Đình làng Chu Quyến

Thảo luận trong 'Văn hóa đình làng Việt Nam' bắt đầu bởi thanhhuong251189, 27/12/15.

  1. thanhhuong251189

    thanhhuong251189 Chánh tổng

    Đình làng - là một dấu ấn vàng son của mỹ thuật truyền thống dân tộc. Từ nó đã phán ánh biết bao vấn đề thuộc lịch sử, văn hóa, những tập tục, mối ứng xử đa chiều đối với vũ trụ và thế giới nhân sinh. Từ đình mọi luật lệ được tỏa về các con dân của làng xã, mà hạt nhân tâm linh là Thành Hoàng làng - ông vua tinh thần của quần chúng.

    Đình làng - một kiến trúc to lớn nhất làng, nơi dung hội giữa đạo và đời, để con người tiếp cận với đấng thiêng liêng, song không bị đánh mất mình như ở một số tôn giáo và tín ngưỡng khác. Nó không phải là kiến trúc của Nho, Phật, lão, hay bất kể một tôn giáo nào đã từng tồn tại, nó chỉ là nó, một sản phẩm độc đáo, không có bất cứ đâu.

    Mỗi Đình - thờ một thần linh riêng với sự tích riêng, không có một đấng tối thượng bao trùm. Phải chăng vì thế mà đình làng là nơi tập trung của nghệ thuật tạo hình dân gian và chở theo những ước vọng truyền kiếp của người lao động Việt với những đề tài dễ làm ngờ ngàng những người yêu quý nghệ thuật truyền thống của ông cha, một nền nghệ thuật đầy trí tuệ dân gian được nâng lên tầm biểu tượng.
    Đình Chu Quyến, thuộc xã Chu Minh, huyện Ba Vì - một ngôi đình cổ được xây dựng từ thế kỷ 17 chính là một ngôi đình tiêu biểu, góp phần làm nên vẻ đẹp văn hóa cho vùng đất thiêng Ba Vì và Thủ đô Hà Nội ở độ tuổi nghìn năm hôm nay.

    Đình Chu Quyến thờ thành hoàng làng là Nhã Lang Vương - con của Hậu Lý Nam Đế Phật tử. Đình thường được người dân ở đây gọi là đình Chàng vì xưa đình vốn thuộc làng Chu Chàng, xã Châu Chàng, tổng Châu Chàng, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây.
    index.
    Đình làng Chu Quyến

    Với những giá trị độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc và lịch sử văn hóa, từ năm 1962, đình đã được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch) xếp hạng là một trong những di tích văn hóa lịch sử đặc biệt quan trọng của Quốc gia.

    Được mệnh danh là ngôi đình lớn nhất xứ Đoài, đình Chu Quyến nằm ở địa thế rất đẹp thuộc địa phận làng Chu Quyến - ngôi làng hiền hòa ven đê sông Hồng, phía xa xa là đỉnh núi BaVì hùng vĩ. Đình được thiết kế chỉ gồm một tòa đại đình trông rất sừng sững và bề thế gồm hai gian, ba chái, không có một công trình phụ trợ, bổ sung nào.

    Như hầu hết các ngôi đình cổ xứ Đoài, đình Chu Quyến có bộ mái đình xòe rộng ra bốn phía, chiếm tới hơn 3/4 toàn thể ngôi đình nhưng lại lan rộng xuống thấp nên càng làm tăng thêm vẻ vững chãi, bề thế của ngôi đình. Bù lại, các đầu đao của mái đều được uốn cong làm cho ngôi đình trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát và duyên dáng gấp bội phần.
    DinhChuQuyenmaidao.


    Đầu đao mái đình uốn cong

    Đình Chu Quyến là một ngôi đình cổ hiếm hoi có nhiều tác phẩm trang trí đặc sắc được thể hiện cả trên đất nung và trên gỗ. Ông Bạch Công Tiến - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì cho biết, rất nhiều đoàn chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa đã đến tham quan, tìm hiểu về giá trị của ngôi đình cổ này và đều khẳng định: Những con giống làm bằng đất nung được trang trí trên hai đầu nóc, đầu đao của đình là rất tuyệt vời. Hình ảnh mây lửa mềm mại, hình tượng con lân, đầu rồng mắt to, trợn tròn, miệng há rộng hướng về các đao lửa trên bờ guột của đình thể hiện tài năng sáng tạo cao độ của người Việt xưa.
    mai cong.JPG
    Mái cong đầu rồng

    Bước vào tham quan đình, người xem cũng dễ dàng nhận thấy, các cột ở ngôi đình này đều rất to, chắc chắn; đặc biệt chiếc cột cái có chu vi tới hơn 2,4m. Vì thế mà người dân trong vùng từ lâu thường có câu ví quen thuộc: To như cột đình Chàng.
    cột.
    Cột Đình Chu Quyến

    Các tác phẩm được chạm khắc bằng gỗ trong đình cũng hết sức cầu kỳ, tinh xảo và độc đáo. Những đề tài, khung cảnh vốn quen thuộc hàng ngày trong đời sống của người cư dân nông nghiệp như cảnh làm ruộng, chọi gà, người đánh đàn, người cưỡi hổ, người dắt voi, múa hát… được tái hiện hết sức đặc sắc, sống động.

    cưỡi ngua.
    voiiiiii.
    chạm trong.
    Chạm khắc gỗ tinh xảo
    ben trong thờ.
    Nội tư Đình Chu Quyến

    Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rằng: Các hình chạm trang trí được người nghệ sỹ dựng đình Chu Quyến bố trí hết sức cầu kỳ với những mảng chạm nông, bố cục đăng đối xen với kỹ thuật chạm "lộng,” chạm “kênh” tạo ra nhiều lớp hình khối phong phú tạo sự tương quan về khoảng cách và ánh sáng rất vừa phải, hợp lý.

    Giá trị văn hóa lịch sử của đình Chu Quyến còn được thể hiện ở những thần tích và một số di vật cổ, đặc biệt là những đạo sắc phong của các triều Lê Trung Hưng, Tây Sơn và triều Nguyễn phong thần cho Nhã Lang Vương còn được lưu giữ đến tận ngày nay.

    Theo anh Phùng Văn Viên - Trưởng Ban văn hóa xã Chu Minh, hàng năm cứ vào ngày 13-15 tháng Giêng, người dân địa phương lại mở lễ hội tại đình để tưởng nhớ công đức của thành hoàng làng Nhã Lang Vương. Ngoài các nghi thức tưởng nhớ thành kính, tại lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ, vật dân tộc, ca hát thu hút đông đảo người dân trong vùng tham gia.

    Nhằm bảo tồn, lưu giữ lâu dài giá trị nghệ thuật đặc sắc của ngôi đình Chu Quyến, năm 2007, Bộ Văn Hóa thông tin đã thực hiện Dự án trùng tu, tôn tạo đình Chu Quyến. Hiện nay, một số hạng mục cuối cũng của dự án như nền, sân đình đang được khẩn trương hoàn thiện.

    Với mỗi người dân Chu Minh, ngôi đình cổ Chu Quyến đã cho họ niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương thân thương, gắn bó tự thủa ấu thơ. Bởi lẽ, ngôi đình không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của họ mà còn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hóa- xã hội của cả cộng đồng làng xã, đúng như chắc năng quen thuộc mỗi ngôi đình làng Việt tự bao đời. Còn với những du khách phương xa, có dịp đi qua vùng đất thiêng Ba Vì với núi Tản sông Đà hùng vĩ, không thể bỏ qua di tích văn hóa nghệ thuật đình Chu Quyến - một công trình kiến trúc đặc sắc



    Nguồn Sưu Tầm
     

    Các tệp đính kèm:

    Chỉnh sửa lần cuối: 27/12/15
  2. lamtythoi

    lamtythoi Chánh tổng


    Nếu mà nói về Đình và Chùa cổ và đẹp thì không đâu hơn tỉnh Hà Tây cũ .Đầu năm 1977 mấy AE bộ đội vừa về năm 76 ,rủ nhau đi Chùa Thầy và Tây Phương .Không hiểu sao mà những năm đó đi Chùa Thầy đầu năm như 1 phong trào .Cứ Thứ 7 hay Chủ nhật ,ngay từ sáng sớm dòng người là các bạn trẻ lũ lượt đi qua Cầu Giấy để lên Cầu Diễn ,rẽ qua làng Canh đi theo đường tắt vừa đi vừa hỏi ...Chùa Thầy những năm ấy đông đến nỗi khi qua Cầu Kiều hay bị cướp giật hoa tai hoặc dây chuyền vàng ( Nói vậy để các bạn hình dung ra Chùa Thầy năm ấy ) .Sau đó hỏi thăm để sang chùa Tây Phương ,khi qua làng Lủa ( xã Hữu Bằng ) mới thấy 1 quần thể Đình ,ao làng ,giếng làng ,cây cổ thụ cổ kính với toàn gạch xây nghiêng ( Ko rõ bây giờ còn giữ được ko?) Còn Chùa Tây Phương thì khỏi nói ...Nghệ thuật chạm khắc gỗ thì thôi rồi .
    Nhưng đến lúc về thì bọn mình bị lạc ,đi ra Hà Đông .Kết quả là mấy hôm sau ko ngồi xe đạp vì bị cháy mông ..
     
  3. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Ồ zê Hà Tây là quê mẹ cháu. Tuổi thơ cháu gắn với mảnh đất hình dải lụa này. Cháu nhớ không nhầm, năm 1991 Hà Tây tách về từ Hà Sơn Bình phải không chú ? Vẫn nhớ và tiếc cái tên Hà Tây lắm cơ ,yêu lắm mảnh đất này !
     
    thanhhuong251189HàNộiMùaThuVàng thích điều này.
  4. lamtythoi

    lamtythoi Chánh tổng

    Năm 1994 mấy AE bọn mình hẹn nhau đi thăm 1 anh bạn bị giam tại trai giam Văn Hòa ,trại này giam những án nhẹ .AE có bàn còn thời gian sẽ đi vào Chùa Đậu gần đó ,nghe nói chùa đó có 2 tượng sư có cốt là xương người thật .Vậy mà cuối cùng mình không đi được vì bận .Nhưng nếu nói Chùa và Đình ,Đền của Hà Tây thì : còn chùa Tây Đằng ,chùa Mía ,chùa Trăm Gian ,chùa Trầm ...chưa kể " Nam Thiên Đệ Nhất Động ": Chùa Hương nữa .
    Năm 1977 mấy AE cứ Chủ Nhật lại lên chợ Trời Sơn Tây , phố này ( mình quên tên )nằm đối diện Thành Sơn Tây cách 1 cái hào sâu .Trông thành Sơn Tây khi ấy cổ kính rêu phong đẹp kiểu huyền ảo ...Vậy mà tỉnh Hà Tây cho tu sửa thành ...ối Giời ơi ,nó thành như 1 cái lò gạch .Đúng là cho bọn ngu làm văn hóa ,nó không giữ được cái gì là cổ kính .Sau này Đình Mông Phụ được nhóm kiến trúc sư tu tạo ,những cái cột đình to bị mối ăn rỗng ,nhóm này vẫn giữ cái vỏ để ốp bên ngoài các cái cột đình ,cái gì phải thay mới thay .Đình Mông Phụ khi được tu tạo thành mẫu cho các kiểu tu tạo các di tích cổ .
    Ngày xưa Quốc lộ 11 là bắt đầu từ Cầu Giấy ,tính từ nhà mình lên Sơn Tây là 35km .Khoảng hơn 30 năm trở lại đây đổi là Quốc lộ 32 .Ngày trước khi chưa có đài Bắc Sơn ở gần Lăng Bác thì cứ ngày Quốc Khánh,họp Quốc Hội hay đón các phái đoàn nước ngoài thì kiểu gì cũng phải lên thắp hương tại Nghĩa trang Mai Dịch .Nên dân tình cứ hay đón xem mặt Bác Hồ những ngày này ...Còn gần đây khi làm xong cầu Nhật Tân thì việc đưa và đón các phái đoàn cũng đi đường khác nên chỗ nhà mình đỡ phải nghe còi xe cảnh sát dẫn đường suốt ngày ...
     
    thanhhuong251189Tào Tháo thích điều này.