[Chắn - Express] Blog sân đình

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi khuongtunha, 7/2/12.

  1. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Lần trước mình có nghe BQT hé lộ rằng sẽ phát triển sandinh.net như một trang mạng Xã hội chứ không dừng lại ở dịch vụ cung cấp game.
    Mình lập chủ đề này để chúng ta có thể nói với nhau về những chuyện mà bạn quan tâm mặc dù không liên quan đến môn chắn cạ!
    Mở đầu mình xin đăng lại một truyện ngắn mình vừa đọc được mà mình thấy rất hay. các bạn xem rồi cho ý kiến nhé.>:D<
     
    Bleu De Chanel TDT 1985ducthudo thích điều này.
  2. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    MỘT CHUYỆN THẬT
    Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi.
    Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
    Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
    Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường…
    “Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
    Người đàn ông sững sờ, nói: “Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?”.
    “Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?”
    Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.
    Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe”.
    Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
    Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”
    Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.
    Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: “Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!”
    Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe.
    Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.
    Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.
    Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: “Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”
    Cô lái xe không nói gì cả, nhưng chiếc xe bus tiếp tục lao nhanh hơn.
    Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
    Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”.
    Một chiếc xe chở hành khách rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
    Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!
    Bạn có biết vì sao ông ta khóc?
    Nếu bạn có trên xe bus, bạn có đứng lên như người đàn ông kia?
    Chúng ta cần những người như ông để tạo nên và duy trì một xã hội bình thường!
    Khi ta đối xử với người khác bằng cả tấm lòng, ta sẽ nhận được hơi ấm và tình yêu từ mọi người!
    Đây là một câu chuyện rất bi thảm. Bạn sẽ làm gì nếu như bạn là người lái xe?/.
     
  3. nonhat1

    nonhat1 Dân đen

    @Khuongtunha cau chuyen c ko duoc hay lam nhung no rat co y nghia dac biet la nhung cau hoi cuoi cau chuyen , rat dang suy ngham.Cam on ban!
     
  4. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Nặc Nô

    GiadinhNet - Có những loại người bỗng dưng tự biến mất trong xã hội khiến các thế hệ sau khi nghe nhắc đến thấy rất lạ lùng.
    Lớp trẻ bây giờ không biết mõ làng là gì, Nặc Nô là gì?


    Các bà ở nhà quê hay mỉa mai nhau rằng: "Mày là con Nặc Nô", khiến con gái tôi hiểu nhầm rằng con Nặc Nô cũng như con búp bê, con lật đật hoặc một thứ đồ chơi nào đó.

    Thực ra Nặc Nô là một người, làm một nghề đặc biệt trong làng. Ngày nay, người ta thuê đầu gấu đi đòi nợ và đó là kiểu đòi nợ bạo lực nhưng hiệu quả lại thấp; Còn ngày xưa các nhà giàu nhờ một người đàn bà đi đòi nợ, không gây ra án mạng, không có bạo lực nhưng lại rất hiệu quả.

    Bà Nặc Nô làng tôi tên tục là bà Phố, không chồng, không con. Mẹ tôi kể rằng: "Bố mày hút thuốc lào, sơ ý làm cháy rừng thông, bị bắt giam, mẹ phải vay hai quan tiền để đi chuộc về. Tiền vay nóng lãi rất cao nên lãi mẹ đẻ lãi con cứ chồng chất mãi lên không sao trả được. Thế là chủ nợ thuê Nặc Nô đến nhà.

    Bà ta đến, nói ngay mục đích của mình: "Tôi đến để đòi nợ đây. Sao vay nóng mà để lâu thế không trả?". Rồi bà ta ngồi ngay trước ban thờ nhà mình, cởi áo bắt rận và kể vanh vách món nợ cả gốc lẫn lãi nhà mình. Đến trưa mà Nặc Nô không về, mẹ phải nấu cơm mời bà ta ăn nếu không thì bà ta chửi cho tới tận 5 đời, 7 đời nhà mình.

    Đến tối bà ấy vẫn chưa về mà mẹ thì vẫn chưa tìm đâu ra tiền để trả. Thế là mẹ phải hối lộ bà ấy một bơ gạo (khoảng nửa cân) bà ấy mới chịu về cho. Nhưng sáng hôm sau mới tờ mờ đất bà ấy đã đến rồi, lại phải lo trầu nước, lo ăn trưa, lo khất nợ mà lần này thì phải hai bơ gạo chứ không phải một bơ như hôm qua.

    Nặc Nô cứ hành mình như thế mãi cho tới khi đòi kỳ được món nợ kia mới thôi. Mẹ phải mang khế ước đến giao cho chủ nợ một sào ruộng tốt mới thoát nạn".

    Khi tôi học lớp 5, bà Nặc Nô làng tôi vẫn còn sống. Nhà bà ta ở trước cổng trường. Đó là một túp lều tranh, lá phi lao rụng tầng tầng lớp lớp đắp lên mái rạ đen sì. Cửa vào nhà là một tấm liếp đan bằng nứa, cài then bên trong. Cửa sổ cũng là một tấm liếp nứa, có que chống bên trong.

    Giờ ra chơi, tôi mon men đến bên cửa sổ nhà bà Nặc Nô, hé tấm liếp nhìn vào, thấy bà ta đang nằm co ro trên cái chõng tre. Tôi trêu bà một tiếng: "Meo". Lập tức bà vùng dậy chạy ra, tốc ngược váy lên tận cổ và bảo: "Mèo ăn miếng này này. Mèo ăn miếng này này!". Tôi sợ hết hồn, chạy tót vào trường. Bà ta đuổi theo tôi, vào tận cửa lớp.

    Thấy có tiếng hét ồn ào, thầy hiệu trưởng và các thầy cô chạy ra nhưng rồi lập tức họ lại chạy vào ngay vì bà ta còn tốc váy lên cao hơn. Sáng thứ hai đầu tuần chào cờ, thầy hiệu trưởng có ý trách phạt tôi. Ông nói: "Thứ sáu vừa rồi Hoàng Hữu Các đã phạm lỗi trêu bà Nặc Nô". Thầy hiệu trưởng chỉ nói được đến thế rồi phì cười và các thầy cô đều cười lăn cười bò. Vậy là tôi cũng thoát nạn.

    Dạo đó nhà tôi có một cô giáo ở trọ, vì thế chuyện tôi trêu Nặc Nô đã đến tai mẹ tôi. Mẹ gọi tôi đến, bắt quỳ trước mặt và nghiêm giọng nói: "Thầy không phạt con nhưng mẹ sẽ phạt con về tội trêu bà Nặc Nô. Vì không tấc đất cắm dùi, không cả chồng con nên bà ấy mới phải làm cái nghề kinh khủng ấy chứ không ai muốn làm như thế đâu. Bà ta đáng thương hơn đáng giận. Vậy mà con dám trêu bà ta. Vậy tội này con nhận mấy roi?".

    Tôi xin lỗi mẹ và xin nhận 3 roi. Mẹ bắt tôi nằm sấp xuống, đánh một roi vào mông, còn hai roi nữa thì cho nợ, nếu phạm lỗi khác thì cộng thêm vào.

    Khi tôi đi bộ đội, bà Nặc Nô vẫn còn sống. Nhưng hai năm sau có dịp ghé thăm nhà thì bà Nặc Nô đã không còn nữa. Nền nhà của bà, hợp tác xã xây một cái kho nhỏ để đựng phân đạm và thuốc sâu. Người ta kể rằng bà Nặc Nô chết sau một trận đấu khẩu bị thua thảm hại.

    Đó là chuyện rất lạ vì nếu chửi nhau thì không ai sánh kịp tài năng của bà Nặc Nô. Vậy mà bà lại thua trong một trận đấu khẩu với một người đàn ông vốn nổi tiếng là hóm hỉnh nhất làng, đấy là ông Ngọ.

    Một hôm ông Ngọ đang cuốc vườn thì thấy bà Nặc Nô đội một rổ khoai lang trên đầu đi về, chắc là một nhà nào đó chưa có tiền trả nợ nên phải hối lộ bà rổ khoai đó. Chẳng hiểu vì cơn cớ gì mà đến chỗ ông Ngọ đang cuốc vườn bà Nặc Nô lại tốc váy lên đứng... tè. Trông thấy thế, ông Ngọ bỗng muốn trêu bà ta.

    Ông đứng sát hàng rào râm bụt, tè thẳng vào "đối thủ". Lập tức bà Nặc Nô tốc váy lên, réo tam tằng tổ khảo nhà ông Ngọ lên mà chửi. Ông Ngọ vẫn điềm tĩnh cuốc vườn. Khi bà Nặc Nô im tiếng thì ông dừng tay cuốc và chỉ chửi đúng năm tiếng: "Tiên sư con Nặc Nô". Bà Nặc Nô lại lồng lên chửi ông Ngọ và ông Ngọ cứ cuốc vườn rồi khi bà im tiếng thì ông Ngọ lại chửi đúng năm tiếng như ban nãy. Cuộc đấu khẩu kéo dài đến tối mịt vẫn chưa phân thắng bại.

    Sáng hôm sau, mới tờ mờ đất bà Nặc Nô đã đến chửi ông Ngọ còn ông Ngọ thì nhẩn nha đập đất, đánh luống để trồng thuốc lào và chỉ khi bà kia im mồm thì ông Ngọ lại chửi đúng năm tiếng ấy. Sang ngày thứ ba ông Ngọ trồng thuốc lào trong vườn. Việc trồng thuốc lào tỉ mẩn lắm, phải trồng từng cây một mà cây nào cũng phải bón phân lót rồi mới trồng sau đó lại tưới nước nên ông Ngọ có đủ thời gian để nghênh chiến với Nặc Nô.

    Khi bà Nặc Nô đã khản đặc cả cổ họng rồi, không nói thành tiếng được nữa thì ông Ngọ mới tuôn ra một tràng nhưng cũng chỉ lặp đi lặp lại năm tiếng quen thuộc ấy mà thôi. Lúc này bà Nặc Nô chỉ tốc váy lên nhảy chồm chồm, mắt trợn ngược mà không nói được thành tiếng và đành chịu thua cuộc.

    Sau lần bại trận ấy, bà Nặc Nô ốm rồi chết.

    Nhà văn Hoàng Hữu Các
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  5. ducthudo

    ducthudo Chắn hội Hà Nội

    Diện áo dài 'xuyên thấu', Mai Phương Thúy thành tâm điểm tranh cãi

    Nhiều ý kiến nhận xét bộ ảnh tôn lên nét đẹp cơ thể người phụ nữ, phía còn lại chỉ trích bộ ảnh quá dung tục.

    [​IMG]
    Bộ ảnh của Hoa hậu Mai Phương Thúy được nhiếp ảnh gia Quốc Huy thực hiện cách đây không lâu.

    [​IMG]

    Ý tưởng bộ ảnh nhằm tôn vẻ đẹp ngọc ngà, xuân thì của Hoa hậu.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Không thể phủ nhận, dáng của Hoa hậu Mai Phương Thúy rất đẹp.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tuy vậy, biểu cảm ở một số bức ảnh của Hoa hậu bị cư dân mạng đánh giá là thái quá, dung tục, làm mất đi vẻ đẹp của áo dài Việt Nam.

    [​IMG]

    Tư thế tạo hình ở một số bức ảnh cũng bị cho là cố tình khoe số đo 3 vòng một cách lộ liễu.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Sưu tầm
     
  6. Nguyễn Trung Tuấn

    Nguyễn Trung Tuấn Mê chắn hơn vợ, mê máy tính hơn bồ

    đẹp, tôi chẳng thấy dung tục ở chỗ nào cả, phải nói là đẹp
     
  7. ducthudo

    ducthudo Chắn hội Hà Nội

    Tôi Đồng quan điểm, nhưng có nhiều ý kiến cho là phản cảm làm xấu hình ảnh áo dài Việt Nam, đòi tước cả danh hiệu Hoa hậu nữa :-O

    chơi chắn, đánh chắn, đánh chắn online, chơi chắn online

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    chơi chắn, đánh chắn, đánh chắn online, chơi chắn online
    :)) Mời Các Bác vào chém cho vui Link tham thêm ở đây
     
  8. khuongtunha06

    khuongtunha06 Dân đen

    [​IMG]

    Đẹp thì có đẹp, nhưng vẫn là người đẹp vì lụa ..... mà thôi, nếu không có lụa thi mới khẳng định được vẻ đẹp tự nhiên, không vay mượn hoặc giả tạo nếu có.=))
    Ví dụ: Gương mặt khả ái nhưng với góc nhìn này chỉ thấy sống mũi tuy dài nhưng bị gẫy tướng đàn ông, môi dầy nhưng không mọng, cằm nhăn không nuột, sọ não không cân đối (gáy nhọn, chán không cao), nét duy nhất nổi bật là da căng căng mà thôi.
     
    ducthudomod02 thích điều này.
  9. Nguyễn Trung Tuấn

    Nguyễn Trung Tuấn Mê chắn hơn vợ, mê máy tính hơn bồ

    ha ha, bản thân chiếc áo dài và chiếc yếm thể hiện sự thướt tha, yêu kiều của người phụ nữ VN tôi - cá nhân - thấy nó vốn hơi sexy mà. Vấn đề là con mắt của người xem nhìn vào đâu thôi:))
     
  10. ducthudo

    ducthudo Chắn hội Hà Nội

    Câu đỏ đỏ em thấy là thích nhất nha <:-P ....Tốt nhất không mặc gì.......... là em đẹp nhất :))
     
    CrisRonaldo_No2 thích điều này.
  11. chipchip

    chipchip VITCON

    >:D< theo em thật mà như thế là PS 5.5 ra thôi! tốt hơn có lụa nó che bớt đi cho đẹp và đỡ tốn công sức PS nhiều lại có thể phổ biến rộng rãi :x
     
  12. chipchip

    chipchip VITCON

    Nói về blog thì hiện nay SĐ chưa cung cấp! Nhưng mỗi thành viên đều có 1 trang cá nhân có thể update thông tin, suy nghĩ theo dòng thời gian lên đó! bạn bè và những người quan tâm có thể viết lên đó và bình loạn mà :)
    mời mọi người thử xem sao nhé!
     
    Thần Chết Em thích điều này.
  13. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Mai Phương Thúy lộ diện trong thời điểm nóng của Scandal

    Cư dân mạng mới đây cũng xôn xao trước bức ảnh bị nghi là "ảnh gốc, chưa chỉnh sửa" của Mai Phương Thúy trong bộ ảnh áo dài gây tranh cãi. Nếu đúng là ảnh gốc thì có thể thấy ngay rằng nhiếp ảnh gia đã rất "hào phóng" tạo nên khá nhiều "đường cong" đẹp cho Hoa hậu Việt Nam 2006 Mai Phương Thúy.

    [​IMG]

    (Nguồn ảnh Kenh14.vn)=))
     
  14. nhà báo việt nam giờ không viết thì lấy gì mà ăn. ảnh thế này mà gọi là ảnh phản cảm, vây thử hỏi xem mấy cái ảnh lộ hàng của các ca sĩ thì sao. thôi thôi nếu không có nhà bào thì các phò nổi tiếng sao được, xin a em ủng hộ cho bọn nhà bào về quê hết là xong:)]
     
  15. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    'Cát bụi' - It's Time band

    Nghệ thuật nhại giọng ca sỹ nổi tiếng ở Nhật rất được yêu thích. Có rất ít người theo đuổi bởi vì họ phải đối mặt với nhiều chỉ trích cũng như sự thán phục. Tuy nhiên thì số đông vẫn tò mò muốn thưởng thức nên các nghệ sỹ này vẫn đều đều xuất hiện trên truyền hình và đi biểu diễn..
     
  16. nohssiwl

    nohssiwl Lý trưởng

    cảm ơn bác đã sưu tầm những câu chuyện hay như thế, thật la hay >:D<
     
  17. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông
    Hai cha con bước đi trên cát
    Ánh mặt trời rực rỡ biền xanh,
    Bóng cha dài lênh khênh
    Bóng con tròn chắc nịch.
    Sau trận mưa đêm rả rích
    Cát càng mịn, biển càng trong.
    Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng,
    Nghe con bước lòng vui phơi phới.Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
    Cha ơi!
    Sao xa kia chỉ thấy nước trời
    Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
    Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
    Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
    Sẽ có cây có cửa có nhà.
    Vẫn là đất nước của ta.
    Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
    Cha lại dắt con đi trên cát mịn
    Ánh nắng chảy đầy vai.
    Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
    Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
    Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
    Đề con đi…
    Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
    Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?
    Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
    Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
    1963
     
    mod02nohssiwl thích điều này.
  18. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    Chủ Nhật, 26/02/2012, 09:57 (GMT+7)
    Em Mạnh Mẫu dạy con
    TT - Mẹ thầy Mạnh Tử có một cô em gái. Tuy là hai chị em ruột nhưng tính tình khác nhau cứ như nước với lửa.
    Nếu Mạnh Mẫu (cách mọi người gọi mẹ thầy Mạnh Tử) phải dọn nhà liên tục để con tránh xa môi trường xấu, thì cô em cứ thấy chỗ nào đình đám là đẩy con vào.
    Trong khi thiên hạ xem thường những trò mua vui chốn kẻ chợ, thì em của Mạnh Mẫu lại đẩy con vào tham gia những trò mua vui ấy. Con múa không đẹp nhưng ai chê là em Mạnh Mẫu nhảy chồm chồm bảo “đồ không có mắt”, “đồ mafia, bắt tay nhau hại con bà”.
    Thấy em Mạnh Mẫu quá dữ dằn, thiên hạ thi nhau “ném đá”. Em Mạnh Mẫu không chịu thua, vác đơn kiện lên quan.
    Mạnh Mẫu khuyên em: ”Thôi, đừng làm những chuyện không giống ai. Chưa kể, tôi thấy dì cũng quá quắt lắm. Cả làng cả xã ai cũng biết tiếng rồi đấy”.
    Em Mạnh Mẫu quắc mắt mắng chị: ”Thôi là thôi làm sao? Chỉ có chị đớn hèn nên mới phải dọn nhà để tránh, chứ gặp tay tôi là quậy tới bến”.
    Ngày quan xử vụ kiện, cả làng cả xã đi xem. Em Mạnh Mẫu hùng hùng hổ hổ kéo con lên quan. Con bé xấu hổ dứt khoát không chịu đi khi bị làng xóm dị nghị quá mức. Em Mạnh Mẫu tru tréo: ”Để nổi tiếng, người ta còn dám cởi quần cởi áo ra cho cả làng cả xóm nhìn kia kìa. Mới chút xíu này đã sợ thì làm sao nổi tiếng được”.
    May làm sao, con bé học theo dì Mạnh Mẫu, dứt khoát không theo mẹ.
    BÚT BI

    ^#(^^#(^^#(^các bạn có biết là ai không ?
     
  19. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    [​IMG] Cuộc sống, thú vui và những đam mê.........

    Kỳ thú nơi phụ nữ “phê” thuốc lào hơn mê cánh mày râu

    Nơi đây các bà các cô thường xuyên rít ống điếu sòng sọc, điệu nghệ và mê đắm.
    "...Về vùng quê xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), hẳn nhiều người không khỏi giật mình trước hình ảnh người phụ nữ hồn nhiên rít thuốc lào rồi thả khói trong sự mê đắm...Cũng tại đây, chuyện chị em phụ nữ tụm năm, tụm bảy buôn chuyện bên khói thuốc lào đã trở thành hình ảnh ấn tượng, khó quên đối với bất kỳ ai làn đầu tiên đặt chân đến căn cứ địa cách mạng này. Tôi đồ rằng, có lẽ trên khắp đất nước Việt Nam, không nơi đâu có số lượng phụ nữ hút thuốc lào đông đảo và sành sỏi như ở miền quê này”.
    Ân Nghĩa là xã vùng cao của tỉnh Hòa Bình, nơi đây người dân tộc Mường chiếm tỷ lệ khá lớn. Cuộc sống dù đói nghèo nhưng với những người phụ nữ nơi đây họ vẫn miên man trong khói thuốc. Đó cũng là nét văn hóa và là và nếp sống đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người để dù có phải đi xa, ai cũng luôn đau đáu nhớ về. Xung quanh chuyện phụ nữ mê thuốc lào đến đắm đuối ở xã Ân Nghĩa, không ít câu chuyện bi hài đã xảy ra.
    Thuốc lào “mào đầu” câu chuyện
    Quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện” có lẽ không hẳn đúng với người dân xã Ân Nghĩa bởi với phụ nữ nơi đây, chỉ duy nhất thuốc lào mới được xem là thú tiêu khiển bậc nhất cho sự khởi đầu của cuộc chuyện trò. Mỗi khi gặp nhau hoặc phải tiếp đãi khách quý gần xa, các bà, các cô thường mời nhau điếu thuốc lào để thể hiện sự tôn quý. Cũng không riêng gì những quý bà, quý cô đã có tuổi mà các thiếu nữ, ngay khi vừa bước vào lứa tuổi tròn trăng, đã bắt chước ông bà, cha mẹ cầm điếu hút tập hút thuốc lào và đây là nguyên nhân lý giải vì sao với phụ nữ Mường ở Ân Nghĩa, số tuổi biết hút thuốc lào luôn chiếm hơn nửa phần lớn tuổi đời.
    Có mặt tại khu chợ Ré, xã Ân Nghĩa, chúng tôi khá bất ngờ khi tận mắt chứng kiến cảnh hàng trăm cụ bà, phụ nữ tụm ba tụm bảy hút thuốc lào. Trên tay họ những chiếc điếu cày to, làm bằng tre dài đến gần một mét và thay nhau rít những hơi dài, ngẩng mặt lên trời nhả khói mê đắm, sau đó chuyền tay nhau cho người kế bên cùng thưởng thức. Sau mỗi lượt hút, họ lại bàn tán về độ ngon và nặng nhẹ của thuốc. Rất điệu nghệ và chuyên nghiệp. Người dân nơi đây sống khá cởi mở, ân tình.
    Khi chúng tôi đến hỏi chuyện, chị Bùi Thị Lan với cái điếu thuốc lào đưa cho tôi nói: “Thì chú cứ “ăn” điếu thuốc lào đi đã rồi ngồi đây trò chuyện. Đàn ông tuổi chú ở đây mà không biết hút là không lấy được vợ đâu”. Câu nói nửa đùa nửa thật của chị khiến tôi vừa e ngại vừa có chút gì đó xấu hổ, quanh tôi là những cô gái khá trẻ và xinh xắn nhưng theo các cụ cao niên thì “tầm” chiêm nghiệm thuốc ngon, dở cũng đến bậc “đỉnh cao”. Chợ Ré họp tuần 3 phiên vào thứ hai, thứ năm và thứ bảy hàng tuần. Ngoài các mặt hàng gia dụng thông thường thì thuốc lào được xem là mặt hàng “nóng” và thu hút đông đảo người mua nhất. Bởi vậy, khắp mọi góc ngách khu chợ Ré, đâu đâu cũng bày bán ngổn ngang thuốc lào. Người dân ra đây không chỉ để mua thuốc mà còn để được thỏa sức thử thuốc và miên man trong độ “phê thuốc”.
    [​IMG]


    Hình ảnh phụ nữ "phê" thuốc lào ở Ân Nghĩa.


    Đã thành thông lệ, cứ đến phiên chợ, ngay từ tờ mờ sáng, phụ nữ Mường lại đon đả kéo nhau xuống chợ Ré. Đặt chân đến chợ, việc đầu tiên của chị em là lân la khắp các ốt bán thuốc lào, để được tận hưởng và sung sướng với làn khói thuốc, sau đó mua dăm bảy lượng về cho cả nhà dùng hàng ngày. Chị Nguyễn Thị Hiên, một người bán thuốc lào ở chợ Ré chia sẻ: “Đây là khu chợ chuyên bán thuốc lào phục vụ bà con người Mường. Thuốc lào ở đây được nhập về từ Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Dường như họ mua thuốc lào còn nhiều hơn là mua thịt, cá, rau, quả.
    Thuốc lào ở đây có nhiều loại, mỗi loại có độ nặng nhẹ khác nhau nên trước khi mua họ thường hút thử để chọn loại thuốc hợp với sở thích của mình”. Cũng theo chị Hiên, người Mường nơi đây sống dân dã lắm, họ hút thuốc lào bằng cái điếu cày rất to, cả nam giới và nữ giới đều hút. Thường thì phụ nữ khi hút còn có tập quán chuyền tay nhau cùng hút chung một cái điếu. Đó cũng là điều dễ hiểu khi bà con dân tộc Mường nơi đây lại quý thuốc lào hơn cả quý mâm cao cỗ đầy.
    Thấy chúng tôi tỏ vẻ lạ lẫm, bà Bùi Thị Khèn miệng còn cuồn cuộn khói thuốc, cười tủm tỉm: “Đàn bà, con gái dân tộc Mường ở xã Ân Nghĩa này mà không biết hút thuốc lào mới là chuyện lạ đó chú ạ! Cứ hút dần nó thành quen, hút nhiều nó đâm nghiện, thiếu nó thì vật vã cả ngày không làm được gì, mồm miệng lúc nào cũng thấy nhàn nhạt, khổ lắm. Như tôi năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng hút thuốc lào hơn 40 năm rồi”.
    Tiếp lời bà Khèn, chị Bùi Thị Nơ kể với niềm tự hào về “truyền thống” hút thuốc lào của gia đình mình: “Tôi bắt đầu hút thuốc lào từ năm 13 tuổi. Ngày trước thấy ông bà hút, tôi bắt chước hút theo rồi nghiện lúc nào không hay. Nay thì con gái và con dâu nhà tôi đều biết hút cả. Chẳng biết chị Nơ nói thật hay đùa, chứ như lời chị thì mới lên 10 tuổi, bé Sen - con gái thứ hai của chị đã được bố mẹ tập tành cho hút thuốc lào. Đến nay mới 17 tuổi nhưng cháu đã hút rất sành sỏi.
    Dạo một vòng quanh làng, hầu hết gia đình nào cũng có 1 đến 2 cái điếu cày trong nhà, những gia đình có điều kiện sắm hẳn một bộ điếu to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Chị Bùi Thị É, xóm Ngãi bộc bạch: “Mỗi khi đi làm cái điếu cày là vật dụng tôi cầm theo, quên thứ gì có thể được chứ không thể quên điếu cày và thuốc lào, không cầm theo mà đến cơn thì “vật” lắm chú à”. Một cán bộ xã Ân Nghĩa chia sẻ, thú hút thuốc lào của phụ nữ ở vùng quê này đã bắt nguồn từ lâu đời. Phần lớn họ hút theo tập tục truyền thống từ đời ông cha để lại, nhưng cũng có nhiều người tìm đến thuốc lào vì nghiện.
    Bà Bùi Thị Ủn, người có thâm niên hút thuốc lào hơn 50 năm nay phân trần: “Ngày xưa đói nghèo lắm! Lúa gạo không có ăn, nhưng cây thuốc lào thì Pháp nó trồng khắp nơi. Những năm mới lên 12, 13 tuổi theo cha mẹ đi hái lá cây thuốc lá về thái nhỏ, phơi khô sau đó thấy người lớn cuộn lại hút, tôi cũng hút theo. Hút dần cũng thành quen, bây giờ thì đã thành con nghiện rồi, không sao dứt bỏ được”.
    Bi hài quanh chuyện điếu thuốc lào của các quý bà, quý cô
    Quanh chuyện các cô, các bà mê mẩn với cái điếu cày, chúng tôi được nghe người dân nơi đây kể không ít câu chuyện bi hài. Trong những chuyện kể cười ra nước mắt ấy, ấn tượng nhất vẫn là những thử thách không dễ vượt qua của các tân lang, tân nương mỗi khi đến đây chọn vợ hoặc về làng khác làm dâu xứ lạ.
    Ở Ân Nghĩa, bà con vẫn kể cho nhau nghe chuyện chàng trai xã bên Hà Văn Xương sang tìm hiểu và xin cưới cô gái Quách Thị Bình. Ngay hôm đầu tiên vừa đặt chân vào nhà gái, biết ý đồ của chàng rể tương lai, bà Bạch Thị Cầu, mẹ cô gái ra yêu cầu, phải hút trước mắt mẹ vợ 3 điếu thuốc lào mới chấp nhận cho tìm hiểu. Anh Xương chưa một lần cầm cái điếu nên xin “khất” để về nhà tập tành thêm, và “gia sư” cho chàng không ai khác chính là cô người yêu Quách Thị Bình. Sau nửa tháng ho sù sụ vì khói thuốc, anh này mới đến trình diện mẹ vợ và được bà này đích thân mồi thuốc, châm lửa. Ngay từ lần rít đầu tiên, chưa kịp nhả khói, anh này đã há hốc mồm, mắt trợn ngược ngã vật xuống đất. Từ sau bận ấy, hoảng quá bà mẹ chồng khó tính đã phải bỏ qua tiêu chí kén rể khắt khe này.


    [​IMG]
    Cảnh phụ nữ tụ tập để thưởng thức thuốc lào là hình ảnh thường thấy ở Ân Nghĩa.


    Cũng liên quan đến việc kén dâu chọn rể, cô gái Đỗ Thị Kiền ở xã Ân Nghĩa 20 tuổi thì về làm dâu ở xã Hang Kia, huyện Mai Châu. Vốn có thâm niên làm bạn với thuốc lào, nên khi về làm dâu nhà người, điều mà cô gái này không ngờ tới là cả nhà chồng không ai đụng đến cái điếu cày, nên việc họ không chấp nhận một cô dâu nghiện thuốc lào cũng là điều dễ hiểu. Không chấp nhận từ bỏ, trong một lần ra chợ huyện, Đỗ Kiền đã lén lút mua cái điếu cày về giấu trên gác bếp, lựa lúc cả nhà đi vắng là chạy vào lôi xuống hút lấy hút để. Khổ nỗi, cái mùi thuốc lào thì không thể giấu vào đâu được.
    Cộng với chuyện, vào một trưa hè thanh tĩnh, thấy mọi người đã say giấc trưa, cô Kiền lén xuống nhà làm “bi” cho đỡ thèm, ai ngờ tiếng rít sòng sọc đã làm cho mọi người tỉnh giấc và bắt quả tang cô con dâu “ăn vụng”. Sau bận ấy, nhà chồng kiên quyết bắt cô đi cai nghiện, và không còn cách nào khác, họ đưa Kiền đi cai. Kể từ khi thành lập đến thời điểm đó, trung tâm giáo dục lao động xã hội huyện Mai Châu đã phải tiếp nhận một học viên hy hữu, ấy là đến để cai nghiện thuốc lào.
    Ở đây, từng có hai gia đình sui gia vì thách nhau hút thuốc mà lao vào nhau quyết ăn thua đủ trong ngày lễ ăn hỏi của con. Cũng vì khói thuốc mà không ít cặp vợ chồng khúc mắc, cơm không lành canh chẳng ngọt vì vợ hút “sành điệu” hơn chồng. Mỗi câu chuyện là một bài học nho nhỏ mang đậm dấu ấn của đồng bào dân tộc Mường ở Lạc Sơn.
    Được biết, hiện nay, giá thuốc lào trung bình từ 30.000 - 35.000 đồng/lạng. Mỗi tháng, một gia đình cũng dùng đến gần nửa cân, tương đương với khoảng 200 nghìn đồng, một số tiền không nhỏ đối với người dân ở vùng núi nghèo. Cuộc sống vỗn đã khó khăn, lại phải trích ra khoản tiền mua thuốc đã khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó trăm bề. Không những phải quỵ lụy trước con ma đói, người dân nơi đây cũng không ý thức được tác hại của việc hút thuốc lào. Bởi hút thuốc với họ đã thành thói quen ăn sâu vào máu thịt. Ngoài “sở hữu” những bộ răng vàng, đen, hầu hết phụ nữ nơi đây thân hình đều gầy còm, hốc hác, thậm chí nhiều người chỉ còn da bọc xương. Thế nhưng, cũng không vì thế mà phụ nữ Mường ở Ân Nghĩa có thể từ bỏ thói quen “rít” thuốc lào.


    Nguồn: ST

    ___________
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  20. khuongtunha

    khuongtunha Nghề chơi cũng lắm công phu!

    NHỮNG BÀI HỌC XƯƠNG MÁU CẦN..SUY NGẪM ![​IMG]
    *Bài học thứ 1:
    Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra . Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob.
    Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?
    - Vợ: ông Bob hàng xóm.
    - Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?
    Bài học xương máu: Nếu bạn trao đổi thông tin của mình kịp thời, thì bạn có thể sẽ ngăn được sự “phơi bày”.
    *Bài học thứ 2:
    Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi.
    Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: "Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang."
    Bài học xương máu:Nếu bạn không nắm rõ thông tin trong công việc của mình, bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn. *Bài học thứ 3:
    Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một Sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên.
    Thần đèn bảo: “ta cho các con mỗi đứa 1 điều ước”. Tôi trước! tôi trước! – thư ký hành chính nhanh nhảu nói: tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Puff. Cô thư ký biến mất.
    Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Puff.. Anh nhân viên bán hàng biến mất.
    Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở Văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.Bài học xương máu: Luôn luôn để đối tác phát biểu trước là một lợi thế.*Bài học thứ 4:
    Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. 1 con thỏ con nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Ðại bàng trả lời: được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng 1 con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.
    Bài học xương máu: Để được ngồi không chẳng làm gì bạn phải ngồi ở trên cao, cao thật là cao.
    *Bài học thứ 5:
    Có một con gà tây (gà lôi) đang ngồi nói chuyện với một con bò mộng.
    - "Phải chi mà tôi có thể lên tới ngọn cây đó - nó thở dài - nhưng tôi không có đủ sức".
    - " ồ vậy, sao mầy không thử gậm chút phân của tao - con bò trả lời - toàn là dưỡng chất không đấy."
    Con gà lôi mổ vào một hòn phân, nó nhận thấy quả thật thứ này cho nó đủ năng lực để vượt tới nhành cây thấp nhất. Ngày hôm sau, sau khi ăn thêm phân, nó lại vươn tới cành cây thứ hai. Cuối cùng, sau đêm thứ tư, con gà lôi đã kiêu hãnh đậu trên ngọn cây. Một người nông dân đã kịp thời phát hiện nó và đã bắn nó rớt xuống khỏi cây.Bài học xương máu :Những thứ nhảm nhí,dối trá có thể đưa bạn lên đỉnh cao, nhưng nó sẽ không giúp bạn ỏ đó lâu dài...
    *Bài học thứ 6:
    Một con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị đông cứng lại và rơi xuống 1 cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy 1 con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng người nó đang ấm dần. Ðống phân ấy đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. 1 con mèo đi ngang nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh con mèo phát hiện ra con chim nằm dưới đống phân, nó liền bới con chim ra ăn thịt.
    Bài học xương máu:
    1. Người ị vào mình chưa hẳn là kẻ thù của mình
    2. Người kéo mình ra khỏi đống phân chưa hẳn là bạn mình
    3. Và khi đang ngập ngụa trong đống phân thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.