có công bắt cướp. Những thủ đoạn gian xảo đó được gọi bằng cái tên đích thực là vừa ăn cướp vừa la làng hay vừa đánh trống vừa ăn cướp. Do ra đời gắn liền với những vụ việc có thật trong cuộc sống như thế, các thành ngữ này trước hết được dùng để chỉ những thủ đoạn của bọn ăn cướp, vừa cướp của lại vừa vu oan cho người bị mất là kẻ ăn cướp hoặc vừa ăn cướp lại còn tham gia đuổi cướp tỏ ra là kẻ có công. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, thành ngữ vừa ăn cướp vừa la làng, vừa đánh trống vừa ăn cướp được sử dụng với nghĩa khái quát hơn hàm chỉ những hành vi cố ý làm việc ác lại còn lớn tiếng vu cáo kẻ khác, làm ra vẻ như mình là nạn nhân. Đó là hành vi đổi trắng thay đen, đánh lừa dư luận.

    Cùng với các thành ngữ vừa ăn cướp vừa la làng, vừa đánh trống vừa ăn cướp, trong tiếng Việt còn có thành ngữ vừa đánh trống vừa la làng. Thành ngữ này có ý nghĩa và cách dùng tương tự các thành ngữ đã xét ở trên.

    Về con đường hình thành thành ngữ vừa đánh trống vừa la làng có thể lí giải theo hai hướng. Thứ nhất, thành ngữ này là kết quả giao kết, tương hợp giữa hai thành ngữ vừa ăn cướp vừa la làng và vừa đánh trống vừa ăn cướp. Thứ hai, thủ đoạn la làng đổ vấy tội cho người khác, lối giả vờ đuổi cướp bằng hình thức hô hoán, đánh trống của chính kẻ cướp vốn rất phổ biến, lặp đi lặp lại trong cuộc sống đã được người đời nhận thấy và lấy làm đặc trưng cho thủ đoạn của những kẻ chuyên hành động theo lối rắn đổ nọc cho lươn. Rốt cuộc, ở câu thành ngữ vừa đánh trống vừa la làng không nói gì đến chuyện cướp bóc, không có sự đánh giá xấu hay tốt nhưng lại hiển hiện lên hành vi xấu, thủ đoạn gian manh của kẻ cướp nói riêng, lũ người xấu nói chung. Đó cũng chính là lời cảnh tỉnh người đời phải biết sáng suốt suy xét, đánh giá đúng thủ đoạn của kẻ xấu để đối xử đúng, không lẫn lộn vàng thau.
     
  5. Củ khoai lang

    Củ khoai lang Tôi yêu Sandinh

    Cá chuối đắm đuối vì con


    Cá chuối: Một loài cá nước ngọt (còn có nơi gọi là cá quả, cá lóc) rất chăm con. Nghĩa bóng: Cha mẹ chịu mọi khó khăn, gian khổ, quên mình vì con cái. Còn có câu: Cá chuối đắm đuối về con.

    Chuyện kể:

    Có đàn cá rồng rồng[1], sống ở ao. Chúng theo mẹ cá chuối đi kiếm ăn, nhưng vì ao nhỏ, cá lại nhiều nên thức ăn chả có mấy. Đàn rồng rồng đói quá cứ nhao nhao lên mặt nước, mà chả kiếm được gì.

    Một hôm, có một con cóc ngồi trên bờ ao, thấy đàn rồng rồng nhịn đói, thương hại mới nói với cá chuối mẹ rằng:

    - Ở trên bờ nhiều kiến lắm. Chị mà lên đây thì no cả tháng.

    Cá chuối mẹ mới hỏi:

    - Ở trên ấy, chị còn nhảy đi kiếm được, chứ như tôi, không chân không tay, bắt thế nào được chúng.

    Cóc mới bảo:

    - Kiến nó thích cái nhớt của chị lắm! Chị chỉ cần nằm ở trên bờ một lúc là chúng bu đến đầy. Chị tha hồ mà ăn.

    Cá chuối nghe có lý, lại nghĩ đến đàn con đang đói được ăn kiến thì chúng lớn biết chừng nào. Nó đành liều thân, quăng mình nhảy lên bờ ao. Nó nằm đó giả chết. Một con kiến thấy mùi cá tanh, chạy đến, rồi hai con, ba con. Chỉ một lúc, đàn kiến báo hiệu cho nhau có một con cá chết nằm trên bờ, nên cả đàn bu lại, vừa dự tiệc tại chỗ vừa tính chuyện đưa mồi vào tổ.

    Tuy bị kiến cắn đau, lại thêm lên cạn, da khô tưởng muốn chết, nhưng cá chuối mẹ vẫn nghiến răng chịu đựng. Nó đợi cho đàn kiến bu đầy mới quăng mình nhảy tõm xuống nước. Hàng trăm con kiến nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Đàn rồng rồng xúm lại, đớp thoả thích.

    Cứ như thế, cá chuối mẹ lâu lâu lại tìm bờ nhảy lên kiếm thức ăn cho con bằng kiểu ấy. Nhưng một hôm, cá chuối mẹ nhảy lên quá xa bờ, nó lại chờ cho đàn kiến bu đến đông, da khô rộp cả, nó bèn vội vàng nhảy xuống. Nhưng lúc ấy, kiệt sức, nó giẫy lung tung. Đến khi tìm được ao thì cá chuối đã chết, nó chìm xuống tận đáy, đến chiều thì nổi lên. Biết chuyện cá chuối mẹ chết, con cóc thương xót mới nói rằng: Chị cá chuối này mới đáng thương làm sao, tận tình với con, đắm đuối vì con mà chết.

    Lại nói đàn rồng rồng không thấy mẹ về, chúng bèn chia nhau đi kiếm mồi. Rồi chúng lớn lên, đến kỳ trưởng thành, nở trứng sinh con. Theo kế kiếm ăn của mẹ trước đây, chũng cũng nhảy lên bờ cho kiến bu, rồi cũng có con lại đắm đuối vì con như mẹ chúng, nên chịu chung số phận như mẹ.

    ------------------------

    Cá chuối nặng lòng vì con cho đến chết. Như truyện trên thì quả là loài vật cũng thấy rõ nghĩa vụ của mình. Chuyện này vừa là sáng kiến kiếm mồi cho con, vừa là cái nghĩa lớn để rồi phải hy sinh vì nghĩa cũng cam lòng.

    Theo "Đi tìm điển tích thành ngữ"
     
  6. Củ khoai lang

    Củ khoai lang Tôi yêu Sandinh

    Đục nước béo cò


    Khi tìm hiểu ý nghĩa thành ngữ đục nước béo cò người ta thường lưu tâm đến một hiện thực dễ dàng quan sát thấy ở các vùng nông thôn. Ta đã biết, cò là một loài vật đêm ngày lặn lội kiếm con ốc, bắt con tôm, con cá trên đồng ruộng. Phải nhọc nhằn lắm, may ra cò mới kiếm được miếng ăn hàng ngày.

    Thế nhưng, trong các vụ cày bừa, ruộng nước đục ngầu, bùn, lấm làm cho cá tôm ở dưới nước không chịu được phải ngoi mình lên mặt nước. Thế là chẳng vất vả bao công, cứ thế cò chén những con vật xấu số do hoàn cảnh "đục nước" mà phải ngoi mình làm mồi cho nó. Biết lợi dụng vụ cày bừa, với những chân ruộng đục nước, cò có thể kiếm chác, nuôi thân béo mầm.

    Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự quan sát này thì chưa làm bộc lộ rõ được cách đánh giá của nhân dân ta đối với kẻ cơ hội lợi dụng hoàn cảnh rối ren nội bộ mà kiếm lợi lộc qua thành ngữ đục nước béo cò!

    "Nghĩ đến câu đục nước béo cò
    Nên bao nhiêu sự thật sờ sờ
    Các xừ cứ tảng lờ như chẳng rõ"


    (Thơ Tú Mỡ)

    Hẳn là trong quan niệm dân gian còn có một ý tứ gì thâm hậu hơn được tiềm ẩn trong thành ngữ này.

    Đục nước trong đục nước béo cò không hẳn chỉ phản ánh nhân tố khách quan đưa lại sự rối ren của hoàn cảnh (như do cày bừa) mà còn có thể do bản thân các nhân tố chủ quan gây nên. Cảnh đàn cá tranh ăn, cảnh cá lớn nuốt cá bé, chẳng làm khuấy động môi trường sống của chúng ta là gì.

    Một điều thú vị hơn là tại sao "đục nước" lại chỉ béo mỗi chú cò và chính cò là biểu hiện của kẻ cơ hội? Có lẽ đối với nhân dân ta, con cò gắn liền với cuộc sống đồng ruộng, ngoài việc tự thân kiếm ăn, cò còn là kẻ cướp công, ăn bớt ăn xén công sức của kẻ khác.

    Cốc mò cò xơi, cò ăn bớt của cốc, chẳng phải là xuất phát từ cách nhìn nhận đó hay sao? Cho nên cò là biểu trưng cho hạng người cơ hội, và với thành ngữ đục nước béo cò nhân dân ta phê phán hành vi của bọn cơ hội chủ nghĩa.

    "Rân nhảy ra đúng lúc, khi lãnh chúa Kỳ Bường là lão Phô đã gục, khi Chính phủ bị người phải vung tiền ra mua, khi tình hình rối loạn dễ đục nước béo cò. Cha hắn sao biết chỗ lắt léo ấy" (Trích Phan Tư- "Gia đình má Bảy")

    (Theo QH)
     
  7. Củ khoai lang

    Củ khoai lang Tôi yêu Sandinh

    ĐẦU NĂM MUA MUỐI, CUỐI NĂM MUA VÔI


    Câu tục ngữ này gắn với hai tập tục: Phiên chợ đầu năm người ta đi chợ thể nào cũng mua một ít muối về nhà và phiên chợ cuối năm, người ta mua vôi về để cho ông bình vôi ăn no nê, đầy đặn. Tại sao vậy?

    Ở vế thứ nhất thì đã rõ, tập tục mong muốn vào đầu năm, mua muối là đưa về nhà sự mặn mà quanh năm trong các quan hệ ứng xử, quan hệ làm ăn. Dẫu muối còn nhiều, nhưng vẫn nhắc nhau mua một bát. Điều đặc biệt ở đây là: với những vùng có thói quen đong các thứ bằng bát sát miệng (bằng miệng) như gạo, thóc, đậu, kê, vừng thì muối bao giờ cũng đong có ngọn, chứ không gạt miệng sợ về sẽ mất lộc, mất mặn mà.

    Ở vế thứ hai, gắn với tục ăn trầu và những kiêng kị quanh vôi và bình vôi của người Việt. Xưa, có tục kiêng: người đàn ông dưới 40 tuổi không tôi vôi vì... sợ sớm bạc đầu.

    Ông bình vôi là công cụ để vôi ăn trầu bằng sành xứ, hiện nay chưa thấy hiện vật này ở thời kỳ Đông Sơn. Chiếc bình vôi xưa nhất chưa xác định được, nếu có chỉ ở thời kỳ Bắc thuộc. Ba tiếng "Ông - Bình - Vôi" là từ Hán Việt hóa (có gốc từ tiếng Hán đã được Việt hóa đến mức thuần Việt).

    Hiện nay, trong các lò gốm ở những nơi làm sành xứ mới đúc được ông bình vôi, còn những nơi làm nồi không đúc được. Và, không phải ai cũng đúc được. Người ta cũng chỉ đúc ông bình vôi vào những tháng nhuận của năm nhuận, nhưng người thợ cả phải sạch sẽ, không tang chế thì mới nặn thành công ông bình vôi.

    Khi mua ông bình vôi, người ta mang theo một vuông vải đỏ hoặc nâu, mua xong gói ghém cẩn thận, bỏ vào thúng mủng đội lên đầu chứ không được cắp nách hoặc bỏ tay nải để xách. Lên xuống đò phải để chỗ cao ráo. Khi đưa về nhà thường đặt chỗ kín đáo, gần đầu giường, gần cửa buồng vì trong dân gian có câu chuyện kể: Kẻ trộm vào nhà thường hay nút miệng ông bình vôi lại hoặc quay miệng vào vách thì cả nhà sẽ ngủ yên, không ai nói mơ, nếu có biết trộm thì cũng ngọng nghịu, lông la làng được.

    Khi cho ông bình vôi ăn phải e dè, thận trọng. Khi dùng dao vôi để lấy vôi, nhất thiết không được ngoáy chìa vôi vào lòng ông vì nếu thế sẽ bị bệnh cồn cào ruột gan mà dùng chìa đưa thẳng rồi rút ra, Nên vì thế, miệng ông cứ mỗi ngày một đầy, thành vành khuyên, hôm trở trời tự lóc ra, người ta dùng dao khứa chân rồi đem xâu vào dây treo trước cửa mạch (cửa phụ nữ và ma quỷ hay ra vào) để trừ tà.

    Một khi ông bình vôi đã đặc ruột, người ta rước ông cùng xâu miệng lên chùa để dưới chân cây hương, dưới gốc mít, gốc đa. Lâu ngày lăn lóc, sương đọng vào bụng ông, gặp con sài đẹn, hay bị sơn ăn thì người ta lấy nước đó mà uống, mà bôi. Ai bị sâu răng thì mua ngọc trai tán nhỏ hòa vào nước này uống sẽ khỏi.

    Ông bình vôi là một vật thiêng, ông luôn cần no đủ. Nhưng ông lại ăn ít vì ruột càng ngày càng đặc lại. Xưa có những nhà chuyên bán vôi ăn trầu, họ trải lá chuối vào rổ, bỏ vôi vào, hai đầu hai rổ đem bán. Khi bán, dùng chiếc que to hơn cái đũa cả để lấy vôi phết vào lá cho khách hàng mang về. Bán thì ít, cho thì nhiều, nhưng vẫn vui vẻ.

    Gọi là cuối năm nhưng không ấn định ngày nào để mua vôi. Tùy thuộc vào phiên chợ nào cho thuận tiện trong khoảng mươi ngày cuối tháng Chạp theo chợ phiên (chợ phiên thường có nhiều loại: tháng 3 phiên, tháng 5 phiên, tháng 6 phiên, tháng 9 phiên hay tháng 12 phiên). Không mua chợ này thì mua chợ khác.

    Tập tục người Việt: vào dịp đầu năm cái gì cũng phải đầy đặn, sung mãn để có lộc cả năm. Ông bình vôi là vật thiêng, nhưng khổ nỗi: vôi được quan niệm là bạc. Nên, dân gian vẫn có câu: "bạc như vôi" nên cuối năm người ta mua vôi để tránh sự bạc bẽo. Nên "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" là vậy.


    (Nguyễn Hùng Vĩ) Nguồn : sưu tầm
     
  8. Kim Ngjc Hoàng Vỹ

    Kim Ngjc Hoàng Vỹ Học chơi

    Cho em hỏi lưng ngắn eo chuột là gì ạ ?
     
  9. Meoo Do

    Meoo Do Học chơi

    Ai giải thích hộ mình câu ngày rọng tháng dài được không ạ
     
  10. Khanh77855

    Khanh77855 Dân đen

    Dịch vụ đăng tin thuê Mr. Trí 0937 300 081

    Bán hàng Online đang trở thành phương pháp kinh doanh ngày càng phổ biến và hiệu quả. Cá nhân bạn đang có những sản phẩm mong muốn bán ra thị trường. Nhưng bạn có quá nhiều việc phải làm! bạn không có nhiều thời gian dành cho việc đăng tin lên những trang diễn đàn. Vì vậy hiệu quả bán hàng không đạt doanh số đề ra . Tại sao bạn không nghĩ đến một giải pháp khác mà sản phẩm của bạn vẫn được quảng bá một cách rộng rãi trên mạng. Hãy gọi đến dịch vụ đăng tin quảng cáo trên diễn đàn của chúng tôi, dịch vụ đăng tin marketing online của chúng tôi sẽ làm phần việc đó để đưa sản phẩm của bạn lên TOP Google.


    GÓI 1
    - Chi phí : 800.000 VND / 01 tháng
    - Biên soạn nội dung tin đăng.
    - 300 tin mỗi ngày.
    - Báo cáo thống kê hàng ngày.

    GÓI 2
    - Chi phí : 1.300.000 VND / 01 tháng
    - Biên soạn nội dung tin đăng
    - 500 cho tin mỗi ngày.
    - Báo cáo thống kê hàng ngày.

    GÓI 3
    - Chi phí : 1.900.000 VND / 01 tháng
    - Biên soạn nội dung tin đăng
    - 800 cho tin mỗi ngày.
    - Báo cáo thống kê hàng ngày.

    GÓI 4
    - Chi phí : 3.000.000 VND / 01 tháng
    - Biên soạn nội dung tin đăng.
    - 1300 tin mỗi ngày.
    - Báo cáo thống kê hàng ngày.

    GÓI 5
    - Chi phí : 4.500.000 VND / 01 tháng
    - Biên soạn nội dung tin đăng.
    - 2,000 tin mỗi ngày.
    - Báo cáo thống kê hàng ngày.

    GÓI 6
    - Chi phí : 6.500.000 VND / 01 tháng
    - Biên soạn nội dung tin đăng
    - 3,000 tin mỗi ngày.
    - Báo cáo thống kê hàng ngày.

    Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ:

    Mr.Trí: 0937 300 081

    + Hợp đồng 03 tháng giảm 5%
    + Hợp đồng 06 tháng giảm 10%
    + Hợp đồng 12 tháng giảm 15%


    + Với mọi gói chúng tôi đều thực hiện đầy đủ mọi chức năng cho quý khách hàng: Báo cáo đầy đủ nội dung tin cho khách hàng, thay đổi nội dung và chọn website theo yêu cầu của khách hàng.
    + Phù hợp với Cá Nhân, Doanh Nghiệp lớn nhỏ bán sản phẩm hoặc quảng bá thương hiệu lâu dài trên Internet.