ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG

Thảo luận trong 'Hội Bô Lão Sân Đình' bắt đầu bởi Nguyễn Tiểu Thương 1, 13/1/19.

  1. Timekiller

    Timekiller Thổ địa

    Biển Đông

    Biển Đông cửa ngõ quốc gia
    Giao thương quốc tế lại qua đêm ngày
    Tài nguyên khoáng sản nơi đây
    Dưới tràn dầu khí trên đầy cá tôm
    Chiến công hiển hách ngàn năm
    Đập tan bá mộng ngoại xâm bao lần
    Cảnh quan mây nước tuyệt trần
    Tiềm năng du lịch xa gần vang danh
    Xuất khẩu thuỷ sản đua tranh
    Tốp bốn thế giới rành rành đấy thôi
    Ngư dân bám biển đổi đời
    Tàu thuyền xuôi ngược người người hân hoan
    Chủ quyền ranh giới gian nan
    Biển khơi có vững mới an đất liền
    Hải quân hùng mạnh trung kiên
    Lòng dân một hướng ba miền đồng tâm
    Biển Đông luỹ thép thành đồng
    Quyết tâm gìn giữ non sông sẽ bền.

    Timekiller
    ID 1702055.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 10/6/19
  2. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Ngày 9/2/2007, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã ban hành Nghị quyết về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

    10namCLBVN_1. 10namCLBVN_2.
     
  3. hungngoduc

    hungngoduc Chánh tổng

    Tầm quan trọng, mối quan hệ của “ Biển Đông Đối Với Tổ Quốc Việt Nam”:


    1.Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po và cả Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông. Biển Đông có những eo biển quan trọng như eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Đài Loan là những eo biển khá nhộn nhịp trên thế giới. Do đó, Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.

    Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.

    Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ trung bình của thế giới (600 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Không một nơi nào trên lục địa của Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km.

    Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.

    Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá.

    Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch…

    Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm… trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

    Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

    2. Tài nguyên sinh vật

    Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng.

    Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...

    Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến,...

    Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai.

    3.. Tài nguyên phi sinh vật

    Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.

    Ngoài ra, vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, và tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng của các nguyên tố hiếm, có triển vọng băng cháy lớn.

    4. Tài nguyên giao thông vận tải

    Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài.

    Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma-lắc-ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Xin-ga-po đến Ôtx-trây-lia và Niu Di Lân... Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

    5 Tài nguyên du lịch

    Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta.

    Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.

    Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo có diện tích trên 10 km2 (10 - 320 km2), cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.

    Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước... Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm,... phân bố ngay ở vùng ven biển.

    Các trung tâm kinh tế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc cách bờ biển không xa như Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên, Hà Nội, Sài Gòn,... Hệ thống đường bộ, đường xe lửa xuyên Việt và liên vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển.

    6. Tiềm năng dầu khí ở vùng biểnViệt Nam

    Nước ta có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn và cũng là nơi có triển vọng dầu khí lớn. Hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam đã được bắt đầu triển khai ở miền võng Hà Nội và trũng An Châu từ những năm 1960 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Ở thềm lục địa phía nam, công việc này được các công ty nước ngoài như Mobil, Pecten,... tiến hành từ những năm 1970. Năm 1975, mỏ khí Tiền Hải “C” (Thái Bình) được phát hiện và đưa vào khai thác từ năm 1981. Dựa trên kết quả nghiên cứu địa chất-địa vật lý đã xác định được 7 bồn trầm tích có triển vọng chứa dầu khí ở thềm lục địa nước ta. Đó là bồn trũng sông Hồng, bồn trũng Phú Khánh, bồn Cửu Long, bồn Nam Côn Sơn, bồn Mã Lai - Thổ Chu, bồn Tư Chính - Vũng Mây và nhóm bồn Trường Sa - Hoàng Sa. Các mỏ dầu khí ở nước ta được phát hiện và khai thác từ lòng đất dưới đáy biển khu vực thềm lục địa phía Nam, nơi có độ sâu 50 - 200 m nước và trong tầng cấu trúc địa chất sâu trên 1.000 m đến trên 5.000 m. Một số mỏ ở bồn trũng Cửu Long (được xem là bồn có chất lượng tốt nhất) như Bạch Hổ và mỏ Đại Hùng ở bồn trũng Nam Côn Sơn là những mỏ có chứa dầu cả ở đá móng. Mỏ Bạch Hổ cũng được xem là trường hợp ngoại lệ chứa dầu trong đá móng (chứa khoảng 80% dầu di chuyển từ nơi khác đến trong hệ thống khe nứt đá móng).

    Nguồn dầu khí đã thăm dò, khảo sát của Việt Nam có trữ lượng tiềm năng khoảng trên 4 tỷ m3 dầu quy đổi và gần đây mở rộng tìm kiếm đã phát hiện một số mỏ mới cho phép gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam. Trong 5 năm (2006 - 2010) có 12 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 333 triệu tấn quy dầu, riêng năm 2010 có 7 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng đạt 43 triệu tấn quy dầu.

    Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía nam: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc và PM3 (Bunga Kekwa). Sản lượng dầu thô khai thác ở nước ta tăng hàng năm 30% và ngành dầu khí nước ta đã đạt mốc khai thác tấn dầu thô thứ 1 triệu vào năm 1988, thứ 100 triệu tấn vào ngày 13/2/2001. Ngày 22/10/2010 đã khai thác tấn dầu thô thứ 260 triệu. Năm 1997 khai thác/thu gom đạt 1 tỉ m3 khí đầu tiên, năm 2003 khai thác/thu gom m3 khí thứ 10 tỷ và đến năm 2010 sản lượng khí khai thác/thu gom cộng dồn đạt 64 tỉ m3. Năm 1994, sản lượng khai thác đạt 7 triệu tấn dầu thô và giá trị xuất khẩu khoảng 1 tỉ USD; năm 2001, sản lượng khai thác đạt 17 triệu tấn dầu thô, đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỉ USD; thu gom và đưa vào bờ 1,72 tỉ m3 khí đồng hành, cung ứng cho các nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa và nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Tổng sản lượng khai thác năm 2003 đạt 17,6 triệu tấn dầu và hơn 3 tỷ m3 khí, năm 2009 đạt 16,3 triệu tấn dầu, 6 tỷ m3 khí, đóng góp GDP xuất khẩu trên 7 tỷ USD. Năm 2010, đưa 3 mỏ dầu khí mới vào khai thác. Tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2010 là 24,34 triệu tấn, khai thác dầu thô đạt 15 triệu tấn, khai thác khí đạt 9,40 tỷ m3. Mức tăng trưởng như vậy đã đưa ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.

    Cùng với việc khai thác dầu, hàng năm phải đốt bỏ gần 1 tỉ m3 khí đồng hành, bằng số nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tuabin khí có công suất 300 mW. Để tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đã cho xây dựng một Nhà máy điện khí Bà Rịa và đưa vào hoạt động năm 1996. Nhà máy lọc dầu đầu tiên cũng đã được khẩn trương xây dựng và đưa vào hoạt động ở Dung Quất (Quảng Ngãi).

    Phương hướng cơ bản sắp tới là đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa và vươn ra xa, đi xuống sâu hơn; xác định các cấu trúc có triển vọng và xác minh trữ lượng công nghiệp có khả năng khai thác; tiếp tục đưa các mỏ mới vào khai thác. Trong giai đoạn 2011 - 2015 phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí từ 130 - 140 triệu tấn dầu quy đổi.

    7. Tiềm năng, trữ lượng hải sản của vùng biển Việt Nam

    Vùng biển Việt Nam là một trong những khu vực có nguồn lợi hải sản phong phú trên thế giới và có tính đa dạng sinh học cao. Theo một số công trình nghiên cứu đã công bố, ở vùng biển Việt Nam có khoảng 2.458 loài cá thuộc 206 họ và nhiều loài hải sản khác ngoài cá, trữ lượng nguồn lợi hải sản biển nước ta ước tính khoảng 4,18 triệu tấn (không tính trữ lượng mực, tôm biển, các loài động vật đáy và rong biển sống ở vùng triều ven bờ).

    Trong những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng sản phẩm thủy sản không ngừng gia tăng, đặc biệt là sản lượng khai thác: năm 1986 sản lượng khai thác thủy sản đạt khoảng 0,8 triệu tấn, năm 1995 là 1,19 triệu tấn, năm 2005 là 1,99 triệu tấn và năm 2007 là 2,06 triệu tấn. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu từ khai thác thủy sản cũng không ngừng gia tăng: năm 2000 giá trị xuất khẩu từ khai thác thủy sản đạt 14.737 tỷ đồng, năm 2005 đạt 22.771 tỷ đồng và năm 2007 đạt 28.687 tỷ đồng.

    Những năm gần đây, việc tăng cường lực khai thác cùng với sự cải tiến kỹ thuật, phương tiện khai thác ngày càng hiện đại, hiệu quả đánh bắt cao hơn đã làm cho nguồn lợi hải sản giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là ở vùng biển ven bờ. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, khoảng 36 chuyến điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi hải sản bằng các phương pháp khác nhau đã được thực hiện ở các vùng biển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguồn lợi hải sản giữa các mùa và giữa các năm biến động khá lớn. Nhìn chung, năng suất đánh bắt hải sản ở mùa gió Tây Nam cao hơn so với mùa gió Đông Bắc và năng suất khai thác ở vùng biển xa bờ cao hơn so với vùng biển ven bờ. Ngư trường khai thác hải sản trong mùa gió Đông Bắc có xu thế dịch chuyển về phía Nam so với các ngư trường trọng điểm ở mùa gió Tây Nam. Trữ lượng nguồn lợi hải sản trên toàn vùng biển Việt Nam ước tính gần đây khoảng 5,0 triệu tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng trên 2,3 triệu tấn/năm.
     
  4. hungngoduc

    hungngoduc Chánh tổng

    Nguồn lợi cá nổi nhỏ chiếm khoảng 51%, cá nổi lớn chiếm khoảng 21%, cá đáy và hải sản sống đáy chiếm khoảng 27% tổng trữ lượng nguồn lợi. Ngoài ra, đến nay đã xác định được 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi, cũng như các bãi tôm quan trọng ở vùng biển gần bờ thuộc vịnh Bắc Bộ và vùng biển Tây Nam Bộ.

    Đặc trưng nổi bật nhất về mặt nguồn lợi hải sản ở vùng biển nước ta là quanh năm đều có cá đẻ, nhưng thường tập trung vào thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 7. Cá biển nước ta thường phân đàn nhưng không lớn: đàn cá nhỏ dưới 5 x 20 m chiếm 84%, đàn cá lớn cỡ 20 x 500 m - chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Chính vì thế, nghề cá nước ta là “nghề cá đa loài” và là nghề cá nhỏ gắn bó chặt chẽ với sinh kế của người dân ven biển và trên các đảo ven bờ. Tiềm năng nguồn lợi hải sản như vậy đã cung cấp tiền đề quan trọng, góp phần đưa nước ta trở thành một quốc gia có tiềm năng phát triển thủy sản vững mạnh. Thời gian qua, khoảng 80% lượng thủy sản khai thác đã được cung cấp từ vùng biển ven bờ và vùng nước lợ ven biển, đã đáp ứng một lượng protein quan trọng cho người dân. Năm 2011, khai thác thủy sản biển đạt trên 2,0 triệu tấn, cùng với nuôi trồng nước lợ và cá tra, basa đã góp phần đưa ngành thủy sản nước ta đạt mốc kim ngạnh xuất khẩu khoảng trên 6,0 tỷ USD.

    8. Tiềm năng về năng lượng biển của Việt Nam

    Biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với chế độ và diễn biến thời tiết khí hậu ở nước ta. Biển Việt Nam là biển “hở”, lại nằm trọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nơi nhận được lượng bức xạ mặt trời trực tiếp nhiều nhất so với các vành đai khác trên Trái đất. Vùng biển Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, sức gió mạnh và khá ổn định trong năm. Sự biến đổi hoàn lưu khí quyển theo mùa dẫn đến các hệ thống thời tiết cơ bản lần lượt hình thành và hoạt động: mùa hạ và mùa thu là mùa bão, mùa đông và mùa xuân là thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Vùng biển Việt Nam và Biển Đông nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng của nhiều trung tâm tác động quy mô hành tinh quan trọng nhất: cao áp lạnh lục địa châu Á, cao áp nhiệt đới Thái Bình Dương, các áp thấp nóng và rãnh gió mùa phía Tây. Chính vì thế, ở Biển Đông và ven bờ Việt Nam gió được xem là một nguồn tài nguyên (mặt lợi ích) của nước ta, đặc biệt trong việc phát triển năng lượng gió (phong điện) ở vùng ven biển và trên các hải đảo.

    Nằm trong vùng nhiệt đới, nắng nóng, nên ngoài nguồn năng lượng gió, nước ta còn có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời. Hiện nay năng lượng mặt trời ở nước ta đã bắt đầu được khai thác, sử dụng cho cuộc sống dân sinh trên một số hải đảo và vùng ven biển.

    Ngoài ra, nước ta còn có tiềm năng về năng lượng biển (sóng, dòng chảy và thủy triều) - một nguồn năng lượng sạch, tái tạo trong tương lai. Là một vùng biển hở, chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa, kéo theo là hai mùa sóng và dòng chảy mạnh theo hướng đông bắc và đông nam, nên khả năng tận dụng năng lượng sóng biển và dòng chảy biển là rất quan trọng về lâu dài, đặc biệt ở khu vực ven biển miền Trung. Các dạng năng lượng thủy triều tiềm năng ở nước ta cần chú ý khai thác là: năng lượng thủy triều ở khu vực ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng, nhưng ở quy mô nhỏ vì biên độ thủy triều nơi đây chỉ khoảng 4-5 m.
     
  5. hungngoduc

    hungngoduc Chánh tổng

    9.Tiềm năng băng cháy của vùng biển Việt Nam

    Băng cháy là một loại khí hydrate (gas hydrate, methane hydrate) tồn tại dưới dạng hỗn hợp rắn, trông bề ngoài giống băng hoặc cồn khô, có thể trong suốt hay mờ đục, dạng tinh thể màu trắng, xám hoặc vàng. Băng cháy bao gồm khí hydrocarbon (chủ yếu là methan) và nước, được hình thành trong điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp, nên có khả năng bay hơi trong điều kiện bình thường như băng phiến.

    Khi nguồn năng lượng truyền thống như than đá, than bùn, dầu khí,… ngày càng cạn kiệt thì băng cháy với trữ lượng lớn gấp hơn hai lần trữ lượng năng lượng hóa thạch đã biết được xem là nguồn năng lượng có hiệu suất cao, sạch và là năng lượng thay thế tiềm tàng trong tương lai. Chính vì thế, băng cháy đã thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia biển, quốc đảo trên thế giới. Tuy nhiên, băng cháy có thể là một yếu tố góp phần gây biến đổi khí hậu toàn cầu do khả năng “tự bốc hơi” trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường và có thể là một dạng tai biến địa chất (geohazard). Các tổ chức quốc tế đã cảnh báo điều nói trên sẽ xảy ra trong tương lai nếu các quốc gia hành động thiếu trách nhiệm khi sử dụng công nghệ lạc hậu trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, bảo quản và sử dụng băng cháy.

    Biển Đông là một trong 4 khu vực ở Đông Á có tiềm năng về băng cháy, nhưng cũng chỉ đạt cỡ trung bình của thế giới sau các vịnh Mexico và Nankai.
     
  6. hungngoduc

    hungngoduc Chánh tổng

    10. Tiềm năng về du lịch

    Do bờ biển khúc khuỷu, nhiều cung bờ xen kẽ các mũi nhô đá gốc, nên từ Bắc vào Nam, nước ta có rất nhiều những bãi cát biển (bãi biển) tuyệt đẹp, nổi tiếng và đã trở nên quen thuộc với du khách trong và ngoài nước. Trong số khoảng hơn 100 bãi biển ở nước ta có khoảng 26 bãi biển đẹp (dài, rộng, thoải, cát trắng mịn, nước biển trong sạch, nằm ở nơi cảnh quan xung quanh đẹp, không có cá dữ và sinh vật gây hại,…).

    Một số bãi biển đẹp ở các tỉnh, thành phố ven biển có thể kể là: Trà Cổ (Quảng Ninh), Quan Lạn (Quảng Ninh), Thanh Lân (Quảng Ninh); Cát Cò (Hải Phòng), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Cửa Hội (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Đá Nhảy (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), Bãi Trước (Vũng Tàu), Bãi Sau (Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),... Bên cạnh đó còn có các bãi biển đẹp, nổi tiếng thu hút du khách thuộc các đảo Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)...

    Bãi biển là yếu tố rất quan trọng đối với phát triển du lịch biển ở một xứ sở nhiệt đới, đặc biệt là các bãi biển nhỏ nhưng gắn với các hải đảo hoang sơ, các vụng biển tĩnh lặng như ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng). Mỗi bãi biển đều có những nét đẹp và lợi thế riêng, thu hút du khách trong và ngoài nước. Nằm trong vùng nhiệt đới, ấm nóng quanh năm, nên vùng ven biển và hải đảo nước ta quanh năm chan hòa ánh nắng mặt trời, cùng với các bãi cát trắng, mịn trải dài ven sóng, biển xanh mênh mông nước ta rất có lợi thế phát triển du lịch “3S” (sun, sea, sand). Vì thế, việc quy hoạch sử dụng hợp lý và quản lý hiệu quả các bãi biển sẽ góp phần duy trì được lợi thế trong phát triển du lịch biển, đảo bền vững.

    11. Ngoài ra mỗi năm Việt Nam chịu ảnh hưởng của khoảng 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, điều này cũng gây khá nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng con người.

    Trên đây là những gì cháu tìm hiểu được. nik của cháu hungngoduc id 1199
     
  7. 0983193293

    0983193293 Chánh tổng

    Vai trò, tầm quan trọng và mối liên hệ cua Biển Đông đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
    Việt Nam nằm ở bờ tây của Biển Đông. Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Biển Đông đã tạo cho Việt Nam có một vị trí chiến lược thuận lợi, với bờ biển trải dài khoảng 3.260km trải dài từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. Trong số 63 tỉnh, thành phó của nước ta có 28 tỉnh, thành phó giáp biển, diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước và là nơi sinh sống của hơn 1/5 dân số cả nước.
    Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven biển từ hàng nghìn năm nay, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao lưu với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Với bờ biển dài và được án ngữ bởi hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền và quyền chủ quyền đối với trên 1 triệu km2 với hơn 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ.

    Biển Đông cung cấp nguồn hải sải rất quan trọng. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 động vật đáy, hơn 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trịnh kinh tế cao), có khoảng hơn 650 loài rong biển, gần 1.200 loài động vật, thực vật phù du, hơn 220 loài tôm… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về thủy sản Việt Nam: “Kinh tế thủy sản tăng trưởng liên tục bình quân 5-7%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981. Năm 2006, tổng sản lượng thủy sản đạt gần 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (1,8 triệu tấn) và nuôi nước lợ (1 triệu tấn); năm 2008 đạt 4,6 triệu tấn; năm 2009 đạt 4,85 triệu tấn”. Nguồn lợi thủy sản phong phú, dồi dào góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ năm về xuất khẩu thủy sản trên thế giới, đứng thứ ba về sản lượng nuôi tròng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản.

    Dựa vào Biển Đông, Việt Nam có thể phát triển mạnh những ngành kinh tế như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch… Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm. Biển Đông được coi là coi đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma lắc ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi - líp - pin, In - đô - nê - xia, Xin - ga - po đến Ốt - xây - lia và Niu Di lân… Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyết đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

    Dầu khí là tài nguyên lớn nhất của thềm lục địa nước ta. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có trữ lượng dầu khi lớn và khai thác thuận lợi. Theo số liệu Bộ Ngoại giao công bố: Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long… đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía Nam, gồm: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đồng, Hồng Ngọc và Bunga Kekwa - Cái Nước. Cùng với việc khai thác dầu, hàng năn phải đốt bỏ gần 1 tỷ m3 khí đồng hành, bằng số nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tubin khí có công suất 300MW. Để tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đầu tư xây dựng Nhà máy Điện khí Bà Rịa và Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), hiện nay đã đi vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và điện trong nước.

    Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế Việt Nam. Do đặc điển kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động… tạo thành một quần thể du lịch hiếm có như: Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng… Hệ thống gần 82 hòn đảo lớn, nhỏ cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Trên đất liền có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Hạ Long, Bích Động, Non Nước…, các di tích lịch sử văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm… phân bố ngay tại vùng ven biển. Những điều kiện trên, rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, du lịch thể thao…

    Theo Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần cải thiện đời sống cho Nhân dân vùng biển.

    Với tiềm năng, lợi thế của Biển Đông đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo: Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
    Việt Nam có 2 quần đảo lớn và vịnh Cam Ranh, là những nơi có vị trí đắc địa để xây dựng các khu căn cứ quân sự góp phần bảo vệ tổ quốc.
    Nik 0983193293
    Id 2031
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 15/6/19
  8. chachavn1

    chachavn1 Chánh tổng

    Đặc biệt Biển Đông chứa lượng băng cháy khá lớn. Băng cháy là nguồn năng lượng chính trong 60 năm tới, ngày 22/5 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã sang thăm Nga và thảo luận hợp tác khai thác Băng cháy với Nga
    Cái này ít ai viết
     
    Hết Tuổi Vào Buồng thích điều này.
  9. Cái này thì nhiều người không biết !

    LỜI THƯƠNG TỪ BÀ QUẢ PHỤ NGỤY VĂN THÀ

    (Phỏng theo lời kể của bà Huỳnh Thị Sinh)

    Anh ơi nhớ chăng?
    Hôm đó ra đi anh đã quay về mấy bận
    Nói đang sửa tàu hư, rồi anh gọi em hoài!
    Từ chung cư Nguyễn Kim ngó xuống nhìn
    Em đã thấy anh xách va li quay lại
    Và gọi với lên “Tàu còn sửa đến mai!”
    Nhưng tàu sửa xong ngay và anh đi, đi mãi
    Đi đến tận bây giờ rồi ở mãi “Chốn Bồng Lai”!

    Em đã quen với những cuộc ra đi như vậy
    Nay Vũng Tàu, Nha Trang mai Đà Nẵng, Hoàng Sa
    Được ở nhà mươi hôm anh chăm sóc ba con gái
    Đứa chín tuổi, đứa sáu năm còn bé út lên ba

    Các con cũng đã quen với những chuyến xa ba
    Nên mỗi lần chia tay không đứa nào dám khóc
    Chỉ bé lớn một lần ngồi cầu thang lau nước mắt
    Bị bé út “lêu lêu” làm chị nó phải cười xòa

    Nhưng cái lần cuối này anh đi em thấy điềm rất lạ
    Anh đứng dưới sân nhìn lên mắt như đẫm lệ nhòa
    Anh đi rồi làm suốt đêm em không sao chợp mắt
    Vì có tin quân mình đang đụng giặc tại Hoàng Sa!

    Chiều hôm sau tin báo về
    Anh đã bị giặc bắn chìm cùng tàu HQ10 - Nhật Tảo!
    Sau khi đã phá tan hai chiến hạm của giặc Tàu
    Nhưng trừ con lớn, hai đứa sau vẫn không hề hay biết
    Ngày nào chúng cũng ngồi chờ: “Ba của chúng con đâu?”

    Em khôn xiết khổ đau tháng ngày ngồi ngóng đợi
    Và hy vọng thời nay Trời còn có phép màu
    Giúp kéo tàu Hộ Tống Hạm lên đưa anh về một buổi
    Thăm lại các con thơ cho chúng vợi buồn đau!

    Anh ơi!
    Ba mươi chín năm rồi! Anh đã tròn tuổi bảy mươi
    Các con của chúng ta nay cũng đã thành gia thất
    Nhưng em không thể nào tin là anh yêu đã mất
    Vì đêm nào em cũng nghe tiếng anh gọi: “Em ơi!”

    Khi đươc trở về trời, ai cũng cần nấm đất
    Để vợ con ngày tết, ngày mất còn có chỗ cắm nhang
    Nay anh nằm dưới biển sâu nơi giặc Tàu cưỡng chiếm
    Ba mươi chín năm trời hồn xác dạt lang thang!

    Không có anh nhưng vì còn các con, em phải sống!
    Rồi bán dần thứ nọ thứ kia để nuôi chúng trưởng thành
    Nay nhà ở cũng đang phải chờ, mấy năm liền thuê trọ
    Nên chưa có chỗ đặt bàn thờ để treo ảnh của anh!

    Anh Thà ơi!
    Em nhớ lắm ngày xưa mỗi lần về nghỉ phép
    Anh đưa cả bốn mẹ con em tới phố Nguyễn Tri Phương
    Ăn ốc luộc chấm mắm gừng mồm út cay bật khóc
    Anh cười hiền ôm dỗ con ngó phụng phịu mà thương!

    Ôi ước gì em và các con được một lần ra đảo
    Để thả 74 vòng hoa tang trên biển cả bao la
    Nguyện cầu hương hồn 74 các anh được về quê ăn tết
    Để các anh thôi bị giặc Tàu xéo dày giữa Hoàng Sa!

    Đến mùa bão, ngư dân ta hay vào Hoàng Sa lánh nạn
    Vẫn thường bị quân Trung Quốc đuổi ra giữa biển khơi
    Hồn các anh có thiêng xin hãy cứu đồng bào gặp nạn
    Vì dân Việt Nam mình còn khổ lắm, các anh ơi!

    Ôi giá em đưa được anh về Trảng Bàng như anh từng ao ước
    -Nếu anh hi sinh, xin em để xác anh được về lại quê nhà!
    -Để được nằm gần má, gần ba, gần ông bà nội ngoại!
    Có ai ngờ xác anh nay trôi dạt mãi Hoàng Sa!

    Em không dám mơ các anh sẽ được vinh danh, tạc tượng
    Mà chỉ ước biển đảo quê hương không còn giặc xâm lăng!
    Cho đất nước bớt lầm than, dân thôi phải bị lao tù oan trái
    Để Hoàng Sa sớm trở về Đất Mẹ Cửu Long Giang!


    Đặng Huy Văn
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  10. Em xin phép được trích dẫn một bài viết về Vai trò của Biển Đông đối với các nước có tuyên bố chủ quyền, khu vực và thế giới hiện nay.

    Biển Đông là một trong những vùng biển chiến lược quan trọng nhất trên thế giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng dầu mỏ, khí đốt dồi dào, tập trung nhiều tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng, được mệnh danh là “con đường tơ lụa trên biển” nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện nay ngày càng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, tác động lớn đến môi trường hòa bình ổn định của khu vực, chủ quyền và lợi ích của nhiều nước. Vì vậy, Biển Đông có một vai trò hết sức to lớn không chỉ đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền, các quốc gia ven biển mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới.

    1. Vai trò của Biển Đông đối với các nước có tuyên bố chủ quyền

    Thứ nhất: Đối với Trung Quốc, Biển Đông có vai trò rất quan trọng bởi những lý do sau:

    Một là: Xét về yếu tố địa chính trị, Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng để Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng trở thành cường quốc biển và cường quốc thế giới. Muốn vậy, Trung Quốc cần phải mở rộng không gian sinh tồn. Tuy nhiên, nếu mở rộng lên phía Bắc, Trung Quốc phải đối mặt với vùng khí hậu khắc nghiệt, đối mặt với Nga, một siêu cường về quân sự; phát triển sang phía Tây và Tây Nam, là vùng rừng núi hiểm trở, không thuận tiện cho việc giao thương; hướng sang phía Đông là Nhật Bản, Đài Loan, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không thuận tiện cho quá trình lưu thông thương mại đối với khu vực và thế giới. Trong khi đó, ở phía Nam là các quốc gia nhỏ, không có mối quan hệ bền chặt với các siêu cường trên thế giới nhưng lại có một vùng biển “màu mỡ”, đầy tiềm năng, do đó chỉ có phát triển xuống phía Nam, giành quyền kiểm soát Biển Đông, sẽ mở rộng được “không gian sinh tồn”, vì vậy Trung Quốc đã tập trung phát triển lực lượng Hải quân hùng mạnh.

    Hai là: Giành quyền kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc sẽ giành được nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và dồi dào, đặc biệt là dầu khí. Đối với Trung Quốc, đây là một thứ tài sản vô cùng quý giá để đáp ứng “cơn khát” năng lượng của mình. Gần 4 thập niên cải cách mở cửa để phát triển về kinh tế, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc ngày càng trở lên cấp bách, cụ thể như: Năm 2000, Trung Quốc tiêu thụ năng lượng bằng một nửa Mỹ, nhưng đến năm 2009, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ và nhập khẩu năng lượng nhiều nhất thế giới. “Cơn khát” năng lượng thực sự khiến Trung Quốc tích cực tìm kiếm nguồn năng lượng ở khắp các châu lục trên thế giới, đặc biệt là Trung Đông và Bắc Phi. Tuy nhiên, phần lớn các nguồn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc ở khu vực này đều đi qua Biển Đông, chi phí vận chuyển lớn, vấn đề an ninh, an toàn hàng hải phức tạp... Trong khi đó, Biển Đông được đánh giá là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới, với trữ lượng dầu mỏ ước tính lên đến hàng trăm tỉ thùng. Do đó, nếu kiểm soát được Biển Đông, Trung Quốc sẽ làm chủ được nguồn tài nguyên quý giá đó, đáp ứng “cơn khát” năng lượng hiện tại và tương lai của Trung Quốc.

    Ba là: Giành quyền kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc sẽ kiểm soát được nhiều tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng nhất thế giới, kiểm soát được tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á, kiểm soát được con đường vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nếu kiểm soát được Biển Đông, làm chủ được các tuyến đường thương mại trên Biển Đông, Trung Quốc vừa có thể bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đoàn vận chuyển dầu của mình từ Trung Đông, Bắc Phi về, mà còn áp đặt được ý chí chính trị của mình đối với các nước trong và ngoài khu vực có các hoạt động giao thương, vận chuyển liên quan đến các tuyến hàng hải trên Biển Đông, khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc, làm thất bại chiến lược “xoay trục” châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, đồng thời tăng cường và mở rộng tầm ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực đối với các nước ASEAN..

    Bốn là: Khống chế, làm chủ được Biển Đông là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để Trung Quốc thực hiện được tham vọng nước lớn, hiện thực hóa giấc mơ Đại Trung Hoa. Ngược lại, nếu mất quyền kiểm soát Biển Đông, bị phong tỏa các tuyến giao thông huyết mạch qua Biển Đông, nguồn cung năng lượng cho Trung Quốc bị gián đoạn, nền kinh tế, xã hội của Trung Quốc sẽ bị tác động nghiêm trọng. Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc đã, đang nỗ lực thúc đẩy nhiều hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ Biển Đông bằng nhiều biện pháp. Trên biển, Trung Quốc triển khai nhiều biện pháp cứng rắn nhằm hiện thực hóa tham vọng chủ quyền theo yêu sách “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự đặt ra. Trên phương diện ngoại giao, Trung Quốc luôn kêu gọi các nước có liên quan giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, thực thi DOC và các cam kết quốc tế. Trên phương diện thông tin, truyền thông quốc tế, thực tế Trung Quốc triển khai nhiều biện pháp quảng bá chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông... Trung Quốc đã không ngừng hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là Hải quân. Với học thuyết “phòng thủ tích cực từ ngoài khơi”, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, tăng cường huấn luyện, rèn luyện để lực lượng Hải quân có khả vươn ra biển lớn, đáp ứng những đòi hỏi phát triển “cường quốc biển” của Trung Quốc. Theo đó, năm 1995, Trung Quốc trang bị tàu khu trục thế hệ mới cho Hải quân. Đến năm 2010, lực lượng Hải quân Trung Quốc đã ở vị thế áp đảo so với các nước và vùng lãnh thổ khác xung quanh Biển Đông với quân số lên tới 255.000 quân, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ, 70 tàu tuần tra có trang bị tên lửa, radar hiện đại. Chủng loại, số lượng và chất lượng các phương tiện của Hải quân Trung Quốc không ngừng tăng mạnh và trở thành một trong những quốc gia có lực lượng Hải quân hùng mạnh nhất thế giới hiện nay và bước đầu đã “vươn ra biển lớn”. Đặc biệt lực lượng Hải quân của Trung Quốc ở Biển Đông còn có chiến lược phát triển riêng để thực hiện mục tiêu giành quyền chủ động quản lý kiểm soát vùng biển đầy tiềm năng này.

    Thứ hai: Đối với Việt Nam, Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh, là cửa ngõ chính để kết nối Việt Nam với khu vực và thế giới, cụ thể là:

    Biển Đông được ví như cửa ngõ quốc gia, là nơi có các tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch, thông thương giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy, phát triển kinh tế, thương mại đối với các nước trên thế giới. Với bờ biển dài khoảng 3.260 km trải từ Bắc xuống Nam, các vùng biển ven bờ, trong thềm lục địa của Việt Nam đã sớm hình thành một mạng lưới giao thông đường biển dày đặc, kết nối các cảng biển với các vùng ven biển và các vùng trong nội địa tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc phát triển thương mại, thông thương giữa các vùng miền trong cả nước, giúp hàng hóa thương mại được vận chuyển tới mọi miền của đất nước được nhanh chóng và thuận tiện. Bên cạnh đó, Biển Đông còn mang lại một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế cao, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật, thực vật và khoáng sản.

    Vùng biển Việt Nam là một trong những vùng biển có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn, nhất là dầu và khí đốt. Tại vùng biển Việt Nam đã xác định được nhiều bể trầm tích dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn, đặc biệt là khí thiên nhiên có tiềm năng rất lớn với lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ mét khối. Hiện nay, Việt Nam đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh.

    Vùng biển Việt Nam có một nguồn tài nguyên sinh vật biển hết sức phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế cao, nhất là các loại hải sản như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển.... Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài, trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế cao. Theo số liệu của Bộ Thủy sản năm 2003, trữ lượng hải sản của vùng biển Việt Nam vào khoảng 3 - 4 triệu tấn, cho phép khai thác từ 1,6 - 1,7 triệu tấn/năm, trong đó cá đáy chiếm 856.000 tấn, cá nổi 694.000 tấn và cá nổi đại dương khoảng 120.000 tấn... Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam còn có khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, 1.647 loài giáp xác, 700 loài giun biển, 350 loài động vật da gai, 150 loài hải miên, 300 loài san hô... với nhiều loài động vật quý hiếm như bò biển (Dugon), cá voi sừng hàm, cá voi có răng.... Ngoài ra, với bờ biển dài trên 3.260 km trải từ Bắc xuống Nam với nhiêu eo, vịnh, đầm phá còn giúp Việt Nam thuận tiện trong nuôi trồng các loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao như: ngọc trai, tôm, cua, cá song, cá mú... và nhiều khu vực có khả năng xây dựng thành các cảng biển, trong đó có một số khu vực có thể xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân, Hạ Long, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, Thị Vải... góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa các vùng miền trong nước, với nước ngoài, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
    Do đặc điểm lãnh thổ Việt Nam hình chữ S, trải dài từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu phòng thủ hướng biển của Việt Nam bị hạn chế. Do đó, Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh, quốc phòng của đất nước, là “phên dậu” vững chắc bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lược của kẻ thù bằng đường biển, là “chiến lũy” tầng tầng, lớp lớp hình thành thế phòng thủ liên hoàn, góp phần to lớn vào lịch sử oai hùng của dân tộc trong hàng ngàn năm qua, gắn liền với nhiều chiến thắng bất tử cùng thời gian như: Bạch Đằng, Như Nguyệt, Rạch Gầm-Xoài Mút... hay những chiến công vang dội của quân và dân cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay, Biển Đông ngày càng có vai trò quan trọng, kế thừa truyền thống dựng nước và giữ nước của cha anh, chúng ta đã thực sự phát huy được vai trò to lớn của Biển Đông, khéo léo tận dụng đặc điểm địa hình, vị trí địa lý thuận lợi, xây dựng hệ thống phòng thủ chặt chẽ, gắn kết giữa các căn cứ trên đất liền với các đảo xa bờ, kéo dài chiều sâu phòng ngự, tạo thành các “chiến lũy” tầng tầng, lớp lớp bảo vệ đất nước trước các cuộc xâm lược của các thế lực thù địch từ bên ngoài.

    Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng phát triển về hướng biển, tăng cường tiềm lực Hải quân, phát triển lực lượng thực thi pháp luật trên biển, đầu tư hỗ trợ ngư dân ven biển phát triển ngư nghiệp, thúc đẩy các ngành kinh tế ven biển phát triển. Trong đó, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

    Thứ ba: Đối với các nước có tranh chấp chủ quyền khác trên Biển Đông (Philippines, Brunei, Malaysia):

    Biển Đông không những mang lại cho họ những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, thương mại mà còn có vai trò to lớn về mặt quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, chủ quyền, lợi ích của các quốc gia này không giống nhau.

    Với Philipines, một quốc gia quần đảo, toàn bộ phần phía Tây của Philippines là Biển Đông. Biển Đông cũng chính là “phên dậu” bảo vệ phần phía Tây của họ trước các mối xâm lăng từ ngoại bang.

    Với Malaysia cũng vậy, toàn bộ phần phía Bắc và Tây Bắc của họ được Biển Đông che trở. Do vậy, vai trò của Biển Đông đối với Philippines và Malaysia là hết sức to lớn không chỉ về mặt kinh tế thương mại mà còn bảo vệ họ trước các cuộc xâm lăng từ ngoại bang.

    Còn đối với Brunei, một quốc gia ven Biển Đông có diện tích nhỏ nhất trong khu vực Đông Nam Á nhưng có lượng dầu mỏ xuất khẩu lớn thứ 3 khu vực, với doanh thu dầu khí đóng góp trên 70% GDP, chiếm 90% chi tiêu của chính phủ thì giá trị to lớn mà Biển Đông đem đến là không thể tính toán được.
    Ngoài ra, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông sẽ tác động lớn đến chủ quyền, an ninh chính trị và ổn định xã hội đối với tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền ở cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Nếu tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, căng thẳng sẽ tác động tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị và ổn định xã hội ở các nước có tuyên bố chủ quyền. Nếu tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông lắng dịu, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước có tranh chấp chủ quyền thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, vai trò trên trường quốc tế.
     
  11. 2. Vai trò của Biển Đông đối với khu vực và thế giới

    * Đối với các nước Đông Nam Á, Biển Đông ở vị trí trung tâm của khu vực. Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có lợi ích hoặc được hưởng lợi ích do vị trí địa chính trị đặc biệt của Biển Đông mang lại. Trong số 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á, có đến 8 nước là các quốc gia ven Biển Đông bao gồm: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia. Ba quốc gia còn lại là Myanmar, Lào và Đông Timor, mặc dù không phải là quốc gia ven Biển Đông, nhưng được hưởng nhiều lợi ích từ vị trí địa chính trị quan trọng của Biển Đông. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 300 triệu dân ở các nước xung quanh....Tuy nhiên, sau Chiến tranh lạnh, việc xuất hiện “khoảng trống quyền lực”, sự công khai đòi hỏi chủ quyền của nhiều nước ở Biển Đông, cộng với sự hiện đại hóa lực lượng Hải quân của Trung Quốc đã khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông có thể tác động tiêu cực đến môi trường hòa bình ổn định phát triển ở khu vực.
    Trong những năm gần đây, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền vẫn diễn biến căng thẳng, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột, thực sự là một trong những thách thức lớn đối với tất cả các nước trong khu vực. Nếu vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, hoặc nổ ra xung đột sẽ tác động lớn đến môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như lợi ích của tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, vấn đề Biển Đông luôn là một trong những nội dung quan trọng trong các chương trình nghị sự của ASEAN và của ASEAN với các đối tác. Các nước ASEAN đều mong muốn thông qua quan hệ song phương và đa phương với các nước lớn để cân bằng quyền lực với Trung Quốc, giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bằng con đường hòa bình, tạo dựng môi trường hòa bình ổn định và phát triển ở khu vực.

    * Đối với thế giới: Biển Đông là một trong những khu vực có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trên thế giới, là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng, an ninh biển của nhiều nước, nhất là các cường quốc hải dương, các quốc gia có tiềm lực kinh tế, quốc phòng phụ thuộc vào biển.
    Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là về kinh tế và thương mại. Biển Đông là vùng biển giàu có về nguồn lợi thủy sản, là một trong những ngư trường lớn nhất thế giới với lượng hải sản đánh bắt, chiếm khoảng 10% của thế giới, là nơi dự trữ lượng dầu mỏ ước tính bằng 80% lượng dầu mỏ và khí đốt của Ả Rập Saudi, là con đường vận tải ngắn nhất nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, là nơi có 5/10 tuyến giao thông hàng hải lớn nhất thế giới, cùng eo biển Malacca nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới với gần 50% lượng hàng hóa thương mại vận chuyển bằng đường biển phải đi qua khu vực này và 55% hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước Đông Nam Á, 45% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Nhật Bản và 26% hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước công nghiệp mới được vận chuyển qua Biển Đông.
    Biển Đông được coi là “nút thắt” sống còn của châu Á, nơi có các tuyến đường huyết mạch của thế giới. Kiểm soát được Biển Đông sẽ giúp các cường quốc giành ưu thế Hải quân tại Tây Thái Bình Dương. Kiểm soát được Biển Đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập vai trò quốc gia đối với cả một khu vực rộng lớn ở Đông Á và Đông Nam Á. Theo các nhà nghiên cứu quân sự, trên Biển Đông có hai khu vực trọng yếu là eo Malacca và khu vực quần đảo Trường Sa. Hầu hết các tuyến đường không, đường biển qua Biển Đông đều phải đi qua hai khu vực này. Nếu giành quyền kiểm soát được một trong hai khu vực này sẽ trực tiếp khống chế được toàn bộ khu vực từ eo biển Malacca đến Nhật Bản, khống chế được nhiều tuyến giao thông đường không, đường biển từ Singapore sang Hồng Công, từ Quảng Đông đến Malila, thậm chí từ châu Phi sang châu Á, từ Đông Á sang Nam Á. Do vậy, đối với các nước lớn, giành quyền kiểm soát Biển Đông sẽ giúp họ thực hiện tham vọng cường quốc hải dương, cường quốc thế giới. Và đó cũng chính là một trong những lý do gần đây Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tôn tạo, mở rộng các đảo ở Trường Sa bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế và tìm cách hợp tác với Thái Lan xây dựng kênh đào Kra để “đề phòng” Mỹ và đồng minh phong tỏa các tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương về Trung Quốc qua eo Malacca...

    Biển Đông cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với các nước lớn:
    Đối với Mỹ, Biển Đông có vai trò quan trọng về kinh tế - chính trị và quân sự. Nhiều lần các quan chức lãnh đạo Mỹ đã khẳng định, Mỹ có lợi ích ở Biển Đông, nhất là vấn đề về an ninh hàng hải. An toàn hàng hải và tự do giao thông là quyền lợi chiến lược trọng yếu của Mỹ. Năm 2011, Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton phát biểu “Với tư cách là một nước thuộc khu vực Thái Bình Dương và là một cường quốc khu vực, chúng tôi có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, tự do tiếp cận tuyến đường biển chủ chốt của châu Á, duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông”. Biển Đông được coi là một mắt xích hết sức quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Mỹ ngày càng mạnh dạn, thẳng thắn, công khai tuyên bố có lợi ích ở Biển Đông và không chấp nhận sự áp đặt của bất kỳ quốc gia nào đối với vấn đề an ninh, an toàn, tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với các hoạt động gia tăng căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông. Gần đây, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục khẳng định “Về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Mỹ không đặc biệt đứng về phía một quốc gia nào. Chúng tôi ủng hộ giải quyết tranh chấp một cách công bằng và hòa bình, vì tự do hàng hải. Ngày nay, những nguyên tắc này đang bị thách thức bởi hoạt động của Trung Quốc”.

    Đối với Nhật Bản, Biển Đông là cánh cửa của con đường vận chuyển dầu lửa quan trọng từ Trung Đông về Nhật Bản. Việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải cho tuyến đường vận tải trên biển qua Biển Đông là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đối với Nhật Bản. Việc độc quyền kiểm soát Biển Đông của bất kỳ một quốc gia nào đều là mối lo ngại đối với Nhật Bản. Việc Nhật Bản thông qua Hiệp ước về an ninh với Mỹ là nhằm dựa vào Mỹ để bảo vệ con đường vận tải chiến lược của họ trên Biển Đông. Đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã công bố đường lối chỉ đạo chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng, trong đó có những nội dung cơ bản liên quan đến tình hình tranh chấp ở khu vực Biển Đông. Năm 2010, Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã khẳng định “Nhật Bản không thể không quan tâm đến vấn đề Biển Đông”. Những năm gần đây, Nhật Bản ngày càng quan tâm đến vấn đề an ninh an toàn hàng hải tại khu vực này, thậm chí còn cung cấp trang thiết bị quân sự, công nghệ quốc phòng, tàu tuần tra cho một số nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc và cân nhắc khả năng tham gia các cuộc tuần tra trên không với Mỹ ở Biển Đông để đối phó với những hành động ngày càng gia tăng căng thẳng của Trung Quốc.

    Đối với Nga, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng luôn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia. Mặc dù tình hình kinh tế, chính trị của Nga trong những năm gần đây vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng chiến lược của Nga đối với khu vực này vẫn được xác định nhất quán. Từ các nhà lãnh đạo chính trị đến các nhà khoa học đều thừa nhận rằng, Biển Đông ngày càng có vị trí quan trọng và triển vọng lớn, nước Nga cần tăng cường hợp tác và xác lập vị trí của mình. Chủ trương của Nga là duy trì và mở rộng quan hệ về kinh tế, quân sự, ngoại giao đối với tất cả các nước trong khu vực Biển Đông và phối hợp với các nước khác để góp phần giải quyết tranh chấp ở khu vực này, nâng cao ảnh hưởng và vị thế của Nga ở khu vực, thậm chí năm 2016 còn tuyên bố sẵn sàng tập trận ở Biển Đông với các nước đối tác của Nga ở châu Á – Thái Bình Dương.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  12. Tóm lại: Với vị trí địa chính trị- kinh tế đặc biệt quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, Biển Đông có vai trò hết sức to lớn không chỉ đối với các quốc gia ven biển, các quốc gia có tuyên bố chủ quyền mà còn đặc biệt quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đối với nước ta, Biển Đông không chỉ là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng mà còn là cửa ngõ chính để kết nối với khu vực và thế giới, là nơi có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa yêu dấu, như một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp đã tác động lớn và đe dọa trực tiếp đến an ninh, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta và trở thành tâm điểm chú ý của khu vực và thế giới.

    ID: 5312222
    Nick: Ngư Ông Cấy Giống
    Cám ơn các bác Hội Bô Lão SĐ đã tạo sân và các cuộc đố vui cho tất cả mọi người.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  13. Hoa Rơi Cửa Lệch

    Hoa Rơi Cửa Lệch Chánh tổng

    Việt Nam nằm ở bờ tây của Biển Đông. Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Biển Đông đã tạo cho Việt Nam có một vị trí chiến lược thuận lợi, với bờ biển trải dài khoảng 3.260km trải dài từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. Trong số 63 tỉnh, thành phó của nước ta có 28 tỉnh, thành phó giáp biển, diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước và là nơi sinh sống của hơn 1/5 dân số cả nước.

    Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven biển từ hàng nghìn năm nay, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao lưu với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Với bờ biển dài và được án ngữ bởi hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền và quyền chủ quyền đối với trên 1 triệu km2 với hơn 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ.

    Biển Đông cung cấp nguồn hải sải rất quan trọng. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 động vật đáy, hơn 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trịnh kinh tế cao), có khoảng hơn 650 loài rong biển, gần 1.200 loài động vật, thực vật phù du, hơn 220 loài tôm… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về thủy sản Việt Nam: “Kinh tế thủy sản tăng trưởng liên tục bình quân 5-7%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981. Năm 2006, tổng sản lượng thủy sản đạt gần 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (1,8 triệu tấn) và nuôi nước lợ (1 triệu tấn); năm 2008 đạt 4,6 triệu tấn; năm 2009 đạt 4,85 triệu tấn”. Nguồn lợi thủy sản phong phú, dồi dào góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ năm về xuất khẩu thủy sản trên thế giới, đứng thứ ba về sản lượng nuôi tròng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản.

    Dựa vào Biển Đông, Việt Nam có thể phát triển mạnh những ngành kinh tế như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch… Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm. Biển Đông được coi là coi đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma lắc ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi - líp - pin, In - đô - nê - xia, Xin - ga - po đến Ốt - xây - lia và Niu Di lân… Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyết đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

    Dầu khí là tài nguyên lớn nhất của thềm lục địa nước ta. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có trữ lượng dầu khi lớn và khai thác thuận lợi. Theo số liệu Bộ Ngoại giao công bố: Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long… đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía Nam, gồm: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đồng, Hồng Ngọc và Bunga Kekwa - Cái Nước. Cùng với việc khai thác dầu, hàng năn phải đốt bỏ gần 1 tỷ m3 khí đồng hành, bằng số nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tubin khí có công suất 300MW. Để tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đầu tư xây dựng Nhà máy Điện khí Bà Rịa và Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), hiện nay đã đi vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và điện trong nước.

    Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế Việt Nam. Do đặc điển kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động… tạo thành một quần thể du lịch hiếm có như: Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng… Hệ thống gần 82 hòn đảo lớn, nhỏ cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Trên đất liền có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Hạ Long, Bích Động, Non Nước…, các di tích lịch sử văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm… phân bố ngay tại vùng ven biển. Những điều kiện trên, rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, du lịch thể thao…

    Theo Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần cải thiện đời sống cho Nhân dân vùng biển.

    Với tiềm năng, lợi thế của Biển Đông đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo: Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

    Trên đây là một số hiểu biết của em về Biển Đông đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Cám ơn các bác.
    ID: 4811440
    Nick: Hoa Rơi Cửa Lệch
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  14. quê tôi 102

    quê tôi 102 Dân đen

    Tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam
    Tầm quan trọng của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa


    * Về phát triển kinh tế

    Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Với Mỹ là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyên chở qua Biển Đông. Với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông. Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở qua Biển Đông.


    Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản). Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa Sông Châu Giang… Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài của vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng.

    Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú Quốc… Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi.

    Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra, còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.

    Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước.

    Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non nước…, các di tích lịch sử và văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố tại vùng ven biển. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…

    * Về quốc phòng - an ninh

    Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc.

    Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.

    Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước.

    Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển. Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa. Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

    * Về tư tưởng, văn hóa, giáo dục

    Nhận thức được tầm quan trọng của biển và đại dương đối với cuộc sống nhân loại, chủ quyền và vị trí chiến lược về quốc phòng - kinh tế - xã hội của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với đất nước, việc tổ chức giáo dục truyền thống trong các tầng lớp nhân dân về chủ quyền đã được chú trọng cả về nội dung và hình thức.

    Từ năm 2002, tài liệu tuyên truyền biển đảo Việt Nam được đưa vào nội dung giảng dạy cho học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Đây là những nội dung cơ bản nhất về địa lý, tiềm năng kinh tế, định hướng chiến lược phát triển kinh tế và pháp luật liên quan đến biển đảo Việt Nam cũng như quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

    Hiện nay khi đất nước đang trên đà phát triển thì việc phát triển kinh tế biển phải gắn liền với việc gìn giữ và bảo vệ môi trương biển, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường biển.

    Trên đây là những gì cháu tìm hiểu được.
    Nik quê tôi 102
    Id 4886579
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  15. timehunter

    timehunter Thổ địa

    Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Với sự hiện diện của những eo biển quan trọng như eo biển Malacca, eo biển Đài Loan là những eo biển khá nhộn nhịp, Biển Đông được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới với khoảng 150 - 200 tàu các loại qua lại mỗi ngày. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông. Tóm lại, Biển Đông là một trong những khu vực có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trên thế giới, là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng, an ninh biển của nhiều nước, nhất là các cường quốc hải dương, các quốc gia có tiềm lực kinh tế, quốc phòng phụ thuộc vào biển.

    Đối với các nước Đông Nam Á, Biển Đông ở vị trí trung tâm của khu vực. Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có lợi ích hoặc được hưởng lợi ích do vị trí địa chính trị đặc biệt của Biển Đông mang lại. Trong số 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á, có đến 8 nước là các quốc gia ven Biển Đông bao gồm: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia. Ba quốc gia còn lại là Myanmar, Lào và Đông Timor, mặc dù không phải là quốc gia ven Biển Đông, nhưng được hưởng nhiều lợi ích từ vị trí địa chính trị quan trọng của Biển Đông. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 300 triệu dân ở các nước xung quanh.

    Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

    Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 với bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.

    Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.

    Về kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có 10 vị trí có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

    Vùng biển Việt Nam có một nguồn tài nguyên sinh vật biển hết sức phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế cao, nhất là các loại hải sản như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển.... Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài, trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế cao. Theo số liệu của Bộ Thủy sản năm 2003, trữ lượng hải sản của vùng biển Việt Nam vào khoảng 3 - 4 triệu tấn, cho phép khai thác từ 1,6 - 1,7 triệu tấn/năm, trong đó cá đáy chiếm 856.000 tấn, cá nổi 694.000 tấn và cá nổi đại dương khoảng 120.000 tấn... Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam còn có khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, 1.647 loài giáp xác, 700 loài giun biển, 350 loài động vật da gai, 150 loài hải miên, 300 loài san hô... với nhiều loài động vật quý hiếm như Bò biển (Dugon), Cá voi sừng hàm, Cá voi có răng.... Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.

    Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.

    Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước..., các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm... đều được phân bố ở vùng ven biển. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền...; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

    Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng Đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiến lược cực kỳ quan trọng.

    Trong những năm gần đây, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền vẫn diễn biến căng thẳng, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột, thực sự là một trong những thách thức lớn đối với tất cả các nước trong khu vực. Nếu vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, hoặc nổ ra xung đột sẽ tác động lớn đến môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như lợi ích của tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, vấn đề Biển Đông luôn là một trong những nội dung quan trọng trong các chương trình nghị sự của ASEAN và của ASEAN với các đối tác. Các nước ASEAN đều mong muốn thông qua quan hệ song phương và đa phương với các nước lớn để cân bằng quyền lực với Trung Quốc, giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bằng con đường hòa bình, tạo dựng môi trường hòa bình ổn định và phát triển ở khu vực.

    TImehunter ID 2921456
    (Tổng hợp từ Internet)
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  16. Việt Nam là một quốc gia ven biển, có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Cùng với Biển Đông, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện đang là tiêu điểm của những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hết sức phức tạp và nhạy cảm… Vì vậy, phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng - an ninh (QP-AN) bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là điều Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng.

    1. Nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và thuộc loại quan trọng nhất của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như của thế giới, Việt Nam có một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền (1). Đặc điểm địa hình của Việt Nam hẹp về chiều ngang, nhưng lại trải dài dọc theo Biển Đông, được Biển Đông bao bọc toàn bộ sườn phía Đông và phía Nam, không chỉ cho phép chúng ta phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển mà biển Đông còn trở thành “lá chắn sườn” trong hệ thống phòng thủ quan trọng, bảo vệ đất nước. Do đó, từ rất sớm, nhất là trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc và thể hiện rõ quan điểm phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, trong đó kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo luôn được quan tâm sâu sắc.

    Trước yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 6-5-1993, Bộ Chính trị (khóa VII) đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TƯ về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt” khẳng định tầm quan trọng và vị trí chiến lược biển và kinh tế biển trong nền kinh tế quốc dân. Đến Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6-1996), lần đầu tiên Đảng ta tập trung bàn về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đặc biệt là các biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QP-AN, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Nghị quyết Đại hội VIII nhấn mạnh: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội (KT-XH) bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc”(2).

    Từ đó, sự quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong đường lối phát triển KT-XH, QP-AN của Đảng, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước ngày càng phát triển. Ngày 22-9-1997, Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị 20-CT/TƯ về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (CNH-HĐH). Đặc biệt, đến Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định: Phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm QP-AN và hợp tác quốc tế. Chủ trương của Đảng đã tạo nên những chuyển biến mới tích cực trong nhận thức của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển, đảo trong phát triển nền kinh tế quốc dân và bảo vệ Tổ quốc.

    Triển khai Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 9-2-2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Chiến lược biển ra đời đáp ứng được sự mong đợi của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân ta. Một lần nữa cho thấy, tiếp nối liên tục qua nhiều thế hê,å từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta đã đổ biết bao công sức và cả xương máu giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo thiêng liêng để có được đến ngày hôm nay. Đồng thời, giải đáp được nhu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách đối với tiến trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế để “đến năm 2020, nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn” (3).

    Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay, chủ trương phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã được điều chỉnh cụ thể, chi tiết hơn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN; QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT-XH và trên từng địa bàn”. Trong đó, một số nội dung được nhấn mạnh như những giải pháp tích cực để gắn phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển, đảo như tăng cường công tác quy hoạch; xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng các vùng biển, đảo ở địa bàn chiến lược đều phải gắn kết chặt chẽ với quá trình tăng cường lực lượng, tiềm lực, thế trận QP-AN; nhiệm vụ, phương án, kế hoạch tác chiến và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; chăm lo xây dựng thế trận lòng dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện “quân với dân một ý chí”; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội...

    Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực kinh tế biển gắn với bảo vệ QP-AN thường xuyên được tăng cường và có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Kinh tế biển đã có sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề theo hướng CNH, HĐH. Xuất hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại như khai thác dầu khí, công nghiệp đóng tàu, đánh bắt xa bờ, vận tải biển, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... Việc khai thác nguồn lợi từ biển đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu (dầu khí, hải sản...). Theo ước tính hiện nay, tỷ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm 48% GDP cả nước. Kinh tế biển đã được các cấp, các ngành, nhất là những tỉnh ven biển chú ý hơn. Qua đó, các công việc về biển đã được triển khai và làm được nhiều hơn (hoạch định biên giới trên biển, ban hành khung luật pháp, phát triển các hải đảo kết hợp bảo vệ QP-AN trên biển).

    Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược biển, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức gay gắt về phát triển kinh tế biển như khai thác tài nguyên và môi trường biển; sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; về ô nhiễm môi trường… và một số thách thức về QP-AN nếu chúng ta không có những quyết tâm mới.

    Về kinh tế biển, nhìn chung, quy mô còn nhỏ bé và đang ở trình độ thấp, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của nước ta. Nếu so với các nước trên thế giới và khu vực thì Việt Nam còn yếu kém về nhiều mặt. Giá trị thu được từ hoạt động kinh tế biển so với một số nước đều ở mức thấp hoặc rất thấp. Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình “đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH” nhưng nghề biển nước ta vẫn chủ yếu là nghề truyền thống, chiếm trên 60% GDP do kinh tế biển tạo ra. Các nghề mới như khai thác dầu khí, công nghiệp đóng tàu, nuôi trồng hải sản đặc sản, du lịch biển chỉ mới được phát triển bước đầu. Các nghề biển công nghệ cao như năng lượng sóng thuỷ triều, khai thác khoáng sản dưới lòng nước sâu, hoá chất và dược liệu biển... hầu như chưa được tập trung nghiên cứu. Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rõ, chúng ta còn nhiều khó khăn trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế biển, bởi công nghệ, kỹ thuật khai thác kinh tế biển nhìn tổng thể vẫn còn ở trình độ rất thấp. Các công trình kỹ thuật và dịch vụ xây dựng hạ tầng biển còn nhiều bất cập, yếu kém. Tình trạng đó đang đặt ra nhu cầu cấp bách phải có một chiến lược phát triển kinh tế biển được bổ sung với những luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn vững chắc, mới có thể đáp ứng những nhiệm vụ tăng tốc kinh tế biển để “đến năm 2020, nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”.

    Điều đáng quan tâm nữa là quá trình phát triển kinh tế biển ở một số lĩnh vực chưa thực sự được gắn kết chặt chẽ với QP-AN, hoặc ngược lại, có một số lĩnh vực của QP-AN chưa được gắn kết với phát triển kinh tế, làm cho kinh tế biển vốn còn nhiều hạn chế về khoa học công nghệ, kỹ thuật và năng lực lại bất cập trong công tác bảo vệ QP-AN, làm hạn chế quá trình phát triển kinh tế biển gắn với QP-AN. Một số địa phương xây dựng quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp, kinh tế tập trung, các dự án ven biển, trên đảo, chưa chú trọng các phương án xây dựng thế trận QP-AN, thế trận lòng dân, chủ yếu chạy theo lợi ích là chính; một số quy hoạch, kế hoạch, nhất là việc xây dựng bến cảng; cơ sở công nghiệp biển; các khu dịch vụ trên đảo mở mang tràn lan, không tuân thủ các nguyên tắc chung, làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ QP-AN trên biển, đảo.

    2. Để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

    Một là, tăng cường công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, giữ vững môi trường hòa bình ổn định để xây dựng đất nước. Coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nên sự thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục tiêu chiến lược biển, đảo đến năm 2020 trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, chiến lược QP-AN, đối ngoại, khoa học - công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển. Qua đó, xây dựng vững chắc thế trận QP-AN, thế trận lòng dân, kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, bảo vệ chế độ chính trị - xã hội, lợi ích dân tộc...; đồng thời, giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định lâu dài để phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

    Trong công tác tuyên truyền, “không chỉ nói là được” mà phải có đủ luận chứng khoa học, thực tiễn, cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực liên quan đến biển, đảo. Trong đó, chú trọng các tài liệu khoa học đã kết luận về tiềm năng biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển; các tài liệu lịch sử - pháp lý thuyết phục, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển, đảo nước ta trên cơ sở Luật Biển Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; các tuyên bố nguyên tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở Biển Đông (COC) khi được thông qua. Đồng thời, cần chuyển tải kịp thời quan điểm, lập trường của Việt Nam trong vấn đề biển Đông tới cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

    Hai là, xây dựng các chính sách phù hợp với điều kiện hiện nay nhằm khai thác tiềm năng và các lợi thế về biển, đồng thời tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ hoạt động của các lĩnh vực kinh tế biển với QP-AN để trở thành một thể thống nhất trên phạm vi cả nước và từng địa phương, tạo điều kiện cho các địa phương nhất là những địa phương ven biển phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vùng trời, vùng biển của đất nước. Các chủ trương về thực hiện Chiến lược biển phải xứng tầm và được nghiên cứu, xây dựng dựa trên các căn cứ khoa học, hiện đại, các cơ sở dữ liệu, được đánh giá một cách toàn diện về thực trạng phát triển biển, những thuận lợi, thế mạnh và cả những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt…

    Đồng thời, mở rộng chính sách, liên kết làm ăn kinh tế ở vùng biển thuộc quyền chủ quyền của ta với những nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, nhằm tạo ra những đối tác đan xen lợi ích trong phát triển kinh tế biển. Thông qua đó khẳng định chủ quyền của ta, hạn chế âm mưu lấn chiếm biển, đảo của các thế lực thù địch đối với nước ta, tạo ra thế và lực mới để giải quyết hòa bình các vấn đề tranh chấp trên biển, đảo với các nước có liên quan.

    Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, góp phần thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển KT-XH trên các vùng ven biển, hải đảo, “phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển...” (4).

    Biển Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế, nhưng để biến các tiềm năng ấy thành nguồn lực, động lực đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, việc đầu tư nguồn lực thích đáng cho các ngành kinh tế mũi nhọn, có thế mạnh như: Khai thác, chế biến dầu khí; hệ thống cảng và dịch vụ vận tải biển; khai thác, chế biến hải sản, du lịch... ở các vùng ven biển, trên các đảo và quần đảo là hết sức cần thiết. Trong đó, cần ưu tiên xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, các trung tâm dịch vụ có đủ khả năng vươn xa, kết hợp phát triển kinh tế với làm chủ biển, đảo; tập trung nguồn vốn, khoa học, công nghệ, nguồn lao động để khai thác có hiệu quả các tiềm năng của biển; ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội và QP-AN trên khu vực quần đảo Trường Sa và các đảo lớn xa bờ, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ sản xuất của nhân dân đang sinh sống trên các đảo và quần đảo. Đồng thời, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, coi đó như một vấn đề then chốt trong xây dựng thế trận lòng dân trên biển.

    Bốn là, tiếp tục xây dựng lực lượng, tổ chức điều chỉnh, bố trí và triển khai thế trận QP-AN, kết hợp phát triển KT-XH trên vùng biển, đảo một cách hợp lý. Kết hợp chặt chẽ giữa thúc đẩy nhanh quá trình dân sự hóa trên biển với xây dựng thế trận QP-AN, thế trận lòng dân trên biển vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Dân sự hóa các vùng biển, đảo vừa là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên biển, vừa là tiền đề để xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại chỗ phục vụ chiến lược QP-AN trên biển, như Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã ghi: “Thực hiện quá trình dân sự hóa trên biển, đảo gắn với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác biển. Có chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư ổn định và làm ăn dài ngày trên biển; thí điểm xây dựng các khu quốc phòng - kinh tế tại các đảo, quần đảo Trường Sa, vùng biển, đảo của Tổ quốc”(5). Đây là chủ trương chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Chủ trương này đã và đang được hiện thực hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo đảm QP-AN, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên biển.

    Năm là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ về quản lý và phát triển kinh tế biển nhằm khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, giảm thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên biển và hải đảo, đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển.

    Biển, đảo của nước ta không những là khu vực phát triển kinh tế đầy tiềm năng, là nơi án ngữ các trục giao thông huyết mạch trên biển, cùng với nguồn lợi về tài nguyên, kinh tế biển, mà còn là môi trường tác chiến quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, từng ngành, địa phương, phải biết phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển KT-XH của địa phương, ngành mình; đồng thời, tích cực tham gia phát triển kinh tế biển cho phù hợp, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.
    Id 4706375
    Nik nắng ấm quê hương 98
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  17. quê tôi bắc giang

    quê tôi bắc giang Lý trưởng

    Chủ tịch Hồ Chí Minh với biển đảo Việt Nam
    Trong sự phát triển của một quốc gia có biển, bên cạnh việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành văn hóa, thiết lập quan hệ giao thương với lân bang, biển đảo còn giữ vai trò xác lập chủ quyền và an ninh quốc phòng trên biển. Nằm bên bờ Tây của biển Đông, với bờ biển dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia và vùng lãnh thổ có biển. Trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước có đến 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm trên con đường hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Biển Việt Nam có trữ lượng lớn về dầu mỏ khí đốt, nguồn lợi hải sản phong phú và nhiều điều kiện phát triển du lịch. Riêng về quốc phòng - an ninh, biển Đông được ví như cửa ngõ, giữ vai trò là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, trong đó, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại biển Đông và mục đích quân sự.
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm thể hiện sự quan tâm đến biển đảo bởi đây là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam - Tổ quốc mà Người dành trọn cuộc đời để chiến đấu vì độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân. Dòng sông, mặt biển còn là nơi in dấu lòng yêu nước nồng nàn cùng trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, nơi diễn ra bao chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của cha ông, mà Người từng được học trong sử sách và sau này chính Người cũng nhiều lần nhắc lại cho cán bộ, chiến sĩ cùng nghe. Trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những năm tháng gắn bó với biển nên Người hiểu rõ về tiềm năng và vị trí của biển. Khi dạy ở trường Dục Thanh, Phan Thiết, Người thường đưa học trò đến chơi ở bãi biển Ghềnh Ráng. Thời gian làm phụ bếp trên những tàu buôn dài ngày lênh đênh trên đại dương, Người đã được ngắm nhiều cảnh biển cả hùng vĩ. Trên những chiếc tàu chở rượu ngon của Boocđô và Angiêri cho các thuộc địa, trong khi nhiều thủy thủ say rượu suốt thì mỗi ngày anh Ba dậy thật sớm để xem mặt trời mọc. Và trong những đêm trăng, anh hầu như không ngủ, anh đi đi lại lại trên tàu, ngắm trời ngắm bể. Thuyền đậu lại ở Têlêripho vào lúc hoàng hôn. Bể lặng sóng, hòn đảo giống như một cái chụp đèn khổng lồ để trên mặt bể, phía trên lóng lánh, phía dưới xanh xanh… Anh Ba nhắc đi nhắc lại: “Đẹp quá! Hùng vĩ quá” . Năm 1911, theo hải trình của tàu Đô đốc Amiran Latusơ Tơrêvin, Người có dịp đặt chân đến những thương cảng sầm uất, quan trọng như Macxây, Lơ Havơrơ, Đoongkéc, Normandy của Pháp. Năm 1912, làm thuê cho một chiếc tàu của hãng Sácgiơ Rêuyni đi vòng quanh châu Phi, Người đã dừng chân ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anggiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông và tận mắt chứng kiến sự phát triển của ngành công nghiệp từ biển ở nhiều nước. Vì vậy, Người hiểu tầm quan trọng của biển trong việc mang đến nguồn lợi phong phú phát triển kinh tế và biển còn là cửa ngõ đất nước, bảo vệ biển tức là bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
    Trong lúc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giành độc lập, thống nhất ở miền Nam còn vô vàn khó khăn, với tầm nhìn xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao tiềm năng, lợi thế, vai trò quan trọng của biển đảo – một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước cũng như dành tình cảm yêu thương cho cán bộ, chiến sĩ hải quân và nhân dân miền biển. Nhiều lần Bác về công tác tại các tỉnh có biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, thăm vịnh Hạ Long, bãi biển Sầm Sơn, Trà Cổ, các đảo Tuần Châu, Cát Hải, Cát Bà, Cô Tô, Vạn Hoa, thăm vùng đất lấn biển Tiền Hải (Thái Bình)… Bác đến kéo lưới với ngư dân, Bác xuống thu hoạch khoai cùng bà con xã đảo. Đi kiểm tra nhiệm vụ canh giữ biển trời Tổ quốc của hải quân, Người quan tâm tìm hiểu, chia sẻ những thiếu thốn trong sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ. Người tặng ảnh cho các lực lượng vũ trang và nhân dân các đảo Cô Tô, Thanh Lân, Ngọc Vừng, Hòn Rều, tặng máy thu thanh để nghe tin tức cho chiến sĩ đảo Hòn Rồng, Cồn Cỏ… Tự hào về biển đảo Tổ quốc, ngày 22/1/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời anh hùng vũ trụ Liên Xô Ghec-man Ti-tốp đến thăm Hạ Long và giới thiệu về cảnh đẹp ở biển.
    Đối với nhân dân miền biển và các đảo, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành một tình cảm quan tâm đặc biệt vì nhân dân cách xa thủ đô, lại ở nơi đầu sóng ngọn gió, đời sống còn nhiều thiếu thốn: “Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết và tiến bộ” . Với vị trí đồng bằng là nhà, biển là cửa, Bác đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ miền biển, tại Hội nghị cải cách miền biển ngày 10/4/1956, Người chỉ rõ: “Một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”, “nếu để nó lọt vào, thì người bị thiệt hại trước là đồng bào miền biển. Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không yên” . Bác nhắc nhở muốn cải cách miền biển tốt phải dựa vào quần chúng: “Động viên, tổ chức, đoàn kết quần chúng. Lấy sức quần chúng mà vượt qua khó khăn” vì theo Người, sự nghiệp cách mạng là của quần chúng, chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người, chứ không phải chỉ bằng thành tích nổi bật của một số cá nhân anh hùng và càng ở nơi hiểm yếu thì việc dựa vào dân càng quan trọng. Người nhấn mạnh yêu cầu đoàn kết “một chiếc thuyền phải có người chèo, phải có người lái. Chỉ có người chèo không có người lái cũng không được. Cho nên người chèo và người lái phải đoàn kết với nhau” . Quan tâm đến việc tổ chức nhân dân cải thiện đời sống, Bác yêu cầu cán bộ bên cạnh nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ một cách thiết thực, tránh máy móc, phải hướng dẫn nhân dân làm cá, làm mắm, làm muối. Nói chuyện với công nhân thủy thủ tàu HC.15 cảng Hải Phòng, Bác đề cao vai trò của cảng biển: “Muốn xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa phải có công nghiệp hiện đại, giao thông vận tải hiện đại, cảng hiện đại” . Vì vậy, công nhân bến cảng “phải sản xuất để có năng lực bốc dỡ cao, sử dụng hết công suất máy móc. Phải giữ gìn an toàn con người, an toàn bến cảng” .
    Dù bận rất nhiều công việc hệ trọng của đất nước nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian khảo sát tình hình thực tế miền biển. Người xuống bãi biển kéo lưới, ra khơi buông câu với ngư dân. Bằng tác phong giản dị, gần gũi, tuyệt đối không phô trương, hình thức, Bác đến với dân như người thân trở về với gia đình. Ngày 5/10/1957, đi thăm nhiều cảnh đẹp của vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Bác neo thuyền câu cá với bà con ngư dân. Thấy một người vì ngâm lâu dưới nước bị lạnh, Bác đã tự mình vào khoang lấy chiếc điếu cày cho người đó hút thuốc để nhanh ấm lại. Đến bữa cơm, Bác tự mình đơm bát cơm đầy và khúc cá to nhất cho người đó. Bác nói: “Hôm nay chú làm nhiều, chú phải ăn nhiều”. Sau chuyến kiểm tra vùng đảo Đông Bắc, sáng ngày 1/4/1959, khoảng thời gian bắt đầu vụ cá Nam – vụ chính trong năm, Bác cùng ngư dân đánh cá trên vùng biển Tuần Châu và căn dặn “biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”. Sau này, để ghi nhớ tình cảm của Bác, ngày 1/4 được chọn là ngày truyền thống nghề cá Việt Nam. Tháng 7/1960, đến Sầm Sơn (Thanh Hóa), Bác nói chuyện với ngư dân xóm Vinh Sơn, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, quan tâm tìm hiểu tình hình đời sống kinh tế của đồng bào và tới thăm một gia đình ngư dân sống cạnh bãi biển. Như bao chuyến đi cơ sở khác, Bác đến thường không báo trước, tránh trống rong, cờ mở, xe đưa, người đón. Nhà nhiếp ảnh Kim Côn kể lại: “Cải trang như một lão ngư, quần cộc, áo nâu cộc, đội mũ không có chóp và quấn chiếc khăn bông quanh cổ để che bớt chòm râu, Bác cùng đoàn công tác vào thăm một xóm chài. Thấy nhà nào cũng đóng cửa, Bác đi một đoạn rồi rẽ vào một gia đình có cụ già đang ngồi. Bác chào cụ, thấy cụ chủ nhà có vẻ cởi mở, Bác hỏi: “Thưa cụ, đời sống dân xóm chài dạo này ra sao ạ?”. Không ngần ngại ông cụ trả lời: “Nhờ ơn Đảng và Chính phủ dân chài chúng tôi no ấm và hạnh phúc lắm ạ!”. Bác dẫn đoàn dẫn xuống tận bãi cá. Thấy mấy lão ngư đang choãi chân thang kéo lưới, Bác liền xắn tay làm cùng. Bác kéo lưới rất thành thục, say sưa không khác gì một lão ngư thực thụ. Mải làm, mình đẫm mồ hôi, Bác cởi áo, rồi bỏ cả khăn mặt quấn cổ. Kéo lưới xong, Bác lại đến nhặt cá cùng ngư dân và vui vẻ nói chuyện với họ” (8).
    Từ năm 1957-1965, nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các tỉnh ven biển, thăm vịnh và kiểm tra các đảo. Trong những nơi từng ghi dấu hơi ấm tình thương của Người, Cô Tô, đảo nằm giữa trùng khơi của Quảng Ninh, còn lưu giữ được nhiều tài liệu hiện vật đáng nhớ. Đây là nơi duy nhất được Bác đồng ý cho phép dựng tượng khi Người còn sống. Ngày 9/5/1961, thăm Cô Tô giữa lúc đồng bào đang tích cực chuẩn bị cho vụ cá sắp tới và hăng hái làm thủy lợi chuẩn bị cho vụ mùa, nói chuyện với hơn 2.000 đồng bào, cán bộ, bộ đội trên khu đồi sim đang mùa hoa nở, Người dặn dò mọi người trên đảo những công việc cụ thể cần làm tốt để các đảo thiết thực góp phần vào sự nghiệp chung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Bác dặn đẩy mạnh nghề đánh cá, làm muối, nuôi dưỡng, bảo vệ hải sâm, trân châu; chú ý cải tiến kỹ thuật và trồng dâu nuôi tằm để có lưới tốt. Người còn dành thời gian đi thăm cánh đồng muối, xem bới khoai và dừng lại trò chuyện cùng bà con. Ngày 12/6/1969, Bác lại gửi ảnh tặng đồng bào và lực lượng vũ trang trên đảo với dòng chữ “Chào thân ái và quyết thắng” do chính tay Người viết. Để lưu giữ mãi hình ảnh Bác đến Cô Tô, nhân dân và bộ đội trên đảo xin phép được dựng tượng của Người. Đầu năm 1968, tượng đài Bác được nhà điêu khắc Nguyễn Văn Quế cùng các đồng nghiệp bắt tay vào thực hiện. Công trình được khánh thành ngày 22/5/1968, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 78 của Người. Có lẽ việc Bác đồng ý xây tượng mình trên đảo là sự khẳng định về chủ quyền trên vùng biển Tổ quốc? Sau này, trong hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng đài Bác trên đảo Cô Tô vẫn giữ một vị trí rất đặc biệt. Tượng Bác uy nghiêm hướng ra biển Đông đứng giữa bốn bề sóng nước mênh mông không chỉ được định lượng bằng chiều cao, bề rộng của những con số mà còn được cảm nhận bằng tình yêu Tổ quốc và lòng tự hào dân tộc.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  18. quê tôi bắc giang

    quê tôi bắc giang Lý trưởng

    Đối với hải quân nhân dân Việt Nam canh giữ biển trời Tổ quốc giữa trùng khơi sóng gió, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành sự quan tâm, giáo dục tuy nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, thấm thía để rèn luyện cán bộ, chiến sĩ trưởng thành cả trong công tác lẫn đời sống. Người cũng luôn chú ý theo dõi và kịp thời động viên, biểu dương tinh thần chiến đấu cùng những chiến công của lực lượng. Ngày 5/10/1957, trong chuyến thăm vịnh Hạ Long và hang Đầu Gỗ (Quảng Ninh), Bác đã nói chuyện với đoàn cán bộ đi cùng về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông trong lịch sử và trách nhiệm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên. Xác định biển đảo cũng như những miền biên ải trọng yếu khác cần chắc tay súng bảo vệ, Người dành thời gian đến với lực lượng hải quân và kiểm tra vùng đảo Đông Bắc Tổ quốc. Trong chuyến thăm, Người yêu cầu chiến sĩ hải quân phải giữ nghiêm kỷ luật quân đội, nâng cao tinh thần cảnh giác. Về đời sống, Người nhắc tận dụng tiềm năng dồi dào sẵn có của biển và chú ý tăng gia sản xuất cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Đồng chí Nguyễn Thế Trinh, khi ấy là Hiệu trưởng trường Huấn luyện Hải quân kể: “Giữa tháng 3/1959, tôi được triệu tập lên Bộ Tổng Tham mưu để nhận một nhiệm vụ đặc biệt: chuẩn bị kế hoạch đưa Bác Hồ đi thăm biển, đảo tại Hải Phòng và Quảng Ninh. Đúng 8 giờ sáng ngày 30/3, đoàn xe của Bác dừng tại cổng trường. Bác đội mũ cát trắng, chân đi dép cao su giản dị. Bác vẫy tôi lại gần, nhẹ nhàng: “Đi công tác với Bác lần này, Bác miễn cho các chú mọi thủ tục và nghi lễ chính quy nhé!”. Bác xuống tàu đi thăm và kiểm tra một số đơn vị trên vùng biển Hạ Long. Ở mỗi nơi đến thăm, Người luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội. Anh em căng bạt che mái, kê bàn ghế để Bác và các đồng chí trong đoàn ngồi nghỉ. Bác không ngồi mà đi hết mũi, xuống lái tàu rồi lại vòng lên mui. Thăm nơi ở, bếp ăn, Bác nhắc nhở: “Nuôi quân là quan trọng lắm, quân có khỏe thì mới học tập được”. Khi tàu vào vịnh Hạ Long, ngay đảo Tuần Châu, Bác nhắc đồng chí Vũ Kỳ để đồng chí Tổng công trình sư lên đảo, chuẩn bị mọi mặt để khi Bác lên đảo sẽ nghe báo cáo thiết kế xây dựng khu nhà nghỉ của Quốc hội ở đây. Gần trưa anh em múc chậu nước ngọt mời Bác rửa tay, Bác hỏi: “Dưới tàu các chú mỗi người dùng bao nhiêu lít nước ngọt một ngày?”, “Thưa Bác, mỗi người chúng cháu dùng 50 lít một ngày. Nhưng đi công tác với Bác, chúng cháu chuẩn bị nhiều nước ngọt nên dùng thoải mái ạ” - anh em thưa. Bác bảo: “Khi đã xuống tàu phải chấp hành mọi quy định của tàu, ai cũng phải thế. Nếu các chú bảo nhiều nước dùng thoải mái, ít nước dùng ít thì còn gì là quy định nữa”. Bác nói thêm: “Nước ngọt trên tàu khi đi biển là rất quý. Để bảo đảm đủ nước sinh hoạt phải có quy định. Đến tối rửa một thể”. Cuối cùng Bác không rửa, kể cả khi lội xuống nước vào đảo và từ đảo lên tàu Bác cũng không rửa nước ngọt. Buổi trưa, Người cho tàu neo tại chân đảo Hòn Rều và lên bờ nghỉ. Người xẻ cơm nếp, thịt rang mang từ Hà Nội xuống cho các đồng chí làm nhiệm vụ dưới tàu. Sau khi đến Cửa Ông – Cẩm Phả, đi thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân mỏ Đèo Nai, xuống tàu trở về bến cảng Hòn Gai, Người hỏi: “Có đi tiếp đảo Tuần Châu được không?”. Được báo cáo nếu đi Tuần Châu thì sẽ phải ăn tối muộn, Người nói: “Thế thì ta ăn tối trên tàu”. Chiều tối, Người nói chuyện với cán bộ, nhân dân đảo Tuần Châu và ghé thăm hai gia đình trên đảo. Sau khi thăm đảo, Bác trở về tàu 524, cán bộ, chiến sĩ trên tàu mời Bác ở lại ăn cơm. Bác vui vẻ nhận lời: “Để Bác xem các chú nấu ăn có giỏi không?”. Bác xuống bếp, nhìn quanh một lượt, khen bếp sạch, ngăn nắp. Bác đang xem ngăn để gia vị, hành tỏi, chợt quay lại bảo: “Chú nấu cơm khê rồi”. Trong lúc mọi người chưa biết xử lý thế nào thì Bác bảo: “Chắc các chú đói rồi, cơm hơi khê, không việc gì, ta ăn thôi”. Lúc đang ăn, Bác gọi đồng chí phục vụ mang lên đĩa cá rô phi rán. Nhìn đĩa cá, Bác bảo: “Ở giữa biển, Bác mời các chú ăn cá”. Cá là của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh biếu. Bác muốn nhắc nhở sống ở khu vực có biển phải biết giăng lưới, thả câu, bắt cá để cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Khi sẻ cơm cho từng người, Bác bảo: “Các chú ăn cơm với Bác hoặc ăn cơm phải ăn hết thức ăn, không được để thừa, thừa đổ đi thì lãng phí, để người khác ăn thừa mình thì không được”. Tàu cập cảng Bãi Cháy. Buổi tối, Bác gặp và nói chuyện với cán bộ Khu ủy Hồng Quảng. Sau đó, Người cho xe ô tô đón cán bộ, chiến sĩ trên tàu 524 lên thăm hỏi. Rót nước và chia kẹo cho từng cán bộ, chiến sĩ, Người nhắc nhở các thủy thủ phải yêu biển, đã có tàu phải chịu khó học tập kỹ thuật để sử dụng tàu cho tốt, chiến đấu cho giỏi. Ngày 31/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm tàu hải quân 254 tại quân cảng Bãi Cháy và trận địa pháo của Đại đội 34 trên đảo Hòn Rồng làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển Hạ Long. Trên đường đi, Bác tranh thủ nghe báo cáo về tình hình ở đảo Hòn Rồng: ta đã tổ chức được một đảo quan sát nhưng đời sống vật chất, tinh thần của anh em còn thiếu thốn. Tàu cập gần chân đảo, xuồng đi theo một cái lạch nhỏ, lúc vướng đá phải lội xuống đẩy. Thấy anh em cầm sào đẩy xuồng còn lúng túng, Bác chỉ cách dùng sào, cuộn dây mồi sao cho đẹp, cho chặt mới ném đi được xa và cả những động tác của người thủy thủ khi tàu rời bến, cập bến. Xuồng cập bờ, thăm nơi ở, làm việc, Bác hỏi đảo có nước ngọt không? Một đồng chí thưa: Thưa Bác, ở đây nước ngọt khó khăn phải chở từ đất liền ra, bể chứa lại nhỏ. Bác giao nhiệm vụ cho đồng chí Bí thư khu ủy Hồng Quảng: “Chính quyền địa phương phải giúp các chú ấy xây thêm một bể chứa nước nhé” và hỏi tiếp luôn “bao giờ làm xong?”. Người bảo đồng chí cán bộ Tổng cục Hậu cần đi theo nghiên cứu, đảm bảo mỗi tuần anh em có thể tắm hai lần bằng nước ngọt và hứa gửi tặng cán bộ chiến sĩ trên đảo một chiếc máy thu thanh. (Hơn một tuần, sau khi Bác về tới Hà Nội, đài đã đến tay anh em trên đảo). Kiểm tra nơi ăn chốn ở trên đảo xong, Bác quay về sân doanh trại nói chuyện với đơn vị và căn dặn cán bộ, chiến sĩ cố gắng khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, tích cực học tập chính trị, quân sự, văn hóa. Trong xây dựng lực lượng, Người nhấn mạnh: “Các chú phải nhớ xây dựng hải quân của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam chứ không phải hải quân của thế giới”, “các chú ở đây khó khăn, xa gia đình, phải cố gắng khắc phục khó khăn. Ở đây mát, nhưng không phải nghỉ mát mà làm nhiệm vụ”. Khi đó khí tài quan sát còn thô sơ, Bác bảo sau này sẽ trang bị kỹ thuật hiện đại hơn, tầm nhìn sẽ xa hơn. Lúc nhận trứng, bí của đơn vị tặng, Người nói: “Bác rất quý quà này, vì các chú tự làm ra”. Rời đảo Hòn Rồng đến thăm đảo chính, nơi có trận địa pháo của Trung đoàn 244 phòng thủ từ Cửa Vạn vào vịnh Hạ Long, Bác yêu cầu cần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu: “Có khi 24 giờ sẵn sàng, nhưng chỉ còn mấy phút lơ là thì 24 giờ sẵn sàng ấy cũng mất giá trị”. Tới hội trường hợp tác xã đánh cá mới thành lập trên đảo Cát Hải, Bác thăm hỏi sức khỏe, tình hình sản xuất, đời sống nhân dân và dặn đồng bào phối hợp với bộ đội hải quân cảnh giác bảo vệ vùng biển đảo. Rời Cát Hải, Bác đến đảo Cát Bà. Kết thúc chuyến kiểm tra một số đảo vùng Đông Bắc, Người thăm trường huấn luyện hải quân và căn dặn: “Nhà trường là nơi đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật cung cấp cho cả Quân chủng Hải quân non trẻ. Bây giờ còn ít, sau này sẽ nhiều. Có cán bộ và nhân viên kỹ thuật tốt, thì mới có hải quân tốt được. Nhà trường ngoài việc đào tạo ra còn phải nghiên cứu khoa học kỹ thuật mang màu sắc của Hải quân Việt Nam. Thủy quân của ông cha ta trước đây có một lịch sử, truyền thống oanh liệt lắm. Các chú phải học tập phấn đấu không ngừng để bản thân tiến bộ và xây dựng Hải quân mau chóng trưởng thành”. Cuối cùng Bác nói: “Trong chuyến đi công tác, các chú đã tạo điều kiện cho Bác công tác tốt. Bác cảm ơn”. Nhận bông hoa đá các học viên tặng, Bác nói: “Hoa đá đẹp mà không ăn được. Giá các chú biếu Bác quả bầu, quả bí trồng được để Bác mang về nấu canh, rồi mời các đồng chí trong Trung ương cùng ăn thì Bác càng vui hơn”.
    Sau chuyến kiểm tra vùng đảo Đông Bắc này, ngày 16/3/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại thăm Hải Phòng, vịnh Hạ Long và một đơn vị hải quân Việt Nam. Nghe báo cáo về sự phát triển các đơn vị tàu chiến đấu, Bác khen ngợi: “Các chú có nhiều cố gắng thế là tốt. Hiện nay tàu bè, vũ khí của ta chưa nhiều, phải từng bước, từng bước xây dựng. Trước mắt giữ gìn những gì đã có để có thể đánh địch khi cần thiết” và dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó. Bờ biển ta có vị trí rất quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Phải biết tìm ra cách đánh phù hợp với điều kiện con người, địa hình bờ biển nước ta và vũ khí trang bị mình có”. Lúc thuyền đưa Bác vào thăm hang Đầu Gỗ - nơi xưa kia Trần Hưng Đạo đóng cọc gỗ cắm trên sông Bạch Đằng chống quân Nguyên - Mông xâm lược, Bác nói: “Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại nhưng không được quên truyền thống đánh giặc xa xưa kia của tổ tiên…”. Trong chuyến thăm đảo Tuần Châu, Ngọc Vừng và quân cảng Vạn Hoa (Quảng Ninh) ngày 13/11/1962, đứng trên đảo nhìn sang phía Cửa Mô trước mặt, Bác kể cho cán bộ, chiến sĩ hải quân nghe về danh tướng Trần Khánh Dư thời Trần dùng mưu đánh chiếm đoàn thuyền tiếp lương của quân Nguyên sang xâm lược nước ta. Người nhắc nhở “phải yêu quý đảo như yêu quý nhà mình, chịu khó cải tạo xây dựng thành những mảnh đất vừa giàu, vừa đẹp có lợi cho mình lại có lợi cho đất nước”. Lần cuối cùng thăm Quảng Ninh, ngày 2/2/1965, ở Bãi Cháy, Bác nói với các đồng chí cùng đi: “Chúng ta cố gắng xây dựng thêm ở đây. Sức của và sức người của chúng ta còn nhiều”. Trong những ngày đế quốc Mỹ điên cuồng ném bom phá hoại, khi biết tin cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) chiến đấu dũng cảm, mưu trí bắn rơi máy bay Mỹ, Người gửi thư khen: “Cồn Cỏ xứng đáng là đảo nhỏ anh hùng” và tặng hai câu thơ “Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận/ Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”. Kỷ niệm lần thứ 10 ngày thành lập Quân chủng, ngày 5/8/1965, Bác gửi thư cho cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân khen ngợi thành tích trong chiến đấu và xây dựng của lực lượng: “Tuy còn non trẻ, nhưng nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự tin yêu, giúp đỡ của nhân dân, sự cố gắng không ngừng của mình, hải quân ta đã anh dũng chiến đấu, tích cực diệt địch, bắn rơi máy bay và đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đoàn kết lập công, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vùng trời và vùng biển của Tổ quốc. Các chú đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta”.
    Trong tình hình hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về biển đảo vẫn mang tính thời đại sâu sắc. Lời Bác dặn “nơi hiểm yếu không chỉ cần súng lớn mà còn cần phải có lòng trung với Đảng, hiếu với dân” như lời nhắc nhở về ý chí giữ gìn từng tấc đất, tấc biển quê hương. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động cách mạng lấy hành vi và chính sự gương mẫu để truyền đạt những tư tưởng thâm sâu của mình và tạo nên niềm tin tập hợp mọi người vào một mục đích chung nên Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề lời nói đi đôi với việc làm, lý luận gắn với thực tiễn. Những chuyến đi về biển đảo cũng như sự quan tâm đến nhân dân bằng phong cách quần chúng gần gũi của Người để lại bài học sâu sắc cho cán bộ, chiến sĩ hải đảo học tập, làm theo trong thực thi nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc và giúp nhân dân vững vàng trước sóng gió, ổn định và xây dựng đời sống. Để thực hiện những lời căn dặn sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền biển đảo và khai thác nguồn lợi từ biển, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm “đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển, giàu lên từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo” như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) khẳng định.
    Từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, trên biển Đông luôn tồn tại những tranh chấp biển đảo quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh. Do vị trí địa - chính trị Việt Nam liền kề với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc nên dân tộc Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết về hiểm họa tiềm tàng chưa bao giờ dứt này, nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trên vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của nước ta thì vấn đề chủ quyền biển đảo, chủ quyền quốc gia càng trở thành mối quan tâm hơn bao giờ hết. Khi trả lời câu hỏi của nhà báo Pháp Danielle Hunebel, cơ quan phát thanh – truyền hình Pháp ORTF: “Có một vài ý kiến cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở hoàn cảnh khá cô lập và nói một cách chính trị, khó có thể tránh khỏi trở thành một thứ vệ tinh của Trung Quốc. Ông có thể nói gì về việc này?”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không một giây do dự, dằn giọng trả lời “Không bao giờ”! Người đã diễn đạt một cách cô đọng và thấm thía nhất lời nguyền của cha ông ta từ thuở “Các vua Hùng đã có công dựng nước” và nay các thế hệ Việt Nam phải biết cách “giữ lấy nước”. Đó cũng là ý chí không gì lay chuyển nổi của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển đảo quốc gia, quyết tâm chống lại hành vi của kẻ xâm lược láng giềng, giữ yên vùng biển, vùng trời Tổ quốc: “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời/ Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”
    Id 4475570
    Nik quê tôi Bắc giang
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  19. Mối quan hệ của Biển Đông với nền kinh tế Việt nam
    Phát triển kinh tế biển bền vững: Tiềm năng, thách thức và định hướng
    Khai thác tiềm năng biển, đảo là vấn đề quan trọng mang tính chiến lược ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và không có biển. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan tâm tới biển. Việc phát triển kinh tế biển trở thành xu thế tất yếu trên con đường tìm kiếm và đảm bảo các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm cũng như không gian sinh tồn cho loài người trong tương lai. Nhìn lại bức tranh kinh tế biển Việt Nam trong thời gian qua, tuy có những thành tựu đáng kể nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, thách thức. Việc phát triển kinh tế biển ở một số nơi, một số khu vực đã có những sự việc ảnh hưởng nhất định đến môi trường, kinh tế – xã hội… các địa phương và vùng miền. Vì vậy, yêu cầu về việc phát triển kinh tế biển một cách hài hòa, bền vững đã và đang được đặt ra một cách cấp bách.


    Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông, nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giao thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực; ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philipines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hàng trăm triệu dân thuộc những quốc gia này.

    Vùng biển Việt Nam có diện tích rộng, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền, đường bờ biển dài trên 3.260 km (đứng thứ 27 về chiều dài bờ biển trong số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc trên thế giới) và tỷ lệ mặt tiền hướng biển gấp 6 lần thế giới. Nước ta có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế biển và giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó Biển Đông đóng vai trò “cầu nối” quan trọng, là cửa mở với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. So với các vùng khác trong nội địa, vùng ven biển gồm hầu hết các đô thị lớn có kết cấu hạ tầng khá tốt; có các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đang được đầu tư phát triển mạnh; có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, trong đó một số loại có giá trị làm mũi nhọn để phát triển; có nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông sắt, thủy, bộ thuận tiện… là điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tiếp thu công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài, từ đó lan tỏa ra các vùng khác trong nội địa.

    Tiềm năng nổi bật của kinh tế biển Việt Nam là nguồn tài nguyên dầu khí, trữ lượng ước tính khoảng 3,0-4,5 tỷ m3 quy dầu quy đổi, chủ yếu là khí (chiếm trên 50%) và tập trung chủ yếu ở thềm lục địa. Trữ lượng tài nguyên dầu khí đã phát hiện vào khoảng 1,365 tỷ m3 quy dầu, chiếm 30-35% tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí dự báo của Việt Nam, trong đó khí thiên nhiên chiếm trên một nửa. Các mỏ phát hiện dầu khí phân bố chủ yếu ở bốn bể là Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay – Thổ Chu; các bể còn lại là bể Tư Chính Vũng Mây và cụm bể Trường Sa và cụm bể Hoàng Sa chưa đủ số liệu để xác định chính xác diện tích bể cũng như các điểm khai thác. Trong số các mỏ đã phát hiện, mỏ Bạch Hổ ở bể Cửu Long được coi là lớn nhất với trữ lượng khoảng 340 triệu m3 quy dầu, tương đương khoảng 2,1 tỷ thùng, đóng góp vào 80% trữ lượng dầu khai thác hàng năm của Việt Nam.

    Không chỉ sở hữu trữ lượng dầu phong phú, Việt Nam còn có tiềm năng lớn về giao thông thủy. Vùng ven bờ nước ta có tổng số 48 vũng vịnh với tổng diện tích khoảng 4.000 km2, phân bố từ Bắc vào Nam, trong đó vùng Nam Trung Bộ có nhiều nhất (31 vũng, vịnh), chiếm 64,6% tổng số vũng vịnh cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Bộ (7 vũng vịnh), chiếm 14,6%, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cùng có 5 vũng vịnh, chiếm 10,4%, còn vùng biển Nam Bộ không có vũng vịnh. Nhiều vũng vịnh tương đối sâu và kín, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu và cho việc trú ngụ của tàu thuyền.

    Về nguồn lợi hải sản, Việt Nam có mặt trong danh sách 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và danh sách 20 vùng biển có lợi ích kinh tế lớn nhất toàn cầu do hải sản đem lại. Đến nay ở vùng biển Việt Nam đã phát hiện được chừng 12.000 loài sinh vật với trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế; trữ lượng cá biển của toàn vùng khoảng 4,2 triệu tấn; sản lượng cho phép khai thác chừng 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh đó, biển Việt Nam còn nhiều nguồn lợi hải sản khác với khoảng 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50-60 nghìn tấn/năm, trong đó hải sản có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có các loài có giá trị kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60-70 nghìn tấn/năm)…

    Về du lịch và kinh tế hải đảo, với bờ biển dài 3260 km cùng hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ và hàng trăm bãi tắm cát trắng trải dài từ Bắc vào Nam, Việt Nam có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo, trong đó có những bãi, biển, vịnh đẹp nổi tiếng thế giới như Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… Ngoài ra, còn nhiều khu vực biển có tiềm năng lớn đã và đang được đầu tư như: vịnh Hạ Long – Hải Phòng – Cát Bà; Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Vân Phong – Đại Lãnh – Nha Trang; Vũng Tàu – Long Hải – Côn Đảo; Phan Thiết – Mũi Né; Hà Tiên – Phú Quốc. Đặc biệt, Việt Nam sở hữu nhiều khu vực ven biển có rừng ngập mặn (rừng ngập mặn Cà Mau, rừng ngập mặn cần Giờ…) cùng nhiều làng nghề, lễ hội độc đáo nên tạo điều kiện rất tốt cho phát triển du lịch.

    Ngoài những tiềm năng về tài nguyên – môi trường, biển Việt Nam còn có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2.773 đảo ven bờ với tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.720 km2, 02 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa, Trường Sa (gồm hơn 200 đảo) và các đối tượng địa lý (187 đảo). Trong số 3.000 hòn đảo chỉ có 03 đảo rộng trên 100 km2 là Phú Quốc (558 km2), Cái Bầu (194 km2) và Cát Bà (160 km2); còn lại là các đảo nhỏ. Các đảo phân bố từ phía Tây vịnh Bắc Bộ đến phía Đông vịnh Thái Lan nhưng chủ yếu tập trung ở hai vùng biển Đông Bắc và Tây Nam. Trong đó, các tỉnh, thành phố có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh (2.078 đảo, chiếm khoảng 75% tổng số đảo ven bờ Việt Nam), thành phố Hải Phòng (243 đảo, chiếm 8,8%), Kiên Giang (157 đảo, chiếm 5,7%) và Khánh Hòa (103 đảo, chiếm 3,7%)… Hệ thống đảo Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội cả nước nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng. Với vị trí phân bố đặc thù, hệ thống đảo có lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế biển, đảo. Đây được coi là ưu thế nổi bật, đặc thù của hệ thống đảo mà các vùng khác không có.
    Thách thức không nhỏ
    Đi cùng với tiềm năng, cơ hội phát triển, lĩnh vực phát triển kinh tế biển cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: ô nhiễm vùng bờ, phát triển nóng không gian biển, quy hoạch tổng thể.

    Ô nhiễm khu vực biển ven bờ

    Hiện có từ 70% đến 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua xử lý ra các con sông ở vùng đồng bằng ven biển hoặc xả thẳng ra biển. Đơn cử, chỉ riêng trong quá trình nuôi trồng thủy sản cũng làm phát sinh đáng kể lượng chất thải rắn trực tiếp ra biển, nguồn thải chủ yếu là các loại phân bón, thức ăn nhân tạo sử dụng trong nuôi trồng. Bình quân một ha nuôi tôm sẽ thải ra môi trường khoảng 5 tấn chất thải rắn và hàng chục nghìn m3 nước thải trong một vụ nuôi. Với tổng diện tích nuôi tôm hơn 600 nghìn ha, mỗi năm sẽ thải ra môi trường gần 3 triệu tấn chất thải rắn. Cụ thể: Tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, trên 37.000 ha đã được khai thác đưa vào nuôi trồng thủy sản (chiếm 30-35% diện tích nước mặn lợ). Phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị hủy diệt, dịch bệnh xuất hiện tràn lan…
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  20. Một nguyên nhân gây ô nhiễm biển nữa là tràn dầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn đã làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ xăng dầu. Lợi ích kinh tế dẫn đến tình trạng khai thác dầu quá mức. Trong khi đó, lượng dầu rất lớn bị rò rỉ ra môi trường biển do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu trở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển, đặc biệt là vùng nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có hàng trăm giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20% đến 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. Đó là chưa kể tình trạng ô nhiễm dầu do khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng gia tăng.

    Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, lượng chất thải đã gia tăng rất lớn ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày. Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng biển Nam Trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này. Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá hủy, gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ. Khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.

    Phát triển nóng các không gian biển

    Cùng với sự phát triển kinh tế, các mảnh đất sát biển được coi là mảnh đất vàng. Các hoạt động ở khu vực này vô cùng sôi động, đi dọc ven biển nhiều khu công nghiệp hiện đại gắn liền với các cảng biển nước sâu, các khu resort, sân gofl, nghỉ dưỡng phục vụ du lịch đã phần nào thay đổi bộ mặt các khu vực ven biển. Các khu vực trước kia là các làng chài nghèo ven biển, đồi cát hoang vu nay được thay đổi mới. Những điều này đã phần nào mang lại đời sống mới cho bộ phận các cư dân ven biển. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển đó là nhiều bất cập. Đầu tiên là các công trình này làm giảm quyền được tiếp cận của người dân tới biển khi các công trình ven biển hiện nay phần lớn phục vụ cho mục đích du lịch, phát triển công nghiệp… Trong khi đó, một trong những nguyên tắc được công nhận đó là tài nguyên biển là tài nguyên chia sẻ, việc độc chiếm không gian ven biển của các khu công nghiệp, khu resort, sân gofl… làm nảy sinh nhiều khó khăn cho người dân khi muốn ra biển. Nhiều khu vực, người dân phải đi xa hàng chục km mới có thể ra biển.
    Thứ hai, việc phát triển ồ ạt các khu vực ven biển sẽ tác động đến môi trường, ảnh hưởng trước tiên là làm chết các sinh vật đáy, mất đi môi trường sinh sống, đẻ trứng của các loài thủy sinh, ngoài ra còn ảnh hưởng đến dòng chảy dẫn đến sạt lở ở các vùng xung quanh. Vùng ven biển luôn tồn tại dòng hải lưu ven bờ, khi địa hình một khu vực bờ biển nào đó bị thay đổi, nhô ra do việc lấn biển khiến các dòng hải lưu thay đổi, hệ quả là gây bồi tụ hoặc xói lở ở các vùng biển xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng hải và các công trình, bãi biển khu vực đó.

    Thêm nữa, việc phát triển nóng các không gian ven biển còn tạo ra trầm tích lơ lửng trong nước. Sự xuất hiện các trầm tích này phát tán ra các khu vực biển xung quanh làm cho độ đục nước biển khu vực đó tăng lên, các sinh vật phù du không có ánh sáng mặt trời quang hợp dẫn đến chuỗi thức ăn bị thay đổi, xáo trộn thậm chí còn biến mất. Sự gia tăng các trầm tích trong nước cũng làm một số hệ sinh thái như rừng ngập mặn, cỏ biển bị chết. Việc mất đi các hệ sinh thái trên làm giảm khả năng giữ lại trầm tích, lại làm cho các hạt này phát tán xa hơn, có trường hợp đã gây ảnh hưởng đến rạn san hô cách đó hàng chục km.


    Các quy hoạch khai thác sử dụng biển đã xây dựng trước đây đều là quy hoạch ngành. Do đặc điểm quản lý khai thác biển của chúng ta trước kia là quản lý biển theo ngành, mỗi Bộ được giao quản lý một ngành, vì vậy, mỗi Bộ xây dựng cho mình một quy hoạch riêng, trình Chính phủ phê duyệt và trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, các Bộ xây dựng kế hoạch cho việc khai thác sử dụng biển. Do có nhiều Bộ cùng tham gia quản lý biển theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao nên có nhiều quy hoạch chuyên ngành khác nhau về biển. Việc quản lý theo ngành, quy hoạch ngành đã đem lại một số kết quả nhất định, tuy nhiên, việc chưa có một quy hoạch tổng thể, thống nhất về khai thác, sử dụng biển dẫn đến sự mâu thuẫn chồng chéo giữa các ngành, lĩnh vực, đồng thời tài nguyên biển bị sử dụng một cách thiếu bền vững, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Có thể lấy quy hoạch cảng biển làm ví dụ. Cả nước hiện được quy hoạch thành 5 nhóm cảng biển trải dài từ Bắc vào Nam và theo quy hoạch, lượng hàng hóa thông qua cảng chiếm từ 900-1.100 triệu tấn/năm vào năm 2020. Hệ thống cảng được quy hoạch phục vụ cho sự phát triển của kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống cảng ở nhiều nơi được xây dựng quá sát nhau, thiếu các hạ tầng hỗ trợ. Khu vực cảng lại chưa kết hợp được với các ngành khác như thủy sản, du lịch… Đặc biệt, không gian xây dựng cảng biển thường ở những nơi có các hệ sinh thái nhạy cảm và rất giá trị. Điều này khiến các hoạt động của cảng đều tác động tiêu cực đến sinh thái và môi trường tự nhiên, như làm mất các nơi sinh cư của động thực vật, gây ô nhiễm nước, không khí và đất xung quanh khu vực cảng. Những tác nhân gây ô nhiễm vùng cảng biển lớn nhất là dầu mỡ khoáng, các phế thải trên tàu và phế liệu xây dựng xả xuống biển. Do đó, hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước biển cũng có xu hướng gia tăng tại các khu vực vịnh và cảng biển.

    Định hướng phát triển và khuyến nghị chính sách

    Nghị quyết Trung ương 4 khóa X đã xác định “đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phát về kinh tế biển, ven biển như sau: 1) Khai thác, chế biến dầu, khí; 2) Kinh tế hàng hải; 3) Khai thác và chế biến hải sản; 4) Du lịch biển và kinh tế hải đảo; 5) Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển. Sau năm 2020, thứ tự phát triển kinh tế biển có sự thay đổi: 1) Kinh tế hàng hải; 2) Khai thác, chế biến dầu, khí và các loại khoáng sản; 3) Khai thác và chế biến hải sản; 4) Du lịch biển và kinh tế hải đảo; 5) Các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển”. Như vậy có thể thấy từ mức độ vĩ mô việc phát triển kinh tế biển được định hướng theo xu hướng giảm dần khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo và thay bằng các cách thức khai thác sử dụng biển một cách bền vững hơn.

    Hiện nay, trong quá trình phát triển kinh tế biển, vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế biển là một yêu cầu vô cùng cấp bách do môi trường biển là một môi trường thống nhất, không chia cắt và rất nhạy cảm dưới tác động của con người. Việc khai thác không hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, hầu như chúng ta mới chỉ khai thác dưới dạng thô (dầu khí, cát biển, muối biển…); giao thông vận tải biển cũng chưa xứng với tiềm năng; du lịch biển chưa đủ mạnh, nguy cơ suy thoái và ô nhiễm môi trường biển ngày càng cao. Do đó, để phát triển kinh tế biển bền vững, cần ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển chủ lực dựa trên cách tiếp cận dài hạn, bền vững và đồng bộ và gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

    Riêng với ngành tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, cần phát triển ngành dầu khí đồng bộ, trở thành bộ phận quan trọng của an ninh năng lượng quốc gia và hướng tới việc khai thác bảo đảm nhu cầu trong nước và có dự trữ bảo đảm cho phát triển dài hạn. Bên cạnh đó, cần phát triển ngành dựa trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên; lấy mục đích cuối cùng và yêu cầu của kinh tế thị trường để tiến hành triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác, chế biến. Thêm nữa, cần tập trung đầu tư cho chế biến sâu đối với ngành dầu khí, hướng tới việc thay thế nhập khẩu và cải thiện khả năng điều tiết, bình ổn giá. Với ngành vận tải biển, cảng biển, cần phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới. Còn với ngành du lịch biển, cần phát triển du lịch biển phải đặt trong tổng thể Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam gắn chặt với sự phát triển của các địa phương vùng ven biển. Phát triển du lịch biển có phân khúc, có trọng tâm, hướng tới sự bền vững và có chất lượng, đồng thời phát triển du lịch biển kết hợp chặt chẽ với mục tiêu bảo đảm quốc phòng – an ninh. Trong khi đó, ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản cần phát triển phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể của ngành nông nghiệp trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế tiềm năng, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

    Bên cạnh việc phát triển các ngành kinh tế biển chủ lực, cần thực hiện song song các giải pháp về bảo vệ môi trường, bảo vệ bờ biển và quy hoạch biển để thúc đẩy kinh tế biển phát triển bền vững.

    Hiện nay, lĩnh vực bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật đề cập như Luật Dầu khí, Luật Thủy sản, Luật Hàng hải, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo… Tuy nhiên, để quản lý công tác bảo vệ môi trường biển tốt hơn, cần tăng cường hệ thống giám sát, xây dựng các báo cáo định kỳ hàng tháng về môi trường biển, phối hợp với các đơn vị để thu nhận thông tin kịp thời về các sự cố gây ô nhiễm môi trường biển. Mặt khác, cần xây dựng quy định xử phạt đối với từng trường hợp gây ô nhiễm như hoạt động xả trộm chất thải ngoài khơi, hành vi cố ý gây ô nhiễm môi trường biển từ ngoài biên giới, hành vi nhận chìm không xin phép… Ngoài ra, cần tăng cường các hình thức tuyên truyền, giúp cho người dân, chính quyền hiểu được tầm quan trọng của biển, sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường biển.

    Song song với đó, cần khẩn trương thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, đến thời điểm tháng 2/2018, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển có trách nhiệm thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển thuộc phạm vi quản lý. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có địa phương nào thực thi nhiệm vụ này. Do vậy, trong thời gian tới cần nhanh chóng thúc đẩy việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển ở các địa phương.

    Cuối cùng, cần đặc biệt chú ý vấn đề quy hoạch biển. Hiện đã có quy định về việc xây dựng và ban hành một số quy hoạch mang tính tổng thể ở biển như: Quy hoạch tổng thể sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ hay gần đây là Quy hoạch không gian biển quốc gia. Các quy hoạch này tuy có khác nhau về tên gọi, phạm vi… song vẫn mang tính liên ngành, tổng thể và góp phần giảm bớt xung đột chồng chéo giữa các ngành, lĩnh vực sử dụng biển, đồng thời bảo vệ được các hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, hiện chưa có quy hoạch nào trong số các quy hoạch nêu trên được ban hành. Do đó, cần gấp rút triển khai nhiệm vụ này nhằm đảm bảo hài hòa trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đồng thời đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển.
    Bên cạnh việc phát triển kinh tế biển cũng cần phải tăng cường lực lượng tuần tra giám sát nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo bởi : Biển Đông là các đảo, quần đảo ngoài khơi, như Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ở vị trí trung tâm – một trong những nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua nhất trên thế giới. Các quần đảo này đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tư cách là các vị trí phòng thủ chiến lược trọng yếu đối với nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông. Đồng thời là các cơ sở hậu cần phục vụ các hoạt động biển xa, như kiểm soát các tuyến hàng hải đi qua lại trên Biển Đông, dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra-đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền, qua đó góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.
    Nik quê hương vải thiều
    Id 4843479
    (Nguồn: từ Internet)
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.