ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG

Thảo luận trong 'Hội Bô Lão Sân Đình' bắt đầu bởi Nguyễn Tiểu Thương 1, 13/1/19.

  1. Miss Hồng An

    Miss Hồng An Lý trưởng

    biển đông là 1 phần của lãnh thổ của vn để săn bắt cá và đi biển
    biển đông có hoàng sa và trường sa của việt nam
    tổ quốc việt nam có từ lâu đời biển đông phải giữ gìn
    id 4767916
    nick hunglien1992
     
    soaica1983Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  2. Arsenal1886

    Arsenal1886 Dân đen

    tổ quốc việt nam dành cho ngư dân đi biển bắt cá và đánh cá bắt hải sản biển đông có hoàng sa và trường sa của việt nam
    id 3897470
    nick aaaoooeee
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  3. Tinh Vy

    Tinh Vy Lý trưởng

    Em là ngư dân, chắc sẽ kiếm của các cụ mớ to rồi...
     
  4. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Báo cáo các cụ Bô lão, nhà cháu chưa tham gia dự thi, nhà cháu xin "Gợi ý" tý ti, vì đây là chủ đề tương đối "Nhạy cảm"!
    Nói về Biển Đông, trước hết, ta cần phải quan tâm đến Luật Biển Việt Nam.

    Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012. Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định từ điều 1 của bộ luật. Bộ luật cũng được soạn để phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.

     
    Chỉnh sửa lần cuối: 1/6/19
  5. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BIỂN VIỆT NAM

    1. Quá trình xây dựng và thông qua Luật Biển Việt Nam

    a. Sự cần thiết xây dựng Luật Biển Việt Nam

    Việt Nam là quốc gia ven biển với bờ biển dài trên 3.200km và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau; kinh tế biển và các ngành liên quan đến biển đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước. Từ khi tham gia Công ước Luật Biển năm 1982, Nhà nước ta sử dụng các nguyên tắc và quy phạm của văn kiện pháp lý quốc tế này để quản lý và bảo vệ biển, đảo của ta

    Các nước ven biển khác, kể cả các nước ven Biển Đông, đều có các Luật về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Việt Nam cũng cần có Luật về biển của mình, nhưng cho đến nay mới chỉ có các quy phạm dưới Luật. Việc ban hành Luật Biển Việt Nam vì thế là nhu cầu tất yếu, khách quan.

    b. Mục đích của việc thông qua Luật Biển Việt Nam:

    Để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, làm cho quy phạm pháp luật của ta hài hoà với quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

    c. Quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam

    Năm 1982 nước ta chính thức ký Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982). Năm 1994, Quốc hội nước ta thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982. Năm 1998, Quốc hội khoá X đưa việc xây dựng Luật Biển Việt Nam vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Luật. Trong quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam, chúng ta xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng của Việt Nam, căn cứ vào Hiến pháp năm 1992, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, Công ước Luật Biển năm 1982, các quy định của ta; tham khảo Luật về biển của các nước ven Biển Đông cũng như ở các khu vực khác.

    Luật Biển Việt Nam được chuẩn bị kỹ lưỡng trong 14 năm. Tháng 12-2011, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIII đã thảo luận và cho ý kiến đối với các nội dung quan trọng của dự thảo Luật. Quốc hội cơ bản nhất trí với Dự thảo, nhưng còn một số điểm cần hoàn thiện thêm nên để đến kỳ họp thứ 3 xem xét thông qua.

    Thực hiện chỉ đạo đó, trong mấy tháng đầu năm 2012, các cơ quan của Quốc hội đã khẩn trương phối hợp với cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam với số phiếu tán thành cao tỉ lệ 99,8%.

    2. Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam

    a. Chương I: Những quy định chung

    Phạm vi điều chỉnh của Luật gồm đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong các vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển, quản lý và bảo vệ biển, đảo.

    Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Nghị quyết năm 1994 của Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biên giới quốc gia năm 2003 đều đề cập đến hai quần đảo này. Do đó, Luật Biển Việt Nam không thể không đề cập đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Luật là sự tiếp nối các quy định đã có, thể hiện lập trường nhất quán của Việt Nam trong vấn đề này.

    Về nguyên tắc và chính sách quản lý, bảo vệ biển: Luật Biển Việt Nam nêu rõ quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc và các hiệp định, thỏa thuận quốc tế khác mà nước ta tham gia. Nhà nước phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển. Nhà nước khuyến khích và bảo hộ hoạt động của ngư dân trên các vùng biển; đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển v.v..

    Về đối ngoại: Luật Biển Việt Nam quy định chủ trương của Nhà nước Việt Nam giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước láng giềng bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Nhà nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó nêu nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể về biển và đại dương. Nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác so với các quy định của Luật thì áp dụng các quy định của các điều ước quốc tế đó.

    Về cơ chế quản lý biển: Luật Biển Việt Nam quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển.

    b. Chương II: Vùng biển Việt Nam

    Về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước ta: Luật Biển Việt Nam quy định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Hiện nay nước ta đã có đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến đảo Thổ Chu vận dụng theo phương pháp đường cơ sở thẳng mà Công ước Luật Biển năm 1982 quy định. Một số khu vực khác hiện nay chưa có đường cơ sở như Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Chính phủ sẽ xác định và công bố sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

    Về nội thủy và lãnh hải Việt Nam: Nội thủy nằm giữa bờ biển và đường cơ sở, còn lãnh hải nằm bên ngoài đường cơ sở. Lãnh hải rộng 12 hải lý (mỗi hải lý bằng 1852m). Ta có chủ quyền tuyệt đối với nội thuỷ. Đối với vùng lãnh hải ta cũng có chủ quyền, nhưng tàu thuyền của các nước có quyền đi qua không gây hại. Ta có chủ quyền tuyệt đối đối với vùng trời ở trên lãnh hải, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Ranh giới bên ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

    Về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa: Ta có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Thềm lục địa của nước ta có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý và mở rộng đến 350 hải lý kể từ đường cơ sở theo các điều kiện mà Công ước Luật Biển năm 1982 quy định (năm 2009, nước ta đã gửi 2 Báo cáo về ranh giới thềm lục địa của VN ngoài phạm vi 200 hải lý ở hai khu vực cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc xem xét).

    Luật Biển Việt Nam quy định tàu thuyền của các nước được đi qua không gây hại trong lãnh hải nước ta. Tàu quân sự nước ngoài thông báo trước khi thực hiện quyền này. Luật cũng quy định quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không, quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cũng như quyền lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm trên thềm lục địa Việt Nam. Các quyền này được thực hiện theo đúng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.

    Về quy chế các đảo, quần đảo của Việt Nam: Luật Biển Việt Nam khẳng định Nhà nước ta thực hiện chủ quyền trên các đảo, quần đảo Việt Nam. Phù hợp với Điều 121 của Công ước Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam quy định đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; còn đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

    c. Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam

    Luật Biển Việt Nam quy định rõ những hành vi mà tàu thuyền nước ngoài không được làm khi đi qua lãnh hải nước ta: đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương LHQ; luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào; thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Viẹt Nam; tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam; gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển; đánh bắt hải sản trái phép; nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép v.v…

    Chính phủ quy định công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải, khi cần thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam. Luật cũng quy định về tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ, về giữ gìn bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển; đồng thời nêu cụ thể những hành vi bị cấm như cấm đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh Việt Nam; khai thác tài nguyên, lắp đặt sử dụng thiết bị công trình, khoan đào, nghiên cứu khoa học một cách trái phép; tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí chất nổ, chất độc hại, cấm mua bán người, hoạt động cướp biển, phát sóng trái phép.

    d. Chương IV: Phát triển kinh tế biển

    Luật Biển Việt Nam quy định phát triển kinh tế biển: phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.

    Luật quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biển hải sản; phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.

    e. Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển

    Luật Biển Việt Nam quy định các lực lượng có thẩm quyền tuần tra, kiểm soát trên biển gồm các lực lượng của quân đội nhân dân, công an nhân dân và các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.

    - Luật quy định các lực lượng này hoạt động theo nhiệm vụ được quy định cụ thể trong luật pháp Việt Nam và được trang bị cờ, sắc phục, phù hiệu có dấu hiệu đặc trưng. Khi cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền sẽ huy động sự tham gia của các lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng bảo vệ của các cơ quan.

    g. Chương VI: Xử lý vi phạm (4 điều)

    Quy định về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm; biện pháp bảo đảm tố tụng, xử lý vi phạm, biện pháp đối với đối tượng là người nước ngoài nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đúng pháp luật giữa các cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm Luật Biển Việt Nam. Đặc biệt khi tạm giữ, tạm giam tàu và thuyền nước ngoài phải thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý.

    h. Chương VII: Điều khoản thi hành (2 điều)

    Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

    3. Ý nghĩa của việc thông qua Luật Biển

    Việc thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo nước ta. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản Luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo nước ta.

    Việc Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo với các nước bằng các biện pháp hòa bình đã chuyển thông điệp quan trọng của ta đến toàn thế giới: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
     
  6. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    TÌNH HÌNH BIỂN, ĐẢO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY

    Việt Nam là một nước ven biển với bờ biển dài hơn 3260km và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Năm 1994 Việt Nam tham gia Công ước Luật Biển năm 1982. Năm 2002 Việt Nam tham gia ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (Tuyên bố DOC 2002).

    1. Các vùng biển của Việt Nam theo pháp luật quốc tế

    Phù hợp với pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982, Nhà nước ta đã ban hành các quy định cụ thể về các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam như nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, các đảo, quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như vấn đề phát triển kinh tế biển, quản lý và bảo vệ biển, đảo.Pháp luật về biển Việt Nam xác định rõ quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Theo luật biển quốc tế hiện đại, phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đều được tính từ đường cơ sở. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của các vùng biển của nước ta được xác định trong Tuyên bố năm 1982 của Chính phủ.

    Một là, nội thủy của Việt Nam là vùng nước tiếp giáp với bờ biển ở phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước ta. Trong vùng nội thuỷ của ta, Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.

    Hai là, lãnh hải của Việt Nam là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982.

    Tàu bay nước ngoài chỉ được phép vào vùng trời ở trên lãnh hải nước ta khi được sự đồng ý của Chính phủ nước ta hoặc theo các điều ước quốc tế mà nước ta tham gia. Tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Khi đi qua lãnh hải nước ta, tàu thuyền nước ngoài không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:

    a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;

    b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;

    c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;

    d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của ta;

    đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của ta;

    e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền ;

    g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền ;

    h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với các quy định pháp luật của ta về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;

    i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;

    k) Đánh bắt hải sản trái phép;

    l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;

    m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;

    n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

    Nhà nước ta có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc đi qua trong lãnh hải của mình trong các vấn đề như an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, xuất, nhập cảnh, y tế cũng như quy định hành lang để tàu thuyền đi qua.

    Ba là, vùng tiếp giáp lãnh hảicủa Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhà nước Việt Nam thực hiện kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải nước ta.

    Bốn là, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của nước ta. Nhà nước ta có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng đặc quyền kinh tế. Nhà nước ta cũng có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, tự do hàng không ở vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế của mình.

    Năm là, thềm lục địa của Việt Nam là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của nước ta cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa chưa đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa vượt quá 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500m (tức là đường nối liền các điểm có độ sâu 2500m). Năm 2009 Nhà nước ta đã trình lên Liên hợp quốc 2 báo cáo quốc gia xác định thềm lục địa ngoài 200 hải lý. Báo cáo phía Bắc ta tự khảo sát, xây dựng. Báo cáo khu vực phía Nam Biển Đông ta và Ma-lai-xi-a phối hợp xây dựng và cùng trình.

    Phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật về biển của nước ta khẳng định Nhà nước ta có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa và không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thềm lục địa nước ta nếu không được sự đồng ý của Chính phủ.

    2. Tình hình phân định ranh giới biển giữa nước ta với các nước láng giềng

    a) Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục điạ giữa nước ta và Thái Lan trong Vịnh Thái Lan.

    Từ năm 1992 đến năm 1997 ta và Thái Lan tiến hành 09 vòng đàm phán phân định vùng biển chồng lấn giữa hai nước. Ngày 9/8/1997, tại Băng-cốc, đại diện Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đại diện Chính phủ Vương quốc Thái Lan đã ký Hiệp định phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan.

    b) Phân định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ

    Liên quan vấn đề Vịnh Bắc Bộ, Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 19-10-1993 nêu rõ “Hai bên sẽ áp dụng luật pháp quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng”.

    Từ năm 1992 đến năm 2000, ta và Trung Quốc tổ chức 10 vòng đàm phán chính thức và không chính thức ở cấp Đoàn đàm phán Chính phủ, 18 vòng đàm phán cấp Nhóm công tác liên hợp cấp chuyên viên, 08 vòng đàm phán cấp Tổ chuyên viên liên hợp không chính thức và 10 vòng đàm phán của Tổ chuyên gia đo vẽ phục vụ phân định.

    Ngày 25/12/2000, hai nước đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ. Hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ.

    c) Phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xia

    Từ tháng 6/1978 đến 2003 Việt Nam và In-đô-nê-xia tiến hành 02 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 22 vòng đàm phán cấp chuyên viên và 04 cuộc họp hẹp giữa hai Trưởng đoàn cấp chuyên viên. Ngày 26/6/2003, đại diện Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xia đã ký Hiệp định phân định phân định thềm lục địa giữa hai nước.

    d) Các thoả thuận quá độ với Ma-lai-xi-a, Căm-pu-chia liên quan biển, đảo

    - Thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xia

    Việt Nam và Ma-lai-xia có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn. Diện tích vùng chồng lấn không lớn, nhưng có tiềm năng về dầu khí. Ngày 05/6/1992 Chính phủ hai nước ký Thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn (MOU) như là giải pháp tạm thời trong khi chưa phân định dứt điểm ranh giới. Các nguyên tắc hợp tác: chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia công bằng lợi nhuận; hoạt động thăm dò khai thác dầu khí do Petrovietnam và Petronas thực hiện trên cơ sở các dàn xếp thương mại. Thời gian qua, hai công ty dầu khí hai nước đã triển khai ký kết các dàn xếp thương mại. Sau này, Việt Nam và Ma-lai-xia sẽ phân định dứt điểm ranh giới vùng chồng lấn này.

    - Hiệp định về vùng nước lịch sử với Căm-pu-chia

    Việt Nam và Căm-pu-chia cần phải phân định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan. Năm 1982 hai nước ký Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa hai nước với các nội dung chính là: hai bên thỏa thuận sẽ cùng tiến hành tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử, việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương hai nước trong vùng biển này vẫn theo tập quán làm ăn từ trước tới nay, còn việc khai thác tài nguyên thiên nhiên khác do hai bên cùng nhau thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận không bên nào được đơn phương tiến hành. Theo Hiệp ước năm 1983 về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Căm-pu-chia, vào thời gian thích hợp ta và Căm-pu-chia sẽ thương lượng để phân định ranh giới biển giữa hai nước trong vùng biển này theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

    đ) Những khu vực mà ta và các nước láng giềng còn phải phân định

    Với Trung Quốc: Ta và Trung Quốc còn phải phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Ta và Căm-pu-chia phải phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ta và Ma-lai-xi-aphải phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa . Ta và In-đô-nê-xi-a phải phân định vùng đặc quyền kinh tế.

    3. Các đảo và quần đảo của Việt Nam

    a) Nước ta có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, trong đó hơn một nửa là ở trong Vịnh Bắc Bộ. Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Cho đến thế kỷ XVII, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo vô chủ. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “đội Hoàng Sa” (Cát Vàng) ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa của các tàu mắc cạn, đánh bắt hải sản quí hiếm mang về dâng nộp và còn đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên hai quần đảo. Sau đó, Chúa Nguyễn tổ chức thêm “đội Bắc Hải”, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa, cũng với nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Triều đình phong kiến Việt Nam đã cử quân ra đo đạc, khảo sát hai quần đảo. Các hoạt động của Nhà Nguyễn tại Hoàng Sa và Trường Sa được lưu lại không chỉ trong tài liệu lịch sử của nhiều tác giả trong nước như “Toản tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo (1686) hay “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776) mà còn được người nước ngoài ghi chép lại khi họ đến làm ăn, sinh sống tại Việt Nam.

    Trong thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ những năm 1925 và 1927, Pháp đã tổ chức điều tra trên Hoàng Sa và duy trì tuần tra trên quần đảo. Liên tục trong các năm 1930 - 1933, Pháp đãđưa quân đội ra đóng ở Trường Sa. Năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ) và năm 1938 đã thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.Bên cạnh các hoạt động đó, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện trên hai quần đảo.Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

    Năm 1950, Pháp trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, đại diện Chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo. Về hành chính, năm 1956, Chính quyền Sài Gòn quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

    Năm 1975, Nhà nước ta đã tiếp quản các đảo do quân đội chính quyền Sài gòn đóng giữ ở quần đảo Trường Sa là đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang. Từ đó đến nay, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

    Về quản lý hành chính, năm 1982, Chính phủ đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay, huyện Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hoà. Tháng 4/2007, để hoạt động quản lý hành chính hiệu quả hơn, Chính phủ đã quyết định thành lập thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa và hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn.

    b) Hiện nay tình hình liên quan đến 2 quần đảo rất phức tạp. Một số nước ven Biển Đông cũng nêu yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo, dẫn đến hình thành tranh chấp song phương giữa ta và Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa và tranh chấp đa phương đối với quần đảo Trường Sa. Các tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo phức tạp, nên quá trình để tìm giải pháp cho các tranh chấp này sẽ lâu dài. Trong bối cảnh đó và nhằm tạo điều kiện cho việc duy trì hoà bình và ổn định ở Biển Đông, vào năm 2002 ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

    Nhà nước ta chủ trương và ủng hộ nỗ lực giải quyết các tranh chấp về chủ quyyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các biện pháp hoà bình theo Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật Biển năm 1982 và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Những vấn đề liên quan đến 2 nước thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến nhiều nước thì giải quyết giữa các bên liên quan. Điều này đã được ghi nhận trong Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tháng 10/2011. Tranh chấp đa phương về Trường Sa thì giải quyết đa phương. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp các bên phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các cam kết theo Tuyên bố DOC năm 2002, tăng cường nỗ lực để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông/.
     
  7. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    HÀNH KHÚC BIỂN

     
  8. soaica1983

    soaica1983 Dân đen

    các cụ ta từ sưa đã có câu rừng vàng biển bạc . vâng đúng là thiên nhiên đã ưu ái cho Việt Nam chúng ta có một bờ biển dài hơn 1nghìn km với một vị trí đắc địa để giao thương đường biển giữa các châu khác với nhiều nước ở đông nam á chúng ta . vâng chính vì những lợi thế đó của Việt Nam ma nhiều nước lớn trên thế giới rất quan tâm đến Việt Nam vd như trung quốc . ngoài việc thuận tiện trong giao thương đường biển thì nguồn tài nguyên mà biển đem lại cho chúng ta là rất lớn . ngoài việc phong phú về nguồn cá thì biển còn mang lại cho chúng ta một thứ vô cùng quý giá đó là dầu . nói chung biển đem lại cho Việt Nam rất rất nhiều ưu đãi chính vì vậy chúng ta phải có chách nhiệm giữ gìn và bảo vệ . bác HỒ kính yêu đã từng nói các vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước . Vậy chúng ta hãy chung tay góp một phần nhỏ bé để gìn giữ những gì ma chả ông ta đa gây dựng .
    id 4801590
    nick soaica1983
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  9. hoainam2308

    hoainam2308 Chánh tổng

    Biển Đông là một biển nửa kín, được bao bọc bởi chín quốc gia trong đó có Việt Nam. Đối với đất nước Việt Nam chúng ta, biển Đông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    - Về giao thông: Vùng biển và ven biển đất nước chúng ta nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu và Châu Á. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành hàng hải Việt Nam phát triển. Có thể thấy chúng ta đã có khá nhiều những cảng biển từ Bắc vô Nam như Cái Lân, Đình Vũ, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải, Hòn Chông, Phú Quốc, ...v.v... Sự hình thành các cảng biển này sẽ cho đất nước chúng ta có khả năng vận chuyển hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc được thuận lợi và nhanh chóng.

    - Về tài nguyên: Vùng biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên vô cùng phong phú. Dầu mỏ, khí đốt, một số khoáng sản quan trọng và các loại vật liệu xây dựng. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện ra được hàng chục mỏ dầu khí và đang đưa vào khai thác dần.

    - Về nguồn lợi hải sản: Vùng biển Việt Nam có trữ lượng hải sản vô cùng phong phú góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

    - Về tiềm năng du lịch: Vùng biển Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Do đặc điểm tự nhiên mà đất nước chúng ta có rất nhiều các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo thành rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng. Rất phù hợp để cho chúng ta phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch hiện đại.

    - Về quốc phòng và an ninh: Biển Đông được ví như mặt tiền của đất nước Việt Nam. Hầu hết các cuộc chiến tranh xâm lăng đất nước thì ngoại bang đã dùng đường biển để tấn công đất nước chúng ta. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền của chúng ta có hình chữ S, có chiều ngang hẹp nên chiều sâu đất nước khá là hạn chế. Các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của chúng ta đều nằm cách bờ biển không xa nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển vô. Nếu có chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động của vũ khí trang bị công nghệ cao từ hướng biển. Cho nên nếu các khu vực quần đảo hay hải đảo mà được củng cố xây dựng tốt thì khu vực biển đảo này sẽ cực kỳ hiệu quả trong việc phòng thủ cho đất liền. Nói chung chúng ta phải xây dựng lực lượng Hải Quân, Cảnh Sát Biển thật vững mạnh và tinh nhuệ để có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và thềm lục địa của Tổ quốc.

    Nick hoainam2308 - ID 4597888. Cháu/em xin được cảm ơn Hội Bô Lão Sân Đình! Trân trọng!
     
  10. kubj872018

    kubj872018 Chánh tổng

    1/ Biển Đông là tên gọi riêng của Việt Nam, là biển lớn lớn thứ 4 thế giới. Việt Nam có 1 phần lãnh hải trên Biển Đông. Có rất nhiều hòn đảo nhỏ trên biển và 2 đảo lớn. 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường sa nằm trên Biển Đông được Việt Nam khẳng định chủ quyền qua bao thế kỷ. Năm 1956 Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm 1 phần cho tới tháng 1 năm 1974 Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn Hoàng sa. Trường sa cũng xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa các nước có ranh giới giáp biển.
    2/ Biển Đông là 1 trong những con đường giao thông hàng hải lớn nhất thế giới không những thế nó còn có nguồn thuỷ sản phong phú và trữ lượng dầu khí đầy tiềm năng. Chính vì vậy nên Trung quốc nhăm nhe chiếm đoạt Biển Đông cho riêng mình. Nếu biển Đông rơi vào tay Trung Quốc thì Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn và phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Thứ 1: Ngư dân ven biển sẽ không được đánh bắt thuỳ hải sản trên Biển Đông.
    Thứ 2: Dịch vụ hàng hải phải phụ thuộc vào Trung quốc nếu Trung quốc.
    Thứ 3: Việt Nam sẽ ko được khai thác dầu mỏ trên Biển Đông.
    Thứ 4:Về an ninh quốc phòng sẽ rất nguy hiểm nếu biển đông thuộc về Trung Quốc. Với 4000 năm chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước tới giờ Trung Quốc vẫn muốn chiếm Việt Nam vậy nếu biển Đông thuộc Trung Quốc thì nó quá dễ để đưa quân đổ bộ lên đất liền.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  11. 1Axe1Axe

    1Axe1Axe Chánh tổng

    Theo Cháu biết:
    Việt Nam là quốc gia có hơn ba nghìn hòn đảo lớn nhỏ và bờ biển dài hơn 3.260km bao bọc lãnh thổ ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, với chỉ số biển (khoảng 0,01), cao gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam không những được xác định có vị trí chiến lược, là cửa ngõ của Đông Nam Á mà biển, đảo còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước khi hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn đều gắn kết với biển.
    Biển từ lâu đời đã có một vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Biển của nước ta như một sân trước, là một vùng địa lý cửa ngõ của quốc gia. Trong lịch sử, kẻ thù xâm lược chủ yếu lợi dụng tấn công từ hướng biển, từ thời Nam Hán, Nguyên Mông, đến Pháp, Mỹ... Nước ta có hơn 3.200 km bờ biển, có các vùng biển và bờ biển quan trọng liên quan trực tiếp tới an ninh - quốc phòng, bảo vệ kinh tế và tài nguyên biển. Đặc biệt, các vùng biển của nước ta được xác định là vùng kinh tế quan trọng, có thể nói quyết định tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Đây không phải là một yêu cầu và đặc điểm riêng của nước ta. Nhiều nước khác có biển đã phát huy thế mạnh của biển để phát triển cả kinh tế - quốc phòng. Nền kinh tế tương lai sẽ dựa nhiều vào việc Thành phố kinh tế biển. Biển và chiến lược biển được xem như một chiến lược toàn cầu của loài người.
    Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”(2). Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Biển Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế. Vì vậy, để khai thác, sử dụng hiệu quả và biến các tiềm năng ấy thành nguồn lực, động lực đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước cần tập trung đầu tư nguồn lực thích đáng cho các ngành kinh tế mũi nhọn, có thế mạnh ở các vùng ven biển, trên các đảo và quần đảo như: Khai thác, chế biến dầu khí; hệ thống cảng và dịch vụ vận tải biển; khai thác, chế biến hải sản, du lịch... Trong đó, ưu tiên xây dựng các trung tâm dịch vụ, thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh có đủ khả năng vươn xa, kết hợp phát triển kinh tế với làm chủ biển, đảo; tập trung nguồn vốn, khoa học, công nghệ, nguồn lao động để khai thác có hiệu quả các tiềm năng của biển; ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh trên khu vực quần đảo Trường Sa và các đảo lớn xa bờ, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ sản xuất của nhân dân đang sinh sống trên các đảo và quần đảo.
    Dân sự hóa các vùng biển, đảo vừa là cơ sở để chúng ta khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên biển, vừa là tiền đề để xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại chỗ phục vụ chiến lược quốc phòng - an ninh trên biển. Đảng ta đã khẳng định trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020: “Thực hiện quá trình dân sự hóa trên biển, đảo gắn với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác biển. Có chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư ổn định và làm ăn dài ngày trên biển; thí điểm xây dựng các khu quốc phòng - kinh tế tại các đảo, quần đảo Trường Sa, vùng biển, đảo của Tổ quốc”(3). Đây là một chủ trương chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Chủ trương này đã và đang được hiện thực hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên biển.
    Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
    Đối với các bất đồng, tranh chấp trên Biển Đông, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là: Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm sớm tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển...
    Cháu xin hết
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  12. chachavn1

    chachavn1 Chánh tổng

    TÌM HIỂU VỀ BIỂN ĐÔNG



    * Vai trò của Biển Đông đối với thế giới và Việt Nam?


    Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po và cả Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông. Biển Đông có những eo biển quan trọng như eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Đài Loan là những eo biển khá nhộn nhịp trên thế giới. Do đó, Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.


    Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.


    Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ trung bình của thế giới (600 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Không một nơi nào trên lục địa của Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km.


    Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.


    Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá.


    Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Namphát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch…


    Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm… trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
    Đặc biệt Biển Đông chứa lượng băng cháy khá lớn. Băng cháy là nguồn năng lượng chính trong 60 năm tới, ngày 22/5 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã sang thăm Nga và thảo luận hợp tác khai thác Băng cháy với Nga
    Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

    BAN DO.
    Bản đồ Việt Nam và Biển Đông




     

    Các tệp đính kèm:

    Chỉnh sửa lần cuối: 2/6/19
    Chắn hội Hải Phòng thích điều này.
  13. chachavn1

    chachavn1 Chánh tổng

    *Vị trí, điều kiện tự nhiên của Biển Đông?
    Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ 3o vĩ Bắc đến 26o vĩ Bắc và từ 100o kinh Đông đến 121o kinh Đông; là một trong những biển lớn nhất trên thế giới với 90% chu vi được bao bọc bởi đất liền. Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ.

    Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch, đồng thời đây cũng là khu vực đang chịu sức ép nhiều về bảo vệ môi trường sinh thái biển.

    Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này, sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì liên tục trong vòng 15 - 20 năm tới
    Ngoài ra, theo các chuyên gia, khu vực Biển Đông còn chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng (băng cháy). Trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai trong vòng 60 năm tới


    * Trong Biển Đông hiện nay đang tồn tại những loại tranh chấp gì?


    Trước hết, theo quan điểm của Việt Nam và căn cứ vào nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ, Việt Nam có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Căn cứ vào Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và thềm lục địa được xác lập phù hợp với Công ước này.

    Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số nước đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, và, do việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 của các nước ven biển nằm bên bờ Biển Đông khác nhau, nên đã hình thành các khu vực biển và thềm lục địa chồng lấn cần được tiến hành phân định giữa các bên liên quan.

    Từ thực tế đó, hiện tại trong Biển Đông đang tồn tại hai loại tranh chấp chủ yếu:

    -Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

    - Tranh chấp trong việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển liền kề hay đối diện nhau ở xung quanh Biển Đông.

    * Thực trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vị trí chiếm đóng của các bên tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?
    1. Đối với quần đảo Hoàng Sa:
    Trung Quốc đã tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ XX-(năm 1909), mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý quần đảo này.

    Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục, họ phải rút luôn số quân đang chiếm đóng ở quần đảo Hoàng Sa.

    Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ và trong khi chính quyền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, CHND Trung Hoa đã đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa.

    Năm 1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, CHND Trung Hoa lại huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.

    Mọi hành động xâm lược bằng vũ lực nói trên của CHND Trung Hoa đều gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng hòa và đều bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà nước Việt Nam quản lý phần lãnh thổ miền Nam Việt Nam theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-ve năm 1954, lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh ngoại giao và dư luận.

    2. Đối với quần đảo Trường Sa:

    a. Trung Quốc:Đã tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ những năm 30 của thế kỷ trước, mở đầu bằng một công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi cho Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định “các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc”.

    Năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm đảo Ba Bình. Năm 1956, quân đội Đài Loan lại tái chiếm đảo Ba Bình.

    Năm 1988, CHND Trung Hoa huy động lực lượng đánh chiếm 6 vị trí, là những bãi cạn nằm về phía tây bắc Trường Sa,ra sức xây dựng, nâng cấp, biến các bãi cạn này thành các điểm đóng quân kiên cố, như những pháo đài trên biển.

    Năm 1995, CHND Trung Hoa lại huy động quân đội đánh chiếm đá Vành Khăn, nằm về phía Đông Nam quần đảo Trường Sa. Hiện nay họ đang sử dụng sức mạnh để bao vây, chiếm đóng bãi cạn Cỏ Mây, nằm về phía Đông, gần với đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Như vậy, tổng số đá, bãi cạn mà phía Trung Quốc đã dùng sức mạnh để đánh chiếm ở quần đảo Trường Sa cho đến nay là 7 vị trí. Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa và mở rộng thêm 1 bãi cạn rạn san hô là bãi Bàn Than.

    b. Phi-líp-pin: Bắt đầu tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng sự kiện Tổng thống Quirino tuyênbố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về Phi-líp-pin vì nó ở gần Phi-líp-pin.

    Từ năm 1971 đến năm 1973, Phi-líp-pin đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977-1978, chiếm thêm 2 đảo; năm 1979, công bố Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11 tháng 6 năm 1979 gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa, vào trong một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Phi-líp-pin. Năm 1980, Phi-líp-pin chiếm đóng thêm 1 đảo nữa nằm về phía Nam Trường Sa, đó là đảo Công Đo… Đến nay, Phi-lip-pin chiếm đóng 9 đảo, đá trong quần đảo Trường Sa.

    c. Mai-lai-xia: Mở đầu bằng sự việc Sứ quán Mai-lai-xia ở Sài Gòn, ngày 03 tháng 02 năm 1971, gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa hỏi rằng quần đảo Trường Sa hiện thời thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa hayViệt Nam Cộng hòa có yêu sách đối với quần đảo đó không? Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trả lời rằng quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạmchủ quyền Việt Nam ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.

    Tháng 12 năm 1979, Chính phủ Mai-lai-xia xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Mai-lai-xia khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm đảo An Bang và Thuyền Chài đã từng do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.

    Năm 1983-1984 Mai-lai-xia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trường Sa là Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân. Năm 1988, họ đóng thêm 2 bãi ngầm nữa là Én Đất và Thám Hiểm.Hiện nay, Ma-lai-xia đang chiếm giữ 5 đảo, đá, bãi cạn trong quần đảo Trường Sa.

    d. Bru-nây: Tuy được coi là một bên tranh chấp liên quan đến khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng trong thực tế Bru-nây chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào. Yêu sách của họ là ranh giới vùng biển và thềm lục địa được thể hiện trên bản đồ có phần chồng lấn lên khu vực phía Nam Trường Sa.
     
  14. Nguyễn Ngọc Hoàng

    Nguyễn Ngọc Hoàng Chánh tổng

    Muốn bảo thưởng thì phải đầu tư . Đầu ông chắc chỉ để mọc tóc à mà đăng bài dự thi kiểu này . Đúng là thánh vạ vật rinh game .=))
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 2/6/19
  15. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    BÀI TUYÊN TRUYỀN

    Lan tỏa tình yêu, tinh thần xung kích, sáng tạo và trách nhiệm của tuổi trẻ đối với biển, đảo của Tổ quốc.

    (Bqp.vn) - Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2019 là hoạt động cụ thể hóa kế hoạch của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc triển khai Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, biển đảo” giai đoạn 2018 - 2022 và Chương trình phối hợp phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo giữa Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Quân chủng Hải quân giai đoạn 2018 - 2023.

    [​IMG]

    Lễ tiễn Đoàn Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2019 tại cảng Cam Ranh.

    Những năm qua Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” đã tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức về biển đảo, tuyên truyền trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên; đồng thời thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện, trách nhiệm của tuổi trẻ với biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

    [​IMG]

    Lễ chào cờ và duyệt đội ngũ trên thị trấn Trường Sa.

    Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2019, với sự tham gia của các đại biểu là các cán bộ, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu và đại diện một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước đi thăm và động viên quân, dân trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, diễn ra từ ngày 20 - 28/5/2019. Mỗi nơi đến, Đoàn đã tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm hỏi, giao lưu văn hóa văn nghệ, các hoạt động tập thể, trò chơi, tiểu phẩm, xiếc ảo thuật... với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo và Nhà giàn DK1.

    [​IMG]

    Các đại biểu Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” giao lưu văn nghệ với cán bộ, chiến sỹ trên đảo Len Đao.

    Tận mắt chứng kiến cuộc sống, những nỗ lực, cố gắng không ngừng trong huấn luyện, SSCĐ, lao động sản xuất, học tập, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại các đảo, nhà giàn, các đại biểu trong Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” niềm vinh dự, tự hào, tình yêu, trách nhiệm với biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Đại biểu Nguyễn Trường Giang, đoàn viên tỉnh Đăk Nông - người đã vượt qua hơn 3.000 thí sinh và giành giải Nhất cuộc thi Tìm hiểu biển đảo Việt Nam chia sẻ: Tôi thật may mắn khi được tham gia hành trình này, mọi thứ đều khác xa với những gì tôi đã tưởng tượng trước đó. Hình ảnh những cán bộ, chiến sỹ dưới cái nắng cháy da, cháy thịt vẫn rạng rỡ nụ cười. Những cuộc trò chuyện đầy xúc động lúc gặp mặt, những cánh tay vẫy chào không dứt khi chúng tôi rời đảo… đã in đậm trong ký ức của mỗi chúng tôi. Đây thực sự là một trải nghiệm, một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời của tôi. Thông qua Hành trình lần này, tôi càng thấy tự hào, cảm phục những Chiến sỹ Trường Sa và thấy được rõ hơn trách nhiệm của tuổi trẻ chúng tôi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

    [​IMG]

    Các đại biểu thăm hỏi, động viên các gia đình sinh sống trên xã đảo Song Tử Tây.

    Cùng chung cảm xúc đó, đại biểu Lê Thanh Thủy (tỉnh Kon Tum) chia sẻ: Chưa bao giờ tôi cảm thấy tự hào và yêu biển, đảo quê hương như vậy. Trong suốt Hành trình, mỗi nơi đến thăm đều để lại ấn tượng thật sâu sắc trong chúng tôi. Trường Sa, Song Tử Tây, Sơn Ca hay Sinh Tồn Đông… đều mang đến trong tôi một cảm giác thật gần gũi, thân quen như chính làng quê thân thuộc của mình, với những nếp nhà khang trang, những ngôi trường mái ngói đỏ tươi với những tiếng học vần ê a, những con đường rợp bóng mát hay những vườn rau, đàn gia súc, gia cầm được chăm sóc cẩn thận.

    [​IMG]

    Cây Phong ba hàng trăm năm tuổi trên xã đảo Song Tử Tây.

    Trong dịp này, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã trao 10 Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” - phần thưởng cao quý nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng cán bộ, chiến sỹ đang công tác trên các đảo và Nhà dàn DK vì đã có nhiều đóng góp, cống hiến trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” cũng đã trao tặng cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các xã đảo và Nhà giàn DK1 nhiều phần quà có giá trị thiết thực, như máy làm mát không khí, máy vi tính, máy in, máy làm rau mầm, đàn organ, xe đạp, đồ dùng học sinh và nhiều nhu yếu phẩm khác. Đặc biệt, nhân kỷ niệm 129 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu và 50 năm thực hiện di chúc của Người, các đại biểu tham gia đã trồng cây và gắn biển “Hàng cây Trường Sa xanh” trên đảo Trường Sa.

    [​IMG]

    Các đại biểu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa.

    [​IMG]

    Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

    Trong hành trình lần này, các đại biểu đã tham gia lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hy sinh trên quần đảo Trường Sa, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc; dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại các đài tượng niệm, các chùa trên đảo và phần mộ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK.

    [​IMG]

    Một tiết mục trong đêm giao lưu văn hóa văn nghệ trên tàu.

    Cùng với đó, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi đua được tổ chức trên tàu đã góp phần gắn kết các thành viên Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” như: phát động thi đua 5 nhất; xem phim tài liệu về Hải quân nhân dân Việt Nam; chương trình phát thanh nội bộ qua hệ thống phát thanh trực tiếp trên tàu; Cuộc thi viết “Khát vọng Trường Sa”, Cuộc thi ảnh “Sức sống Trường Sa”... Các cuộc thi đã nhận được sự tham gia của đông đảo các thành viên với nhiều tác phẩm có giá trị văn học nghệ thuật được ghi lại từ những cảm xúc chân thật của các đại biểu.

    [​IMG]

    Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bùi Quang Huy cùng các đại biểu Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2019 đến thăm cán bộ, chiến sỹ trên đảo Sinh Tồn Đông.

    Theo Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bùi Quang Huy, những năm qua, hướng về biển đảo Tổ quốc, cùng với các cấp, các ngành, tuổi trẻ cả nước đã có nhiều những hành động thiết thực, việc làm cụ thể. Đặc biệt, thông qua các hoạt động, Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” đã góp phần lan tỏa, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu biển đảo đến các đoàn viên thanh, thanh niên và nhân dân. Hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” đã giúp cán bộ, đoàn viên, thanh niên hiểu rõ hơn về cuộc sống, sinh hoạt, học tập… của các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi đảo xa; hiểu hơn về biển đảo Tổ quốc mình, từ đó ý thức được rõ hơn trách nhiệm của tuổi trẻ trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, biến tinh thần và ý thức đó thành những hành động, việc làm cụ thể, thể hiện lòng yêu nước đúng cách và đầy sáng tạo của mình.

    Hải Quân
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  16. Miss Hồng An

    Miss Hồng An Lý trưởng

    e tl dc nvay thoi
     
  17. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    PHIM TÀI LIỆU

     
  18. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    NÚI SÔNG BỜ CÕI

     
  19. ù cây nhị văn

    ù cây nhị văn Dân đen

    Cảm ơn bác tiểu thương cháu đã nhận đc 10 m bảo ạ.
     
  20. Xứ Đoài mây trắng

    Xứ Đoài mây trắng Chánh tổng

    Bài Dự Thi Đố Vui Tháng 6
    Vùng Biển nước ta có diện tích rộng, là một bộ phận của Biển Đông, phía Bắc vùng Biển nước ta có Vịnh Bắc Bộ, phía Nam có vịnh Thái Lan. Vùng Biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo.
    Vịnh Bắc Bộ có nhiều đảo nhất như Cát Bà, Cái Bầu , Vịnh Hạ Long .
    Vùng Biển miền Trung có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa có các đảo nhỏ xung quanh như Lý Sơn, Phú Quý.
    Vùng Biển phía Nam có một số đảo tiêu biểu như Phú Quốc , Côn Đảo...
    -Biển Đông có tầm quan trọng rất lớn đến phát triển kinh tế , là vùng biển rất giàu tài nguyên khoáng sản ....như dầu mỏ ở Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu , Thủy sản ở tỉnh Khánh Hòa . Phát triển du lịch như Vịnh Hạ Long, Cát Bà và xây dựng cảng biển, là con đường huyết mạch giao thương giữa Châu Á Thái Bình Dương và các châu lục khác
    - Biển Đông còn là nơi điều tiết khí hậu rất quan trọng , là nơi cung cấp trữ lượng muối bậc nhất cho công cuộc phát triển Diêm, Ngư.
    - Biển Đông còn đóng vai trò quan trọng về lĩnh vực an ninh quốc phòng.. Các Quần đảo là nơi phân định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, ,Vịnh Cam Ranh con mắt thần quan sát được cả 2 Đại Dương { Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương }.Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
    Hiểu biết của cháu/em chỉ đến vậy thôi ạ, mong các Chú/anh chỉ bảo thêm ạ.
    Cháu/em xin chân thành cảm ơn BTC giải Đố Vui T6 .
    Nick : Xứ Đoài mây trắng
    Id : 4818749 .
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 7/6/19