Đề xuất thay đổi tùy biến với "Ma xó"

Thảo luận trong 'Tính năng đặc sắc' bắt đầu bởi Hà_Nội_Mùa_Thu_Vàng, 17/11/18.

  1. Đề xuất thay đổi tùy biến với "Ma xó"

    "chết đường, chết chợ. Chết không nhà không cửa, không người thân thích, cô hồn, vong "

    "Ma xó" chúng ta cứ hiểu nôm na là cái gì cũng biết nhưng vấn đề ở đây là tôi muốn chúng ta đi sâu, đi sát và tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc của từ "Ma xó"

    Ma xó là 1 cái sọ người được thầy luyện phép để trở thành con ma cho thầy sai khiến. Sọ của người chết oan hoặc chết trong căm phẫn thì sức mạnh ma xó càng lớn. Một thời gian xứ Thái Lan xảy ra tình trạng nhiều ngôi mộ bị đào và mất trộm đầu lâu người. Ma xó sẽ giúp thầy đi làm việc và cũng có thể hại người nếu thầy sai. Hàng ngày thầy đều phải cúng ma xó và chiếc đầu lâu phải được thờ ở nơi tối tăm không được cho ai thấy. Nếu thầy không cúng ma chu đáo nó sẽ phản thầy gây hậu quả lớn.

    Hiện nay để đạt được danh hiệu "Ma xó" trên Sân Đình không phải ai cũng đạt được, các bạn phải đạt 1000 bài viết và có tối thiểu 1000 Like. Đây là những người có đóng góp rất lớn cho diễn đàn Sân Đình, gắn kết người chơi với nhau. Chúng ta nên Vinh Danh họ chứ không phải gán cho chọ 2 từ "Ma xó"

    Theo thống kê và tham khảo của bản thân tôi với 15 người đạt chức danh "Ma xó" hiện nay trên Sân Đình thì họ không thích bị Sân Đình gán cho 2 từ trên. Theo thống kê và tham khảo của bản thân tôi với khoảng 100 người hay chơi chắn trên Sân Đình có uy tín thì từ "Ma xó" hơi phản cảm đối với người chơi.

    Sự kiện cuộc thi viết Sân Đình trong tôi sắp diễn ra, sẽ có hàng trăm bài viết https://chanphom.com/threads/cuoc-thi-viet-san-dinh-trong-toi.15680/ .

    Là người đam mê chắn Sân Đình, đặc biệt tôi rất đam mê diễn đàn chắn Sân Đình nay tôi đại diện cho 1000 "Ma xó" trong tương lai mạnh dạn đề xuất Ban Quản Trị chắn Sân Đình thay đổi tùy biến với danh hiệu "Ma xó" bằng danh hiệu tùy biến "Thổ Địa SĐ" "Thổ Địa Sân Đình" hoặc "Thổ Địa"

    Đề xuất mang tính xây dựng văn hóa diễn đàn chắn Sân Đình rất mong các bạn chấp thuận và đồng ý với ý kiến này của tôi và mong nhận được phản hồi sớm nhất từ các bạn. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, công tác tốt.

    Trân trọng.

    P/s : rất mong ACE nào trùng máu đi qua cho 1 chấm để các mod nghiên cứu đề xuất này được nhanh hơn.
    Thanks @dangbotot đã đưa ra từ "Thổ Địa" rất hợp để thay từ "Ma xó"


    so-nguoi. ma-xoo.

    maxo.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 19/11/18
    kiennhnn, pham van tinh, choicctt6016 others thích điều này.
  2. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Diễn Đàn ngoài chức năng là kênh thông tin, kết nối cộng đồng còn là bộ mặt Sân Đình. Người truy cập đã quí, người đóng góp bài vở , tài liệu càng quí, càng đáng trân trọng và ghi nhận hơn.
    Ngay từ đầu khi có tùy biến Ma Xó cho những thành viên tích cực mình đã lên tiếng phản đối vì cái tên này khá phản cảm, mang hàm ý xấu, rình mò, tọc mạch sao ý.
    Chúng ta còn nhiều tùy biến hay và ý nghĩa cho những thành viên hoạt động sôi nổi này như " Thành Viên Tích Cực - TV Tích Cực " hay " Thổ Địa Sân Đình - Thổ Địa SĐ - Thổ Địa " ...
    Đây cũng là một hành động ghi nhận đóng góp của các thành viên. Rất mong BQT và các mod lưu ý và có thay đổi cho phù hợp !
     
    pham van tinh, choicctt60, Điệp Già9 others thích điều này.
  3. ken_ars

    ken_ars Thổ địa

    Em toàn mặc áo giấy anh ạ. :)) :))
     
    pham van tinh, choicctt60, dachem1235 others thích điều này.
  4. timehunter

    timehunter Thổ địa

    Thổ Địa là ổn. Ngắn gọn dễ hiểu. Trong trang Sân Đình thì đương nhiên là Thổ Địa Sân Đình. Thành Viên Tích Cực thì dài và không có ấn tượng riêng. Vài dòng cảm nhận.
     
    pham van tinh, choicctt60, dachem1236 others thích điều này.
  5. HàNộiMùaThuVàng

    HàNộiMùaThuVàng Công Thần

    IMG_20181117_132502.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 17/11/18
  6. HàNộiMùaThuVàng

    HàNộiMùaThuVàng Công Thần

  7. HàNộiMùaThuVàng

    HàNộiMùaThuVàng Công Thần

  8. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Nhân chuyện Ma Xó , lại kể chuyện Ma.
    Lê Thánh Tông không những là vị vua anh minh, xuất sắc mà còn là nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình... Đặc biệt, ngài viết cả...truyện ma.

    Tinh Chuột.

    Có anh trai một nhà giàu nọ cha mẹ cưới vợ cho anh vào năm hai mươi tuổi. Vợ có nhan sắc, anh rất yêu. Mới được nửa năm, người cha bảo anh ta rằng:
    - Người xưa nói: “Trẻ chẳng học, già làm gì?”. Mày đang tuổi xanh sức khoẻ, chính là thời kỳ tu tiến. Nếu nặng tình chăn gối, uổng phí thì giờ, về sau hối lại cũng chẳng kịp nữa, con nên đi học xa, một vài tháng về một lần cũng được.
    Nghe lời cha dạy, anh hăng hái từ biệt gia đình, cùng với một đầy tớ đi phương xa tìm thầy theo học. Khi đi vợ tiễn chân nói riêng với chàng rằng:
    - Vợ chồng là duyên trăm năm, không phải duyên sớm tối. Chàng đi học xa, may ra đỗ đạt, trên thì cha mẹ vẻ vang, dưới thì vợ con sung sướng, sau này hưởng thụ còn nhiều. Mong chàng hãy tạm gác tình yêu thương thiếp, ra sức học hành; sớm hỏi tối chào, thiếp xin đảm đương, mong chàng chớ ngại. Anh gật đầu từ biệt.
    Từ đó, vợ ở nhà phụng thờ bố mẹ chồng, nết ngoan ngoãn, không có điều gì đáng chế trách. Thấm thoát đã được nửa năm.
    Bỗng một đêm đã khuya, vợ chàng thấy chàng trèo tường về, vào ngay trong buồng. Vợ ngạc nhiên hỏi:
    - Ô! Lang quân sao lại về đêm như thế? Từ xa trở về, chưa vào chào thầy mẹ, đã vội đến khuê phòng. Sáng mai thầy mẹ biết chuyện, chả hóa ra chàng là người coi tình yêu hơn đạo hiếu, không phải kẻ học thức, mà thiếp cũng mang tiếng là người chỉ biết ham vui.
    Chồng nói:
    - Ta nhớ hiền nương lắm, thường thường muốn về, nhưng chỉ sợ thầy mẹ không bằng lòng, cho nên phải đợi đêm khuya lẻn về, rồi gà gáy lại đi. Hiền nương nên giấu hộ ta.
    Vợ nín lặng. Rồi hai người cùng vào trong màn, ái ân đằm thắm. Đến gà gáy, quả nhiên chàng dậy từ biệt.
    Cách một đêm, đêm sau lại đến. Vợ ngờ hỏi rằng:
    - Nghe nói nhà chàng trọ học cách nhà ta hơn hai ngày đường, sao đi lại được luôn như thế?
    Chồng nói:
    - Ta vì hiền nương, đã rời chỗ trọ về gần, cách nhà độ mười dặm thôi. Vì muốn đi lại cho tiện, nên phải giấu diếm không dám lộ chuyện cho cha mẹ biết.
    Vợ cũng yêu chồng, nên tin lời không hỏi lại nữa.
    Cứ như thế hơn nửa năm, người ngoài không ai biết chuyện. Nhưng người vợ nhan sắc ngày một sút kém, tựa hồ người ốm.
    Bố mẹ chồng ngờ là con dâu nhớ chồng mà đến nỗi như thế, bàn riêng với nhau rằng:
    - Đôi vợ chồng trẻ mà phải xa nhau kể cũng đáng thương. Từ khi con trai ta đi học đến nay, tính đốt ngón tay đã một năm tròn. Con dâu ở nhà công việc siêng năng, nhưng mặt buồn rười rượi. Ta nên viết thư cho con trai tạm về trong vòng một tháng. Một là yên lòng cha mẹ tựa cửa mong chờ, hai là thoả lòng dâu con gối chăn mong đợi.
    Thế rồi người cha viết thư cho con. Con tiếp được thư xin phép thầy học ra về. Đến trưa hôm sau tới nhà, chàng vào ngay nhà trong, đến tận giường hỏi thăm sức khoẻ cha mẹ.
    Cha thong thả hỏi đến chuyện học hành. Anh đối đáp trôi chảy. Cha rất vui lòng. Một lát gọi con dâu ra, trỏ vào anh, cười mà nói rằng:
    - Con xem thầy tớ nó áo quần rách nát, tóc da gàu ghét. Thật là cảnh khổ của học trò kiết xa nhà. Sao con không lấy áo mới cho chồng thay, nấu nước cho chồng tắm?
    Con dâu vâng lời.
    Đến chiều lại dọn cơm rượu cùng vui trong gia đình. Đêm đã khuya, anh xin phép về phòng nghỉ. Cùng ngồi với vợ, anh hỏi rằng:
    - Thầy mẹ nàng vẫn được khoẻ mạnh cả chứ?
    Vợ nín lặng.
    Anh lại nói đùa rằng:
    - Tục ngữ có câu: “Vợ chồng mới cưới không bằng vắng lâu”, là ý thế nào nhỉ?
    Vợ không trả lời.
    Chồng lại nói:
    - Kinh Thi có câu: “Đêm nay là đêm nào? Thấy người lương nhân, phải nghĩ thế nào với người lương nhân? Đêm này là đêm nào? Thấy người đẹp thì phải nghĩ thế nào với người đẹp ấy?” Nàng với ta có đồng tình với cố nhân không?
    Vợ cũng nín lặng.
    Chồng lại thong thả hồi lâu, vỗ lưng vợ bảo rằng:
    - Ta từ khi xa nhà đến nay, song gà luyện tập, tri thức ngày một mở mang, án tuyết gắng công, đức hạnh ngày một tu tiến. Mới biết “Cha mẹ thương con lo lắng cho con về lâu về dài”, lời cổ nhân không dối ta bao giờ. Ta tuy cách xa dưới gối, việc phục dưỡng cha mẹ đã có người lo. Song chạnh nghĩ về khuê phòng, niềm ái ân vẫn thường mơ tưởng. Ta có làm bài ca như thế này:
    Nhớ ai như cắt như mài
    Sầu mài không dứt mà chùi không phai.
    Cắt mài lòng những nhớ ai,
    Cao, cao hơn núi, dài, dài hơn mây.
    Hỏi nàng, nàng phỏng có hay,
    Lòng vương chốn cũ, hồn bay quê người.
    Để ta dạ những bồi hồi,
    Nằm thời biếng ngủ, ăn thời chẳng ngon.
    Đêm đông ngày hạ bồn chồn,
    Người xa một khắc, tình hồn ba thu.
    Biệt ly trời khéo vẽ trò,
    Vắng tanh như nhạn, tịt mù tin ngư.
    Trải qua mới một năm dư,
    Phòng không đêm vắng dạ như thế này.
    Tình sy một mối xưa nay.
    Vợ vẫn không trả lời.
    Chồng giận dỗi, nói:
    - Người đàn bà trong thơ Tiểu Nhung thức ngủ không yên. Người đàn bà trong thơ Sơn Đông một mình than thở. Xa nhau thì nhớ, ai cũng như thế. Cớ sao ta rất nhớ nàng mà nàng tuyệt nhiên không nhớ ta? Ba lần hỏi mà ba lần không đáp là cớ gì? Sao không xem chim cưu mái cầu tạnh để được gần chồng? Loài chim còn như thế, huống chi là người. Hay là đã cành chim lá gió, đưa người cửa trước rước cửa sau có phải không?
    Tục ngữ có câu:
    “Vắng chồng thì lại có chồng
    Việc gì mà chịu nằm không một mình”.
    Câu ấy đúng như tính nết của nàng đó.
    Vợ trợn mắt nhìn chồng, nói rằng:
    - Sao chàng nói càn như thế? Chàng đi học xa tới nửa năm, đã giấu diếm cha mẹ rồi dời về trọ ở ấp gần. Đêm khuya trèo tường về, gà gáy mở cửa đi. Tính đến này đã được nửa năm, đi lại với nhau tới hàng trăm lần. Lại còn nhớ nhung gì nữa? Thương chàng, yêu chàng, sợ chàng cho nên vẫn giữ lời dặn, không dám tiết lộ. Bây giờ lại thêu dệt lên điều phi nghĩa, buộc cho tiếng nhơ nhuốc. Thân này đã điếm nhục, còn mặt mũi nào nhìn mẹ chồng và bố mẹ đẻ nữa?
    Chồng lại càng giận, mắng rằng:
    - Suốt hơn năm trời, ta đã về nhìn mặt lần nào, có cả lão bộc cũng biết. Đến như việc rời nhà trọ, trèo tường về, ta có bao giờ làm thế? Chắc là đứa gian phu nào giả hình dạng ta, đêm hôm tối tăm, không phân biệt thật giả, dục tình động lên, vội vồ lấy nó. Mày sao dám nói càn là ta?
    Vợ khóc lên nói:
    - Vết đỏ ở cổ, mụn hạt cơm ở trong tai, không phải chàng thì ai? Tiếng nói như tiếng khánh, hai môi đỏ như son, không phải chàng thì ai? Tầm cao không sai một tấc, vóc lớn không kém một phân, không phải chàng thì ai? Dưới vận quần trắng ngoài vận áo the, quần áo chàng đều do tay thiếp cắt may, lẽ nào lại nhầm? Quạt lụa phe phẩy, khăn hồng vắt vai, những thứ chàng cầm dùng đều là của thiếp đưa tặng, lẽ nào còn sai? Huống hồ lời nói bên gối, cách đây mới có một đêm, thiếp còn nhớ cả, sao lại bảo thiếp là nhận càn?
    Nói xong, lại khóc ầm lên.
    Bố mẹ chồng nghe tiếng, vội vàng chạy đến, hỏi vì duyên cớ gì. Người vợ vì bị chồng sỉ nhục nên tức giận, liền khóc và lạy phục xuống đất, thuật hết mọi chuyện, không nghĩ gì đến xấu hổ nữa.
    Xong lại nói tiếp:
    - Lời chồng con nói, nếu thực như thế, thì không những con mang tiếng phụ chồng mà còn làm nhục đến gia thanh nữa. Thân con còn sống làm gì, từ nay trở đi, không dám đứng hầu thầy mẹ nữa.
    Nàng liền đập đầu vào cột, định tự tử. Chồng và bố mẹ cấp cứu, lấy lời ngọt ngào khuyên giải. Một lát nàng mới tỉnh lại.
    Bố mẹ bảo rằng:
    - Từ ngày con đi học xa, vợ con ở nhà rất hiền lành đứng đắn, không có ngoại tình đâu. Nếu bị kẻ gian đánh lừa, thì nửa năm nay há không ai biết sao? Hay là ma quỷ yêu tinh ham mê nhan sắc nó mà nhũng nhiễu chăng? Con hãy cứ đi học, ta sẽ tìm phù chú trấn an cho nó.
    Con vâng lời. Qua một tháng lại đem người lão bộc đến nhà trọ cũ. Bây giờ mẹ chồng dặn kín con dâu rằng:
    - Đêm nào nó đến, con nên giữ chặt lấy, kêu to lên, để ta đến xem.
    Đến đêm hôm thứ ba, ông bố ở nhà trong nghe tiếng kêu. Lập tức mọi người đến bắt trói gian phu vào cột. Sáng mai bố mẹ đến nhìn kỹ thì đúng là con mình. Họ hàng gần xa đến xem, ai cũng nhận đúng là người làng người họ.
    Trong bọn ấy có người thức giả nói:
    - Nên sai người đến chỗ trọ hỏi anh ta có về hay không, thì mới biết đích là thực hay giả.
    Người cha theo lời. Hôm sau người con tiếp được tin, lập tức cũng lão bộc tất tả về nhà. Cha mẹ làng mạc và người vợ đều nhìn, rõ ràng một người mà thành hai, hai người mà như một. Bèn bắt cả hai người đem thưa quan huyện. Quan huyện không biết xét xử thế nào, giải lên tỉnh. Quan tỉnh cũng không xử được, nên đem việc ấy về tâu triều đình.
    Ta thấy thế, thân ra xét hỏi. Hai người đều đứng trong sân rộng. Ta sai thị vệ cởi áo xem, ngoài mặt đã giống nhau, mà trong mình, những chỗ kín, nốt ruồi đen, đỏ lại càng giống nhau như hệt.
    Có người tâu ta rằng:
    - Ban ngày thì đưa ra nắng, ban đêm thì soi trước đèn, có bóng là người, không có bóng là ma.
    Ta đem thí nghiệm cũng không ăn thua gì.
    Cả triều chịu bó tay, không nghĩ được phép gì để xét xử việc này.
    Ta bực mình tự nghĩ rằng: “Mình là người đứng đầu thần dân, nếu không xét cho ra cái án ma này, thì bố mẹ người thêm một đứa con ma, vợ người thêm một thằng chồng ma. Đã gọi là ma, sau này không khỏi sinh ra tai vạ khác”. Thế rồi ta thắp hương cầu khấn, nhờ Đổng Thiên vương giúp sức. Hơi hương bốc lên, Thiên vương nhập vào con đồng, bảo ta rằng:
    - Ma này là giống tinh chuột đấy. Chuột già lâu năm ăn nhiều tinh khí của các vật, thành giống quỷ quái này. Lửa không hại được, phù chú không trừ được. Thứ ma này thay đổi hình dạng trăm vẻ, biến hóa giỏi nhất xưa nay, đời nhà Tống, nó biến làm vua Nhân Tông giả, Long đồ Lão tử tra án này cũng không có thuật gì trừ khử được, phải tâu Ngọc Hoàng thượng đế xin mượn con mèo mặt ngọc, nó mới không thể độn hình, bản tướng lộ ra, bị mèo kia cắn chết. Nay ở Thiên đình kho sách rất nhiều, khó mượn được con mèo ấy. Tôi thử dùng kiếm khí trừ con ma ấy cho bệ hạ.
    Bèn lấy hương thư phù vào hai đạo bùa, sai dán vào lưng hai người ấy. Dẫu ma muốn chạy thoát cũng không được nữa.
    Đến hôm sau ta bắt hai người ra đứng giữa sân rồng quay mặt vào nhau. Bỗng nhiên mây đen nghịt, trong sân có một luồng khí sáng như chớp. Một lát mây tan thì thấy một con chuột ngũ sắc, râu trắng như tuyết, bốn chân huyền đề, nặng chừng ba mươi cân, bảy khiếu chảy máu đen, chết gục ở sân. Còn người đứng bên kia thì vẫn tỉnh táo như cũ. Hai bên thị vệ trông thấy, ai cũng kinh khủng. Ta ngửng mặt lên trời tạ ân xong, truyền đốt con chuột ấy, đem tro ném xuống sông.Vợ người nhà giầu kia uống thuốc hơn một năm, mới giải được cái độc tinh chuột..

    Rõ khổ !
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 18/11/18
  9. ken_ars

    ken_ars Thổ địa

    Dài quá... cơ mà vì tò mò nên mất toi 2 phút.
     
    dachem123 thích điều này.
  10. dachem123

    dachem123 Thổ địa

    Thế có hiểu gì không... :(
     
    pham van tinhKen_ars1 thích điều này.
  11. Ken_ars1

    Ken_ars1 Chánh tổng

    tàm tạm...
     
    dachem123 thích điều này.
  12. Mod22

    Mod22 Administrator Ban quản trị

    Chào anh. Rất cảm ơn anh đã có bài góp ý về việc thay đổi từ "ma xó". Sân Đình xin ghi nhận ý kiến này và sẽ gửi bộ phận phụ trách xem xét và thay đổi khi được phê duyệt ý kiến đề xuất anh nhé. Chúc anh chơi game vui vẻ trên cộng đồng game Sân Đình.
     
  13. choicctt60

    choicctt60 Trưởng Lão Tiêu Dao Hội

    Lại thêm một bài viết giá trị của HNMTV cả về mặt kiến thức và nhân văn.
    Không rõ nguyên ủy của danh hiệu Ma xó này do ai ở Sân Đình đặt ra và định dành cho ai nhưng tôi cho rằng, danh hiệu này vốn không định dành cho người có nhiều bài viết đóng góp tốt cho Sân Đình, cũng không định tặng cho những tao nhân mặc khách, thầy đồ, thánh thơ đã trau chuốt từng câu từng chữ, từng dấu chấm phảy trong cuộc thi vịnh cây bài.
    Thời điểm lịch sử để thay đổi tùy biến danh hiệu Ma xó đã đến.
    Trộm nghĩ, đến ngày Sân Đình có lượng Ma xó đến số ngàn như HNMTV đã đề cập, thay vì giải Quần Hùng Tụ Hội hay Công Thần Đại Chiến thì Sân Đình tổ chức giải Quần Ma Tụ Hội và Ma Đầu Đại Chiến, TDH thì tổ chức giải Đơn Kiếm Diệt Quần Ma, chắn hội khác thì tổ chức giải Ngũ Tuyệt Ma Vương thì lúc đó, Sân Đình thật u ám và bạo liệt.
    Bất giác, nhớ ra là đang ở một mình, mạng thì chập chờn, gió đầu đông qua khe cửa gai lạnh. Xó nhà có tiếng động lúc thì như tiếng thở dài, khi lại như tiếng nghiến răng ken két, không biết có phải ai đó vãng thăm.
    Mong một câu thần chú có hiệu quả: Biến!
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 20/11/18
    kiennhnn, pham van tinh, ken_ars7 others thích điều này.
  14. Dachem_Pro

    Dachem_Pro Thổ địa

    Ôi cụ định xua quân TDH đi diệt quần Ma á, e rằng chẳng còn mấy người quay lại được toọc Dao đâu ạ...
     
    pham van tinh, choicctt60, ken_ars3 others thích điều này.
  15. Mod21

    Mod21 Moderator Ban quản trị

    Em chào các anh..
    Sau khi tiếp nhận ý kiến đóng góp từ khách hàng, và được sự đồng ý của các thành viên khác trên diễn đàn. Sân Đình quyết định thay đổi tùy biến "Ma xó" sang 1 tùy biến khác là "Thổ địa" theo đa số ý kiến của người chơi. Hiện tại tất cả tùy biến cũ là Ma xó đã được tự động chuyển sang là Thổ Địa.

    Thay mặt Ban Quản Trị Sân Đình. Em có lời cảm ơn sâu sắc đến anh @Hà_Nội_Mùa_Thu_Vàng, cùng các thành viên khác trên trang mạng Sân Đình đã góp ý và xây dựng 1 trang diễn đàn thân thiện với người sử dụng và ngày càng lớn mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
    Trân trọng cảm ơn.!
     
  16. Cảm ơn em. Còn bài đề xuất "bỏ chíu" khi chắn thủ không muốn chíu nữa em à. Anh đề xuất hơn 1 năm năm nay rồi em à.
    Rất mong các em hoàn thiện tính năng này. Xin trân thành cảm ơn.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 4/12/18
    Mod22 thích điều này.
  17. Mod22

    Mod22 Administrator Ban quản trị

    Chào anh! Về góp ý bỏ chíu khi chắn thủ không muốn chíu thì bộ phận kỹ thuật cũng đã ghi nhận ý kiến này. Tuy nhiên việc thay đổi hay không sẽ phụ thuộc vào kế hoạch phát triển sản phẩm game Chắn do bộ phận kỹ thuật đảm nhiệm. Nếu có thay đổi thì Sân Đình sẽ có thông báo đến toàn thể người chơi để mọi người nắm được thông tin anh nhé. Thông tin đến anh!
     
    Hà_Nội_Mùa_Thu_Vàngtimehunter thích điều này.